Chữa Viêm Họng Bằng Lá Xương Sông Hiệu Quả [Chi Tiết]

“Chữa viêm họng bằng lá xương sông có tốt không, thưa bác sĩ. Tôi bị viêm họng cấp tính mấy tuần này. Cổ họng ho húng hắng, có dịch đờm và rất rát. Chị đồng nghiệp có mách tôi lấy xương sông làm thuốc chữa viêm họng mà tôi không biết liều lượng và cách dùng ra sao. Rất mong được tư vấn.” (Thu Uyên, 25 tuổi, Ninh Bình)

Chữa viêm họng bằng lá xương sông có tốt không?

Thu Uyên thân mến, xương sông (tên khoa học là Blumea lanceolaria) vốn là loại cây thảo sống dai, thuộc họ Cúc Asteraceae. Thân cây cao chừng 1m, gốc thân dài, lá hình ngọn giáo, mép lá có hình răng cưa.

Xương sông ra hoa vào tháng 1,2. Hoa màu vàng nhạt. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng.

Loài cây này mọc phổ biến ở các nước Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, Lào, Việt Nam… Không chỉ được dùng làm rau gia vị, xương sông còn được thu hái để làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô.

Y văn cổ từ hơn 2.000 năm trước ghi chép rằng, lá xương sông tính bình, vị cay dùng để giải độc, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc và tiêu thũng chỉ thống. Loại cây này đặc biệt có tác dụng trị ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, cảm sốt thông thường, đau bụng, nôn ói…

Sau nhiều lần đốt hạt nhưng không thành, cô giáo Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã tìm đến bài thảo dược quý bí truyền từ Ngự Y triều Nguyễn và chữa khỏi bệnh hoàn toàn. TÌM HIỂU NGAY!
Lá xương xông có tác dụng chữa viêm họng lành tính
Lá xương xông có tác dụng chữa viêm họng lành tính

Y học hiện đại cũng chứng minh thấy, thành phần của lá xương sông chứa 94,96% methylthymol, 3,28% p-cymen, 0,24% tinh dầu, 0,12% limonene có tác dụng ức chế vi khuẩn, diệt khuẩn tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Staphylococcus, Diplococcus pneumoniae,…

Đó là lý do, vì sao dân gian xưa thường ri tai nhau về cách chữa viêm họng bằng lá xương sông. Cách chữa này có ưu điểm là nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện, an toàn lại lành tính với sinh lý cơ thể người.

Hướng dẫn cách chữa viêm họng từ lá xương sông

Có nhiều cách sử dụng lá xương sông để trị viêm họng, tùy theo viêm họng kèm theo triệu chứng gì, người bệnh sẽ lựa chọn thảo dược đi kèm theo đó.

Trị đau rát họng thông thường

Chuẩn bị: 10g lá xương sông, lá hẹ, tần dày lá và mật ong hoặc đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước.
  • Trộn các nguyên liệu vào bát, thêm mật ong/đường phèn.
  • Hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút tới khi chín.
  • Bắc xuống chắt lấy nước, để nguội chia uống 3 lần/ngày.
  • Thực hiện đều đặn cách chữa này 10 – 15 ngày để giảm triệu chứng viêm họng.

Chữa viêm họng kèm ho có đờm

Chuẩn bị: 10 – 15 lá xương sông, 30ml giấm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông, để ráo nước.
  • Đập dập lá và cho vào bát đựng, thêm giấm.
  • Ngâm hỗn hợp trong 5 – 7 phút.
  • Ngậm hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong 1 tuần để cảm nhận hiệu quả chữa.
Chữa viêm họng kèm ho có đờm bằng lá xương sông hiệu quả
Chữa viêm họng kèm ho có đờm bằng lá xương sông hiệu quả

Bị viêm họng kèm ho khan

Cách 1: Sắc lá xương xông

Chuẩn bị: 1 nắm lá xương sông, lẫm đề, lá dâu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước.
  • Cho vào nồi đun sôi với 2 bát nước.
  • Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 bát nước thì bắc xuống.
  • Uống thay nước lọc trong ngày, cách 30 phút/lần.
  • Kiên trì sử dụng cách chữa này giúp giảm hẳn ho khan do viêm họng.

Cách 2: Hấp cách thủy lá xương sông

Chuẩn bị: 5 lá xương sông, 1 viên đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông, ngâm với nước muối.
  • Giã nát lá xương sông, đựng vào bát.
  • Thêm đường phèn và nước vào bát.
  • Đem hỗn hợp hấp cách thủy từ 3 – 5 phút.
  • Uống liền sau khi nhấc bát ra. Sử dụng 2 lần/ngày.

Trị viêm họng kèm đầy bụng, cảm sốt

Cách 1: Nấu nước lá xương xông tươi

Chuẩn bị: 20g lá xương sông, 500ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông, để ráo nước.
  • Sắc lá xương sông cùng nước, để cạn còn ½ thì bắc xuống.
  • Chia uống 2 – 3 lần/ngày. Kiên trì trong 7 ngày.

Cách 2: Lá xương sông kết hợp lá hẹ và mật ong

Chuẩn bị: 2 – 3 lá xương sông, hẹ, mât ong hoặc đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông, lá hẹ, để ráo nước.
  • Cắt nhỏ nguyên liệu cho vào bát, trộn với mật ong.
  • Đem hấp cách thủy tới khi chín thì nhấc xuống.
  • Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần/ngày.
  • Phần bã có thể bỏ hoặc ngậm từ từ trong miệng để tăng hiệu quả chữa.
Xương sông kết hợp với lá hẹ và mật ong chữa viêm họng
Xương sông kết hợp với lá hẹ và mật ong chữa viêm họng

Cách 3: Nấu nước lá xương sông khô

Chuẩn bị: 20g lá xương sông.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá xương sông, để ráo.
  • Sắc lá xương sông uống hằng ngày.
  • Kiên trì dùng khoảng 10 ngày để chữa viêm họng.

Chữa viêm họng kèm cảm cúm, nhức đầu

Cách 1

Chuẩn bị:

  • 24 g lá xương sông.
  • 16 g mạch môn.
  • 16 g lá tía tô.
  • 12 g trần bì.
  • 12 g cát cánh.
  • 12 g cam thảo.
  • 6 g sinh khương.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, để ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc cùng 2 bát nước.
  • Sắc cạn còn 1 bát nước thì bắc xuống để nguội.
  • Uống thuốc mỗi ngày 1 thang, đều đặn trong 7 ngày.

Cách 2

Chuẩn bị:

  • 24 g lá xương sông.
  • 16 g đại táo.
  • 16 g mạch môn.
  • 12 g trần bì.
  • 12 g ngũ vị.
  • 12 g hậu phác.
  • 12 g xa tiền.
  • 10 g bán hạ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu trên, để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu vào ấm 1 thang/ngày.

Cách dùng:

  • Đối với người lớn: Uống 2 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em: Uống 3 – 4 lần/ngày.

Bỏ túi lưu ý khi dùng lá xương sông chữa viêm họng

Lá xương sông chữa viêm họng có nhiều tác dụng tốt. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng, phù hợp với mức độ cấp tính hoặc khi bệnh mới khởi phát.

Người bị viêm họng mãn tính sử dụng cách chữa này hầu như không phát huy hiệu quả như mong đợi.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý, với trẻ em dưới 2 tuổi, tuyệt đối không dùng kết hợp lá xương sông và mật ong vì có thể gây ngộ độc.

Thành phần của mật ong chứa vi khuẩn clostridium botulinum 5%. Đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, khi hấp thụ các chất này trong thời gian dài gây ảnh hưởng đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Không nên chữa viêm họng bằng lá xương sông quá 15 ngày. Nếu quá thời gian này, bệnh nhân vẫn thấy tình trạng bệnh lý không có tiến triển, hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.

Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bệnh nhân biện pháp khắc phục hợp lý và đúng cách nhất.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy tình trạng viêm họng không thuyên giảm
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy tình trạng viêm họng không thuyên giảm

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng lá xương sông chữa bệnh, người bệnh cũng cần lưu ý áp dụng một số điều sau để tăng tiến trình hồi phục bệnh:

  • Thường xuyên súc bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm vùng cổ bằng cách mặc áo ấm hoặc quấn khăn quanh vùng cổ.
  • Hạn chế ngồi điều hòa, môi trường khô, có phấn hóa hoặc lông động vật.
  • Uống nhiều nước ấm, không uống nước lạnh, có đá hay sử dụng đồ ăn lạnh.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích khác.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc có khói thuốc.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng;
  • Không dùng chung thức ăn, đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Không ăn đồ chứa nhiều gia vị, chất kích thước, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn đồ nướng, đồ khô, cứng, ưu tiên đồ ăn mềm và các loại rau củ quả.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh nhà ở, phòng ngủ để tránh vi khuẩn tấn công.

Trên đây là một vài chia sẻ về cách chữa viêm họng bằng lá xương sông. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Click đọc ngay:

5/5 - (5 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *