Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi TẬN GỐC Được Không?
Nội dung bài viết
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi tận gốc được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Tìm hiểu một số thông tin trong bài viết để có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi tận gốc được không?
Bệnh tổ đỉa là một dạng phổ biến của bệnh chàm – eczema. Tình trạng này gây hình thành các nốt mụn nước nhỏ, ngứa ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Hiện tại không rõ nguyên nhân cụ chính xác dẫn đến bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tình trạng này có thể là do dị ứng theo mùa, chẳng hạn như dị ứng vào mùa xuân hoặc viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng bệnh tổ đỉa thường kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần và có thể tự cải thiện.
Tổ đỉa thường dẫn đến các mụn nước nhỏ xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc chân của người bệnh. Các mụn nước này có thể gây ngứa và đau. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Nổi mụn nước ở các ngón tay và các ngón chân
- Có cảm giác nóng rát và ngứa ở xung quanh mụn nước
- Đổ mồ hôi và ẩm ướt xung quanh mụn nước
- Đôi khi mụn nước do bệnh tổ đỉa có thể phát triển lớn, dẫn đến nứt da, gây ngứa ngáy và đau đớn dữ dội.
Các mụn nước do bệnh tổ đỉa có thể kéo dài trong 3 tuần trước khi bắt đầu khô lại. Sau khi khô, các vết nứt da sẽ đóng vảy, gây đau đớn. Nếu người bệnh gãi ở vùng da bị ảnh hưởng, da sẽ dày hơn, trở nên giòn, xốp và dễ bong tróc.
Có nhiều biện pháp điều trị và cải thiện bệnh tổ đỉa. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị cải thiện tại nhà, sử dụng thuốc mỡ steroid hoặc các loại thuốc uống để cải thiện các triệu chứng.
Tuy nhiên, hiện tại không có cách điều trị tận gốc, dứt điểm cho bệnh tổ đỉa. Hầu hết các phương pháp đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Bệnh có thể tái phát nếu gặp các yếu tố kích ứng và điều kiện thích hợp.
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa, tuy nhiên tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện các triệu chứng.
Biện pháp điều trị bệnh tổ đỉa
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:
1. Sử dụng thuốc
Trong hầu hết các trường hợp tổ đỉa được điều trị bằng các loại thuốc bôi như kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ ngoài ra. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng kem bôi steroid, thuốc uống hoặc các loại thuốc tiêm steroid để cải thiện các triệu chứng.
Các loại thuốc điều trị bệnh tổ đỉa thường được sử dụng bao gồm:
- Corticosteroid: Thuốc có thể hỗ trợ điều trị các mụn nước của tổ đỉa và giúp chữa lành da. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc mỡ ức chế miễn dịch: Các loại thuốc như Tacrolimus và Pimecrolimus có thể cải thiện các triệu chứng tổ đỉa đối với bệnh nhân không thể sử dụng Corticosteroid. Tuy nhiên, sử dụng thuốc mỡ ức chế miễn dịch trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Thuốc kháng sinh bôi da: Thường được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng. Thông thường kháng sinh sẽ được kê kết hợp với Corticosteroid để ngăn ngừa các triệu chứng và hạn chế tổn thương da.
- Thuốc kháng histamine đường uống: Thường được chỉ định để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu liên quan đến bệnh tổ đỉa.
- Corticoid đường uống: Thuốc có thể được cân nhắc sử dụng trong 5 – 10 ngày cho các trường hợp tổ đỉa nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nữ tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận hoặc loãng xương.
- Kháng sinh đường uống: Thường được chỉ định cho trường hợp tổ đỉa bội nhiễm nghiêm trọng. Kháng sinh phổ biến thường được chỉ định là kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
2. Quang trị liệu
Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị quang trị liệu để cải thiện các triệu chứng tổ đỉa. Đây là liệu pháp sử dụng một ánh sáng đặc biệt kết hợp với tia cực tím để giúp chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp ánh sáng là ức chế tổng hợp ADN, làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và ức chế các chất gây viêm. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy và các triệu chứng khác của bệnh tổ đỉa.
Trong hầu hết các trường hợp, quang trị liệu được chỉ định cho bệnh tổ đỉa nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. Một số tác dụng phụ của liệu pháp ánh sáng bao gồm tăng sắc tố da, nổi các nốt phỏng nước, tăng nguy cơ lão hóa da.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hoặc loại bỏ một số loại thực phẩm để cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa. Các loại thực phẩm thường được khuyến cáo tránh sử dụng thường có chứa coban hoặc niken. Đây là những kim loại vi lượng có thể gây ra hoặc khiến bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm người bệnh tổ đỉa nên tránh bao gồm:
- Giá đỗ
- Thức ăn đóng hộp, bao gồm cả cá ngừ và thịt
- Hạt điều
- Chocolate và bột cacao
- Một số quả hạch
- Một số loại hạt
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Bên cạnh đó, người bệnh có dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định cần tránh các loại thực phẩm đó để hỗ trợ cải thiện bệnh tổ đỉa.
4. Sử dụng gel lô hội
Gel lô hội có thể làm dịu các bệnh lý ngoài da, bao gồm bệnh chàm và bệnh tổ đỉa. Cụ thể, các nhà nghiên cứu có biết lô hội có một số tác dụng cụ thể như:
- Kháng khuẩn
- Chống viêm
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Làm lành vết thương
Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng da ở bệnh nhân tổ đỉa có làn da khô, nứt nẻ. Ngoài ra sử dụng lô hội thường xuyên có thể giúp vết thương nhanh lành hơn.
