Bị Đau Họng Nhưng Không Ho Là Bệnh Gì, Có Cần Điều Trị?

Bị đau họng nhưng không ho là một dấu hiệu bất thường do viêm nhiễm cơ quan hô hấp trên cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về chứng bệnh bị đau họng nhưng không ho cũng như phương pháp xử lý khi mắc bệnh.

Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì?

Đau họng là một bệnh lý rất phổ biến ở con người, thường đi kèm cùng với những biểu hiện như ho, đau mỏi, nhức đầu,… Nguyên nhân chính gây đau họng thường xuất phát từ những tổn thương ở niêm mạc họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Bị đau họng nhưng không ho là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe
Bị đau họng nhưng không ho là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe

Khi bị đau họng, thông thường bệnh sẽ đi kèm những triệu chứng khác như ho có đờm, ho khan, sốt cao, có dịch mủ tại họng, nổi hạch cổ. Tuy nhiên không phải khi nào đau họng cũng kèm theo những biểu hiện như vậy mà có thể người bệnh chỉ gặp phải tình trạng đau họng nhưng không ho.

Bị đau họng nhưng không ho cũng có thể cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm tới sức khỏe con người. Bởi theo nghiên cứu cho thấy, triệu chứng bệnh lý này thường xảy ra khi người bệnh gặp các vấn đề về viêm đường hô hấp trên. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều căn bệnh biến chứng không thể kiểm soát.

Bị đau họng nhưng không ho có phải do ung thư vòm họng không? Điều này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mới có thể kết luận chính xác bởi ung thư là căn bệnh âm thầm không có nhiều dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm nhận đau họng không ho kèm theo tức ngực, khó nuốt, khó thở, chảy dịch mũi, khàn giọng, khạc ra đờm và máu,… thì khả năng ung thư vòm họng là rất lớn.

Bởi vậy, để phòng ngừa những tình huống nguy hiểm phát sinh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi cảm thấy những biểu hiện bất thường của bệnh. Những bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phương hướng trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân bị viêm họng nhưng không ho

Ngoài ung thư vòm họng, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới chứng bệnh đau họng nhưng không ho. Một số nguyên nhân chính có thể nhắc đến như:

  • Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một bệnh lý phổ biến hiện nay với số ca mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh là một dạng nhiễm trùng họng kéo dài gây mãn tính, với những triệu chứng bệnh dai dẳng nhưng không nặng như khi cấp tính.

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt là cổ họng ngứa rát, khản tiếng, chán ăn, mệt mỏi, cảm nhận khó thở, tức ngực, sổ mũi,… tuy nhiên không gây ho. Khi quan sát bên trong thành họng người bệnh có thể thấy được hình ảnh các hạt nhỏ li ti mọc hầu hết trong niêm mạc. Nguyên nhân bởi những tế bào lympho T hoạt động quá mức nhằm ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn.

Những biến chứng của căn bệnh viêm họng hạt khi không được thăm khám và chữa trị kịp thời có thể gây ra như:

Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy amidan, áp xe, ung thư vòm họng, tạo mủ,…

Biến chứng lân cận: Viêm phổi, viêm xoang cấp mãn tính, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp mãn tính,…

Biến chứng xa: Viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, bệnh xương khớp, thấp tim,…

  • Sỏi Amidan

Bệnh xảy ra do tình trạng dư thừa canxi tại các hốc của amidan kèm theo thức ăn dư thừa mắc kẹt. Khi bệnh còn chưa trở nặng, vi khuẩn chưa có khả năng xâm nhập thì những hạt sỏi không gây ho.

Hình ảnh sỏi amidan
Hình ảnh sỏi amidan

Tình trạng ứ đọng canxi lâu ngày có thể theo dõi bằng mắt thường với các đốm trắng vàng trên bề mặt amidan. Lâu ngày chúng gây sưng viêm khi đó những biểu hiện ho, sốt và khó chịu khi nuốt bắt đầu xuất hiện.

Sỏi amidan không phải bệnh lý nguy hiểm nếu được điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể thăm khám để điều trị. Có thể sử dụng thuốc Tây giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn hoặc áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà đều cho hiệu quả điều trị tốt.

  • U thực quản

Những khối u thực quản hình thành và phát triển có thể gây tình trạng đau họng, khản tiếng và gây khó khăn trong quá trình ăn uống hay nuốt đồ ăn. U thực quản xuất hiện do tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào gây nên. Bởi vậy bệnh thường không có biểu hiện ho mà chỉ cảm nhận đau họng.

  • Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa khi axit dạ dày vượt qua van trào ngược lên thực quản. Bởi cấu tạo có liên hệ trực tiếp với cổ họng nên tình trạng trào ngược này đẩy axit, vi khuẩn lên gây viêm họng, sưng niêm mạc, viêm amidan.

Trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây đau họng
Trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây đau họng nhưng không ho

Bởi thế khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể cảm nhân ngay những cơn nóng ở ngực, ợ hơi, đau họng, khô cổ, nuốt khó khăn nhưng hoàn toàn không có biểu hiện ho.

  • Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp rất dễ xảy ra đặc biệt vào khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh hoàn toàn có khả năng tự khỏi khi người bệnh chú ý sinh hoạt cẩn thận và giữ ấm cơ thể.
Khi bị cảm lạnh, những triệu chứng bệnh thường có như là đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hăt hơi,.. và cũng không gây ho hoặc sốt.

  • Nói liên tục

Những công việc có đặc thù riêng biệt cần bệnh nhân phải nói nhiều và liên tục như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, nhà báo, huấn luyện viên,… cũng khiến bị đau họng nhưng không ho. Nguyên nhân bởi dây thanh quản phải rung liên tục với cường độ lớn khiến cổ họng đau rát.

Khi đau họng trong trường hợp này, người bệnh có thể chú ý nghỉ ngơi, uống nước ấm và hạn chế nói chuyện trong khoảng 1 tuần bệnh sẽ tự khỏi.

  • Ô nhiễm môi trường

Môi trường bị ô nhiễm như hiện nay cũng là tác nhân chính gây nên tình trạng cổ họng đau buốt, khó chịu nhưng không gây ho. Bởi khói bụi, vi khuẩn, hóa chất,… trong không khí có khả năng xâm nhập vào đường thở, vi khuẩn theo đó tấn công họng gây viêm niêm mạc họng.

  • Ăn uống đồ lạnh

Việc ăn hay uống những đồ trong tủ lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc ở cổ họng và dẫn đến sưng viêm, đau buốt trong một khoảng thời gian nhất định. Đau họng chỉ xuất hiện đơn lẻ và không kèm theo triệu chứng như ho hay sốt.

Bị đau họng nhưng không ho thường xảy ra khá phổ biến và là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm hoặc không, Cách tốt nhất để dự đoán chính xác bệnh là do nguyên nhân nào thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận.

Bị đau họng nhưng không ho khi nào cần đi khám?

Bệnh đau họng nhưng không xuất hiện tình trạng ho có thể là bệnh lý rất thông thường nhưng đôi khi chúng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm như u thực quản, ung thư vòm họng,.. Bởi vậy, cần thăm khám sớm khi có xuất hiện thêm những dấu hiệu đi kèm cho thấy bạn đang gặp bệnh lý nghiêm trọng để can thiệp điều trị.

Bị đau họng nhưng không ho có cần đến bác sĩ không?
Bị đau họng nhưng không ho có cần đến bác sĩ không?

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bạn đọc nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Đau họng kéo dài liên tục nhưng không gây ho hay sốt
  • Chán ăn, cân nặng sụt trầm trọng
  • Luôn cảm nhận những cơn đau, tức ngực thường trực
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Khạc ra máu hoặc đờm lẫn máu
  • Nghẹn ở cổ họng mỗi khi nuốt thức ăn
  • Khản tiếng hoặc mất tiếng

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng và thăm khám tiền sử mắc các bệnh lý liên quan. Có thể thực hiện thêm nội soi họng nhằm xác định tình trạng tổn thương. Nếu xuất hiện vi khuẩn hay virus trú ngụ thì có thể chỉ định sử dụng thuốc điều trị.

Cách khắc phục khi bị đau họng nhưng không gây ho

Có rất nhiều cách có thể sử dụng để làm giảm hoặc kiểm soát và điều trị dứt điểm tình trạng đau họng nhưng không gây ho như:

Điều trị bằng phương pháp Tây y

  • Uống thuốc Tây điều trị

Khi bị đau họng do những bệnh lý gây nên bởi vi khuẩn, virus dẫn đến viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan ở dạng quá phát hoặc cấp tính. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc uống trị viêm họng, viêm amidan nhằm ức chế vi khuẩn tăng sinh, chữa lành niêm mạc họng và đẩy lùi tình trạng đau họng kéo dài.

Thuốc điều trị thường bao gồm một số nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau chỉ đáp ứng cho các đợt điều trị ngắn. Do đó người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, không nên tự ý thay đổi liều lượng tránh gây tác dụng phụ lên cơ thể.

  • Can thiệp phẫu thuật

Khi tình trạng viêm nhiễm tại họng trở nên trầm trọng hơn hoặc tình trạng viêm amidan mãn tính tái phát quá nhiều lần. Bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan hoặc phẫu thuật nạo vét ổ viêm.

Cần lưu ý rằng đây là phương pháp được thực hiện sau cùng khi bệnh không đáp ứng thuốc uống. Người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện bởi những rủi ro trong và sau phẫu thuật có thể xảy ra.

Mẹo chữa viêm họng tại nhà

Song song với phương pháp điều trị được bác sĩ hướng dẫn, người bệnh cũng nên kết hợp một số biện pháp cải thiện bệnh tại nhà nhằm tăng cường hiệu quả điều trị tốt hơn. Một số cách làm rất dễ thực hiện có thể kể đến như:

  • Uống đủ nước ấm mỗi ngày

Uống nhiều nước ấm hàng ngày từ 1,5l nước trở lên có tác dụng rất tốt cho hoạt động sống của cơ thể, giảm tình trạng đau rát cổ họng, duy trì độ ẩm niêm mạc họng và hạn chế vi khuẩn tích tụ, sinh sôi. Ngoài ra uống nước cũng giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa viêm nhiễm tại cổ họng rất tốt.

  • Uống nước trà xanh

Trong lá trà xanh chứa nhiều tinh chất có khả năng diệt khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra chúng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nên uống trà xanh mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.

Nước trà xanh giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa ung thư
Nước trà xanh giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa ung thư

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy lá trà xanh khô hoặc tươi đều được, rửa sạch rồi đem đun sôi cùng với nước hoặc hãm trong khoảng 10 phút để tinh chất trong trà có thể thoát ra nước. Uống nước trà nguyên chất mỗi ngày hoặc có thể pha với đường và hoàn toàn có thể sử dụng uống thay thế nước lọc.

  • Sử dụng mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến với khả năng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy hiệu quả. Sử dụng mật ong để uống có tác dụng giúp làm dịu họng, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong cổ họng, giảm nhanh triệu chứng đau họng.

Uống nước mật ong ấm giúp làm dịu họng và kháng viêm
Uống nước mật ong ấm giúp làm dịu họng và kháng viêm

Hỗn hợp mật ong nghệ được sử dụng rất nhiều bởi nghệ có chứa chất kháng viêm cực tốt. Lấy 2 muỗng mật ong và bột nghệ đem pha cùng với nước ấm rồi uống mỗi ngày 2 lần ngay trước khi ăn. Bài thuốc này vừa tốt cho họng, vừa cải thiện chức năng tiêu hóa.

Có thể kết hợp mật ong cùng quất chứa hàm lượng vitamin C cao giúp kháng viêm, dịu họng và nâng cao sức đề kháng cơ thể tốt. Sử dụng 2 thìa mật ong bỏ vào bát cùng với 1 – 2 quả quất chín, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi ăn cả nước và phần bã.

  • Ăn tỏi sống

Tỏi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn trong họng và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng 2 – 3 tép tỏi để ăn sống mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Nếu không quen ăn tỏi sống, người bệnh cũng có thể chế biến thành các món ăn khác nhau để cải thiện tình trạng đau họng hiệu quả.

  • Súc họng với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn nhờ cơ chế hút nước tế bào vi khuẩn khiến chúng bị chết. Từ đó giúp làm dịu họng, giảm sưng tấy, thông thoáng đường thở và làm sạch dịch nhầy tại cổ họng.

Sử dụng nước muối sinh lý 0,1%5 hoặc pha loãng muối với nước ấm để súc họng hàng ngày. Nên ngửa cổ ra sau và ngẩng mặt lên cao để nước muối thấm sâu vào trong niêm mạc họng. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và súc miệng lại với nước sạch sau khi thực hiện.

Lưu ý khi chữa đau họng nhưng không ho

Bên cạnh việc điều trị tình trạng đau họng nhưng không gây ho, người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng hoặc tái phát như sau:

  • Tránh xa chất kích thích, đồ uống như rượu bia, thuốc lá,…
  • Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán bởi chúng gây ngứa họng và hình thành đờm trong cổ họng
  • Luôn rửa tay sạch sẽ tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể
  • Không ngửi khói thuốc lá, tránh những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật,…
  • Không tiếp xúc gần với những bệnh nhân đang mắc bệnh lý về hô hấp, không dùng chung đồ dùng cá nhân
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay tránh đau dạ dày hay trào ngược dạ dày
  • Tích cực ăn đồ ăn mát, mềm và dễ nuốt. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cùng các vitamin cần thiết

    Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây để hô trợ trị bệnh
    Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây để hô trợ trị bệnh
  • Không ăn đồ lạnh, đồ ăn cay nóng tránh gây kích ứng niêm mạc họng
  • Nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý trong quá trình chữa bệnh
  • Tập luyện thể dục thường xuyên và phù hợp với thể lực để nâng cao sức khỏe
  • Nên thăm khám bác sỹ định kỳ 3 – 6 tháng một lần để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời bệnh lý phát sinh.

Bị đau họng nhưng không ho không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy ngay khi cảm nhận cơ thể có triệu chứng này, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị sớm.

Click đọc ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *