Bệnh ho trong Đông y và các loại thuốc trị ho hiệu quả
Nội dung bài viết
Trong Đông y nguyên nhân chính gây ho là do ngoại cảm và nội thương. Điều trị ho trong Đông y không chỉ giảm triệu chứng ho còn giúp trị tận gốc bệnh và bồi bổ tạng phủ giúp bệnh khỏi dứt điểm, không tái phát. Vậy bệnh ho trong đông y là gì? Và cách điều trị ho trong đông y ra sao? Bạn đọc tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Bệnh ho trong Đông y là gì?
Trong Đông y, ho được gọi là chứng khái thấu. Khái là hiện tượng ho không có đờm nhưng có tiếng, Thấu là ho không có tiếng nhưng có đờm. Nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng này là do chức năng của tạng phế suy yếu. Bên cạnh đó, ho có liên quan đến các tạng phủ khác và do cơ thể nhiễm lạnh.
Ho xuất hiện do 2 nguyên nhân chính là ngoại cảm và nội thương. Trong đó:
Ho do ngoại cảm
Khi phong hàn táo nhiệt xâm nhập cơ thể qua đường đường hô hấp hoặc qua da lông khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho:
Các bệnh thường gặp do ho ngoại cảm là:
- Ho do phong hàn (phong hàn khái thấu): Khi phong hàn xâm nhập vào phế, ngăn cản ở cổ họng làm khí phế không thông gây ra hiện tượng ho, ho có đờm. Bên cạnh đó kèm theo triệu chứng ho nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, không đổ mồ hôi.
- Ho do phong nhiệt (Phong nhiệt khái thấu): Phong nhiệt xâm vào phế làm cho phế khí không thanh. Xuất hiện triệu chứng ho có đờm vàng, đau họng, cơ thể nóng, toát mồ hôi, đau mỏi toàn thân, chảy nước mũi,…
- Ho do Thu táo: Khi người bệnh ho vào mùa thu có với triệu chứng khô ráo như mũi, họng, lưỡi khô ít dịch đờm, nhầy. Nếu cơ thể sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt gọi là Ôn táo. Ngược lại nếu cơ thể sợ lạnh, không đổ mồ hôi, cơ thể đau nhức là táo kết hợp với phong hàng gọi là Lương táo.
Ho do nội thương
Ho nội thương khi đờm thấp xâm nhập phế làm cho phế bị ngăn xuất hiện triệu chứng ho đờm, ngực bụng khó chịu. Các bệnh ho do nội thương thường gặp là:
- Tỳ hư đờm thấp: Khi đờm xâm nhập phế, làm cho phế khí bị ngăn trở gây nên hiện tượng đờm trắng, ăn không ngon, ngực bụng đầy tức, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực,…
- Can hỏa phạm phế: Khi can hỏa xâm nhập vào phế gây nên ho, miệng khô họng khô, ho bị đỏ mặt, đau tức ngực,
- Phế âm hư: Bệnh có thể do phế nhiệt hoặc ngoại cảm táo kéo dài gây nên. Bệnh kèm theo triệu chứng ho khan, ho ít đờm, người mệt mỏi, sốt về chiều hoặc đêm.
Các bài thuốc trị bệnh ho trong đông y hiệu quả
Tùy thuộc và tình trạng ho, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bằng phương pháp Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi không gây tác dụng phụ, an toàn và chấm dứt các cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài thuốc còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, ngăn chặn cơn ho tái phát khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi thất thường. Một số bài thuốc ho được sử dụng rộng rãi trong Đông y gồm:
Bài thuốc Đông y chữa ho số 1:
Vị thuốc: 12g vỏ quýt, 12g bán hạ chế, 12g hạt củ cải, 12g hạt tử tô, 8g gừng tươi, 8g cam thảo
Thực hiện:
- Đem nguyên liệu rửa sạch, vỏ quýt đem phơi khô và sao vàng
- Cho gỗ hợp vào sắc cùng 600 ml nước đến khi nước cô lại còn 200ml
- Chắt lấy nước và sử dụng 2 lần/ ngày, sử dụng 5-7 ngày bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Nên sử dụng khi thuốc còn nóng
- Bài thuốc giúp giảm ho có đờm, ho nhiều, người ốm yếu dễ bị cảm khi trời lạnh.
Bài thuốc trị ho số 2:
Vị thuốc: 16g kim ngân, 12g lá rau má, 12g lá dâu, 8g rễ chanh, 8g lá hẹ, 8g bạc hà, 8g cúc hoa.
Thực hiện:
- Vị thuốc rửa sạch và sắc cùng với 5 phần nước.
- Đến khi cô lại còn 2 phần nước tắt bếp chắt lấy nước sử dụng
- Sử dụng 2 lần/ ngày và sử dụng khi nước còn ấm.
Bài thuốc điều trị ho dai dẳng lâu ngày, ho có đờm, ho khan. Bệnh nhanh chóng thuyên giảm sau 5-7 ngày sử dụng.
Bài thuốc trị ho số 3:
Vị thuốc: 20g lá tía tô, 12g lá hẹ, 12g lá xương sông, 8g gừng tươi, 8g kinh giới
Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch đem sắc cùng 600ml nước đến khi cô đặc còn 200ml nước. Chia thuốc uống sử dụng 2 lần/ ngày.
Người bệnh nên sử dụng khi còn nóng giúp điều trị ho cùng triệu chứng đau đầu,ho dai dẳng, ho có đờm.
Bài thuốc trị ho bằng quả kha tử:
Trong Đông y, kha tử có vị chua, đắng, được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc trị viêm họng, khàn tiếng, ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi. Theo nghiên cứu y học hiện đại, kha tử có chứa các thành phần có tác dụng trị ho, kháng khuẩn, ngăn ngừa virus gây bệnh như chebutin, terchebin,… Do đó bài thuốc ho bằng thảo được này được nhiều người bệnh sử dụng.
Vị thuốc: 12g cát cánh, 10g kha tử, 8g cam thảo
Cách áp dụng: Đem nguyên liệu sắc cùng 400ml nước đến khi cô đặc còn một nửa. Sử dụng mỗi ngày giúp cơn ho điều trị nhanh chóng.
Những loại thuốc Đông y bán trên thị trường hiện nay
Sử dụng thuốc Đông y được kiểm nghiệm lâm sàng, giấy chứng nhận giúp trị ho an toàn hiệu quả, không gây hại sức khỏe người dùng được nhiều bệnh nhân sử dụng hiện nay. Dưới đây thuốc trị ho an toàn hiệu quả:
Thuốc ho Bảo Thanh
Thuốc ho Bảo Thanh là sản phẩm của công ty dược Hoa linh giúp trị ho cảm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Ngoài ra thuốc giúp điều trị bệnh viêm họng viêm phế quản hiệu quả
Thành phần: Mật ong 25g, ô mai 12,5g, tỳ bà diệp 12,5g, xuyên bối mẫu 10g, cát cánh 10g, qua lâu nhân 5,0g, khổ hạnh nhân 5,0g, sa sâm 2,5g, phục linh 2,5g, bán hạ 2,5g, trần bì 2,5g, khoản đông hoa 2,5g, viễn chí 2,5g, gừng 2,5g; cam thảo 2,5g, tinh dầu bạc hà 2,5mg, ngũ vị tử 1,25g và các tá dược.
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn : sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần 15ml
- Trẻ em từ 30 tháng đến 3 tuổi: Sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 10ml
- Trẻ em trên 2 tuổi: sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần 5ml
Thuốc ho bổ phế Nam Hà
Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái lộ sản phẩm của công ty cổ phần Dược Phẩm Nam Hà nghiên cứu và sản xuất công dụng bổ phế, loại đờm, điều trị do ho viêm họng, viêm phế quản. Bên cạnh đó cải thiện triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho cảm,… Sản phẩm được điều chế dưới dạng siro uống và viên ngậm
Thành phần thuốc: Bạch linh, cát cánh, tỳ bà diệp, tang bạch bì, ma hoàng, thiên môn, bạc hà diệp, bán hạ, cam thảo…
Hướng dẫn sử dụng:
Dạng siro ho:
- Trẻ em từ 1-6 tuổi: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần sử dụng 5ml
- Trẻ em từ 7-10 tuổi: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần sử dụng 10ml
- Người lớn: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần sử dụng 15ml
Dạng viên ngậm bổ phế:
- Trẻ em: Sử dụng 2-3 viên
- Người lớn: Sử dụng 4-6 viên
Thuốc ho PH
Đây là thuốc dạng siro do công ty Đông Dược Phúc Hưng nghiên cứu và sản xuất. Thuốc giúp tiêu đờm, trị ho khan, ho gió, ho lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó điều trị viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần thuốc: 1g Cao đặc cát cánh, 1,2g Natri benzoat, 2g Cao đặc bách bộ, 4g Bạch quả, 4g Hạnh nhân,4g Cam thảo, 4g Bối mẫu, 6g Ma hoàng, 6g Trần bì, Tinh dầu bạc hà 0,02ml, Ethanol 96%, 0,12ml8g Mạch môn, 50g Đường kính.
Hướng dẫn sử dụng
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Sử dụng 2-3 lần/ngày mỗi lần 10ml
- Trẻ em từ 6-14 tuổi: Sử dụng 2-3 lần/ ngày mỗi lần 15 ml
- Người lớn: Sử dụng 2-3 lần/ ngày mỗi lần 20m
Siro Ho – Cảm Ích Nhi
Thuốc là là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Nam Dược, giảm ho, tiêu đờm, giải cảm, long đờm, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng…
Thành phần: Húng chanh 16g, Mạch môn 16g, Cát cánh 8g, Đường phèn 6.7g, Tắc 6.7g, Mật ong 6.7g, Tinh chất gừng 2.7g
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần 5ml
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần 7.5ml
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần 10ml
Khi sử dụng thuốc trị ho người bệnh cần đọc kỹ thành phần thuốc và hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Bảo quản thuốc chữa ho đúng cách và đúng nơi quy định như trên bao bì trên sản phẩm.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y trị ho
Thuốc đông y với nguyên liệu thảo dược tự nhiên, an toàn không gây tác dụng phụ, nhưng khi sử dụng người bệnh cần lưu ý để mang đến hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Sử dụng thuốc trị ho theo đúng chỉ dẫn: Người bệnh cần tuân thủ, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe.
- Không sử dụng thuốc quá liều: Dùng thuốc quá liều trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, suy gan, suy thận,…
- Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và Tây y khiến mất tác dụng học của thuốc và gây hại sức khỏe
- Có chế ăn uống hợp lý khoa học giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Khi sử dụng thuốc bệnh không thuyên giảm kèm theo triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó thở,… cần ngưng sử dụng và đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
- Chọn mua thuốc Đông y ở cơ sở uy tín, được cấp phép, bắt mạch kê đơn để tránh sử dụng nguyên liệu thuốc giả khiến bệnh không khỏi và biến chứng nặng hơn.
- Thận trọng trong quá trình sắc thuốc: Các loại thuốc cần rửa kỹ nhiều, giúp loại bỏ chất bảo quản và những mẩu thuốc ẩm mốc,…
Hy vọng qua bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh ho trong đông y từ đó chọn phương pháp phù hợp và những lưu ý khi sử dụng thuốc đông y.
Thông tin hữu ích
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!