Người bệnh có thể sử dụng lô hội tươi hoặc các loại lô hội được bào chế phù hợp cho bệnh nhân tổ đỉa. Tuy nhiên khi chọn gel lô hội, người bệnh cần chú ý đến các thành phần khác như chất bảo quản, cồn, nước hoa và màu sắc. Các thành phần này có thể gây kích ứng, khô da và khiến bệnh tổ đỉa nghiêm trọng hơn.
Khi sử dụng, người bệnh nên bắt đầu với một lượng nhỏ gel để kiểm tra độ nhạy cảm của da. Đôi khi gel lô hội có thể gây dị ứng, nóng rát hoặc châm chích. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lô hội an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ em.
5. Chườm lạnh để giảm kích ứng
Chườm lạnh có thể giúp giảm ngứa và cảm giác nóng rát do bệnh tổ đỉa mang lại. Liệu pháp lạnh cũng có thể làm giảm viêm ở các mụn nước và giúp làm tê liệt các đầu dây thần kinh bị kích thích để giảm đau.
Người bệnh có thể ngâm một miếng vải sạch, mềm trong nước lạnh và cho vào tủ lạnh trong vài giờ trước khi quấn quanh vùng da bệnh tổ đỉa. Quấn vùng da bị viêm trong ít nhất 15 phút, 2 -3 lần mỗi ngày hoặc khi cần thiết.
Bên cạnh đó, người bệnh có thẻ đặt đá nghiền trong một túi nhựa nhỏ, bọc lại bằng một miếng vải mềm và chườm lên vùng da của bệnh. Tuy nhiên tránh ngâm tay, chân hoặc vùng da bị viêm trong nước đá. Lúc đầu biện pháp này có thể giảm đau nhưng sau đó có thể gây sốc cho mạch máu và dẫn đến tê cóng.
6. Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch là một biện pháp điều trị tổ đỉa tại nhà khác để làm dịu làn da bị kích thích.
Biện pháp này có thể tác dụng khá nhanh để giảm viêm và ngứa da. Chiết xuất yến mạch chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, do đó thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Người bệnh có thể hòa tan một ít bột yến mạch với nước thành một hỗn hợp như keo, bao quản trong tủ lạnh. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên vùng da bệnh tổ đỉa và để khô tự nhiên. Sau đó rửa sạch với nước nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da và khu vực bệnh tổ đỉa.
Ngoài ra, người bệnh có pha yến mạch với nước mát trong một bồn nhỏ dùng để ngâm chân hoặc ngâm tay trong 15 – 20 phút mỗi ngày.
7. Giữ ẩm cho da
Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh giữa ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm gốc dầu hỏa, dầu khoáng để cải thiện bệnh chàm và tổ đỉa nghiêm trọng. Các sản phẩm này có thể giữ độ ẩm cho da và cung cấp một lớp bảo vệ khỏi các chất kích thích tiềm năng.
Ngoài ra, các loại kem như Eucerin, Lubriderm và hầu hết các loại kem dưỡng da đều có tác dụng tương tự. Tuy nhiên sử dụng kem dưỡng ẩm dày có thể gây bất tiện, dễ vấy bẩn lên quần áo trong khi một số loại kem quá mỏng cần thoa lại nhiều lần.
Giữ ẩm cho làn da trong suốt cả ngày, đặc biệt là sau khi tắm hoặc tắm, có thể hạn chế khô hoặc nứt da liên quan đến bệnh tổ đỉa.
Nếu bệnh gây ngứa và khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem hydrocortison không kê đơn (dưới 1%) để chống ngứa, giảm đau và sưng nhanh chóng.
Phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Mặc dù không có cách điều trị bệnh tổ đỉa tận gốc và không các cách nào chắc chắn có thể phòng ngừa bệnh, tuy nhiên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, chăm sóc da và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bảo vệ da khỏi các đợt tái phát bệnh trong tương lai.
Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa phổ biến bao gồm:
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, đặc biệt là sau khi tắm. Điều này có thể ngăn ngừa da mất độ ẩm và khô quá mức.
- Mặc quần áo mềm, rộng làm bằng sợi tự nhiên, chẳng hạn như cotton, tránh các vật liệu thô hoặc không thoáng khí, chẳng hạn như len.
- Không được gãi ngứa hoặc làm trầy xước vùng da bệnh, vì điều này có thể làm tổn thương da và làm tình trạng tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như vẩy da thú cưng và phấn hoa. Tắm thú nuôi thường xuyên để hạn chế kích ứng và dị ứng có thể dẫn đến bệnh tổ đỉa.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm, đặc biệt là khi không khí lạnh và khô. Điều này có thể bổ sung độ ẩm cho không khí, bảo vệ da khỏi bị khô và kích ứng.
Tổ đỉa là một tình trạng y tế mãn tính, có thể tái phát thường xuyên và không có biện pháp điều trị tận gốc. Mặc dù không thể điều trị nhưng người bệnh có thể thực hiện các biện pháp giảm khả năng tái phát. Các phương pháp phòng ngừa bao gồm xây dựng thói quen chăm sóc da tốt và sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!