Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì cho nhanh hết?

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì để cơ thể mau lành? Cần kiêng trong bao lâu mới đạt được hiệu quả? Nên phòng ngừa dị ứng hải sản thế nào? Dù bạn đang bị dị ứng hải sản hay chưa từng bị bao giờ, hãy nên cố gắng nắm vững những kiến thức này.

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì? – TOP 11 điều cần kiêng khem

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, ho, chảy nước mắt, hắt xì thành tràng, tiêu chảy nhẹ, đau bụng quặn theo từng hồi âm ỉ, trung tiện nhiều lần, sưng ngứa các bộ phận trên mặt ngay sau ăn hoặc khoảng vài tiếng sau ăn hải sản, rất có thể bạn đã bị dị ứng hải sản.

Dị ứng hải sản có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào và bất kể ai cũng có khả năng bị dị ứng dù cho đã dùng quen hải sản.

Dị ứng hải sản nên kiêng gì để mau khỏi?
Dị ứng hải sản nên kiêng gì để mau khỏi?

Cần phải can thiệp kịp thời để giảm sự khó chịu của dị ứng và hạn chế để dị ứng chuyển sang shock phản vệ. Và không chỉ dùng thuốc để hỗ trợ điều trị, bạn cũng phải để ý tới quá trình kiêng khem trong giai đoạn dị ứng.

Kiêng ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Thực phẩm là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng cụ thể là hải sản chính vì vậy, so với người bình thường, bạn càng phải chú trọng hơn, kỹ tính hơn trong việc lựa chọn đồ ăn thức uống trong lúc này.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Thực phẩm vừa có thể giúp bạn hỗ trợ giảm dị ứng nhưng cũng có thể đồng thời khiến tình trạng cơ thể trở nên xấu đi rất nhiều.

Khi dị ứng hải sản, thực phẩm đầu tiên bạn phải tránh xa chính là…hải sản. Kể cả khi bạn đang ở biển, đang tận hưởng bữa tiệc hải sản thì cũng phải dừng ngay khi cơ thể vẫn trong thời gian kích ứng. Việc nạp thêm hải sản lúc này chỉ khiến cho tình hình xấu hơn.

Kiêng nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng

Bạn cũng không nên động chạm vào nhóm sữa – lúa mạch – bơ đậu phộng và cả đạm cao như thịt bò, thịt cừu. Giống như nhóm hải sản, những nhóm này là nhóm dễ gây dị ứng bất ngờ.

Khi nạp nhóm thực phẩm này vào thời điểm dị ứng hải sản có thể gây đồng dị ứng và khiến cơ thể rơi vào trạng thái rất bất lợi.

Ngay cả sữa cũng có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên kéo dài, khó lặn hơn
Ngay cả sữa cũng có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên kéo dài, khó lặn hơn

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì – Nhóm Arginine

Arginine là nhóm đạm tốt cho cơ thể nếu ta không bị kích ứng da. Theo nghiên cứu Arginine dồi dào trong thịt sườn heo, thịt gia cầm đặc biệt là thịt gà, tảo xoắn, hạt bí, đậu tương,… Arginine hỗ trợ thận đào thải, cân bằng amoniac nhưng đồng thời quá trình này tạo ra sự kích thích nhẹ trên da.

Nếu bình thường ta còn không phát hiện được sự kích thích này nhưng khi da đang bị tổn thương thì Arginine sẽ khiến ngứa hơn, khó chịu hơn và làm mề đay dị ứng lan rộng hơn.

Kiêng uống rượu, bia

Rượu bia hay các chất kích thích luôn được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe của mọi người. Chúng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và hình thành rất nhiều bệnh lý nguy hại đến cơ thể về sau.

Rượu bia khiến gan bị tổn thương trong khi cơ quan này lại giúp cơ thể lọc thải độc trong máu. Khi uống rượu bia chính bạn đã khiến thời gian dị ứng kéo dài ra và khả năng chuyển biến từ giai đoạn nhẹ sang nặng rất cao. Kể cả bạn dùng thuốc dị ứng thì rượu bia cũng khiến giảm đi tính hiệu quả của quá trình điều trị.

Đồ ăn nóng, chua

Nhóm thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, hoa quả chua, các thức ăn lên men, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể khiến tình trạng dị ứng tệ đi nhanh chóng.

Hãy tạm thời hạn chế ăn ớt, tiêu, chanh, dưa chua, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… trong lúc này.

Đây là nhóm thực phẩm gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn mà trong khi dị ứng cũng ảnh hưởng tới hệ thống này (đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…).

Việc tạo thêm những gánh nặng cho thượng vị, dạ dày, thành ruột, tá tràng trong thời điểm dị ứng còn có thể khiến di chứng về sau. Hãy cẩn trọng!

Kiêng đồ cay nóng trong suốt thời điểm dị ứng bạn nhé!
Kiêng đồ cay nóng trong suốt thời điểm dị ứng bạn nhé!

Kiêng ăn những món trộn nhiều thành phần

Salad, lẩu, nộm,… có thể là món ăn rất hấp dẫn nhưng được cấu thành từ nhiều thực phẩm. Nếu không nắm được thành phần trong những món trộn, món nhiều gia vị, món nhiều nguyên liệu thì bạn nên hạn chế một chút vì rất có thể chúng sẽ chứa hải sản, arginine, hoặc các nhóm dễ gây kích ứng khác. Cẩn tắc vô ưu!

Kiêng chữa bệnh nếu không có chuyên môn

Ngoài việc kiêng cữ trong vấn đề ăn uống thì khi bị dị ứng hải sản, người bệnh cũng cần phải kiêng một số vấn đề khác nữa nếu như muốn bệnh chóng khỏi. Trong đó, rất nhiều người vì áp dụng sau phương pháp trị bệnh đã khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Có rất nhiều phương pháp điều trị dị ứng có thể áp dụng được lan truyền trên internet, truyền qua tai. Dù bạn có bị thuyết phục đến mấy thì cũng không nên tự chữa khi không có chuyên môn, hãy nhờ tới sự tư vấn của dược sĩ bán thuốc hoặc các bác sĩ chuyên môn. Họ sẽ có con mắt y khoa hơn và có thể giúp bạn mau khỏi bệnh.

Kiêng để cơ thể trong tình trạng thiếu nước

Dị ứng nếu nặng hơn một chút có thể dẫn tới mất nước trong cơ thể, hãy đảm bảo việc cung cấp đủ nước để cơ thể hoạt động trơn tru và đào thải được các chất độc ra ngoài bằng nước tiểu.

Đừng chỉ uống nước khi thấy cơ thể khát, hãy uống nước thường xuyên đủ liều (tối thiểu 2l nước ở nữ giới và 2.5l nước ở nam giới trong 1 ngày).

Hạn chế thói quen gãi ngứa

Gãi khiến cho bạn cảm thấy nhẹ nhõm, sung sướng và bớt ngứa hơn nhưng lại khiến những mảng mề đay, dị ứng càng thêm bị kích ứng và lan rộng ra xung quanh.

Chưa kể rằng, nếu không cẩn thận, bạn còn có thể bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng vào máu rất nguy hiểm. Khi ngứa bạn có thể chườm lạnh lên vùng đó để giảm đi cảm giác khó chịu. Người bệnh nên chườm bằng khăn sạch, túi chườm sạch thay vì chườm đá trực tiếp.

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì? Gãi!
Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì? Gãi!

Đối với trẻ nhỏ bị dị ứng, cha mẹ nên kiểm soát hoạt động gãi ngứa của bé và nhắc nhở con nhưng cũng đồng thời giúp con giảm ngứa.

Việc tắm nước mát kết hợp cùng một số loại lá như lá khế, mướp đắng cũng có thể giúp con giảm đi kích ứng phần nào. Cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và tiến hành điều trị sớm cho bé.

Kiêng tiếp xúc với dị nguyên

Các dị nguyên trong môi trường bao gồm lông động vật nuôi, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tẩy rửa mạnh trong nước rửa bát, nước lau nhà,… hoặc các chất hóa học trong công việc. Điều này giống với việc ăn thêm các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ khiến bạn bị dị ứng nặng hơn và lâu khỏi hơn.

Ngoài ra có ý kiến cho rằng phải kiêng tắm, kiêng gió trong suốt thời gian dị ứng để dị ứng không lây lan, toàn phát trên cơ thể.

Xét theo quan điểm y học hiện đại, điều này hoàn toàn vô lý và có thể khiến triệu chứng dị ứng trở nên phức tạp hơn thậm chí là cơ thể còn bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus khác. Chính vì vậy, bạn chỉ cần thực hiện tốt các điều kiêng cữ như đã đề cập ở trên và cố gắng luôn để cơ thể sạch sẽ nhất có thể.

Nên kiêng cữ chuẩn trong suốt thời gian cơ thể xuất hiện dị ứng, đối với kiêng các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng thì nên thực hiện thêm khoảng 1 – 2 tuần nữa sau khi đã khỏi để cơ thể hoàn toàn ổn định.

Bị dị ứng hải sản có nên kiêng tắm không?

Đã bao giờ bạn được ông bà, cha mẹ, người thân nhắc nhở chúng ta rằng mỗi khi dị ứng hay dị ứng hải sản tuyệt đối không được tắm rửa, vệ sinh thân thể chưa?

Điều này bắt nguồn từ một nhận định rất xưa đó là người nổi mề đay cần phải kiêng tắm, kiêng gió triệt để vì nước và gió có thể khiến các vết mẩn đỏ lây lan theo diện rộng dẫn tới tình trạng dị ứng nặng.

Tuy nhiên trên thực tế, các bác sĩ lại chỉ ra rằng đây là nhận định vô cùng phản khoa học và không khả quan. Theo đó, nhận định này hoàn toàn không có cơ sở vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn bởi:

  • Tắm giúp giảm ngứa vô cùng hiệu quả, nếu không tắm những cơn ngứa rất dễ khiến ta gãi, và đây mới chính là lý do các vết dị ứng hải sản bị lan rộng.
  • Lỗ chân lông bị bịt kín dẫn tới viêm lô chân lông.
  • Các tế bào chết xếp tầng lên da kết hợp với không có chất tẩy rửa sẽ tạo nên môi trường trú ngụ hoàn hảo cho các loại vi khuẩn, virus, nấm có hại và có thể tấn công cơ thể bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi dị ứng, hệ miễn dịch của ta đang xuất hiện rất nhiều lỗ hổng.
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu thừa, mồ hôi khiến làm chậm quá trình đảo thải các chất độc tồn dư trong cơ thể.

Chính vì vậy, ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, khi dị dị ứng ta không kiêng tắm rửa mà ngược lại nên tắm mỗi ngày ít nhất một lần để làm sạch cơ thể.

Thậm chí trong trường hợp bạn bị dị ứng hải sản nổi mề đay nặng, mỗi khi quá ngứa thì nên đi tắm để giảm kích ứng trên bề mặt da.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản hiệu quả

Không có liều thuốc nào tốt hơn phòng bệnh đặc biệt với dị ứng hải sản. Vì phản ứng này xuất hiện rất bất ngờ và ai cũng có thể bị nên ta phải đặc biệt chú ý biện pháp phòng ngừa cho bản thân và gia đình của mình.

  • Tạo thói quen ghi chép, ghi nhớ những thực phẩm nạp vào cơ thể để nắm rõ thực phẩm gây dị ứng trong cơ thể. Luôn đọc nhãn mác, thành phần của thực phẩm trước khi ăn uống.
  • Luôn báo với nhà hàng, bạn bè, người thân nếu bạn có tiền sử dị ứng hải sản hoặc bất cứ loại dị ứng nào khác.
  • Hạn chế ăn các loại hải sản lạ đặc biệt là dòng nhuyễn thể 2 mảnh hoặc các loại hải sản có vỏ. Sinh vật biển cũng có thể chứa nhiều độc tố (cá nóc, một vài loại sứa độc,…) khiến cơ thể bị ngộ độc và dị ứng.
Dù rất ngon lành những hải sản nhuyễn thể như hàu, ngao, sò, v.v... cần ăn rất cẩn trọng
Dù rất ngon lành những hải sản nhuyễn thể như hàu, ngao, sò,… cần ăn rất cẩn trọng
  • Nên ăn liều lượng vừa phải, ăn từ từ và phải để ý các biểu hiện trên cơ thể. Điều này giúp cho cơ thể ổn định hơn, ít rơi vào tình trạng dị ứng, shock phản vệ. Nếu có xảy ra thì ta cũng có thể phản ứng kịp thời trước khi quá muộn.
  • Trang bị thêm kiến thức về dị ứng, ngộ độc thực phẩm và shock phản vệ để đối phó khi bản thân hoặc người thân bị rơi vào trạng thái này.
  • Lưu ý khi người thân bị dị ứng hải sản, theo nghiên cứu tỉ lệ cao người có bố mẹ, anh chị em trong gia đình bị dị ứng hải sản thì bản thân người đó cũng bị do dị ứng có tính di truyền thế hệ.
  • Không ăn các loại hải sản đã ươn, có mùi thiu thối, không nên ăn hải sản đã để qua đêm. Nếu trữ trong tủ đông thì khi rã đông cần phải sử dụng ngay tránh trữ đông lần thứ hai.
  • Chú ý tới vấn đề âm dương trong thực phẩm, chẳng hạn hải sản có tính lạnh thì không nên uống bia, ăn các đồ có tính lạnh đi kèm. Phải dùng những thực phẩm có tính nóng như gừng ớt khi chế biến để cân bằng. Thuyết âm dương này dù chưa được chứng minh theo khoa học nhưng vẫn nên để ý và áp dụng đối với những thực phẩm hay gây dị ứng.
  • Hãy luôn chuẩn bị thuốc dị ứng, thuốc chống shock phản vệ trong người, trong nhà để đối phó kịp thời.

Trên đây là những thông tin bị dị ứng hải sản nên kiêng gì, hãy thật lưu ý những dấu hiệu của dị ứng và hành động ngay khi cơ thể xuất hiện loại phản ứng này. Nên nhớ rằng dị ứng hải sản có thể nguy hiểm hơn và tỉ lệ xảy ra cao hơn đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Hãy luôn tránh xa nhóm thực phẩm, nhóm dị nguyên môi trường dễ gây dị ứng, kích ứng trong thời điểm chữa trị và ghi nhớ cách phòng chống dị ứng hải sản. Điều này không chỉ giúp ích cho bản thân của chính bạn mà còn cho gia đình mình nữa.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Phóng sự VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay [Tìm hiểu thêm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *