Bị viêm phần phụ có thai được không? Có nên?
Nội dung bài viết
Viêm phần phụ có thai được không là một trong những vấn đề được chị em quan tâm hiện nay. Được biết, nếu không kịp thời cứu chữa, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp và gợi ý phương pháp điều trị bệnh viêm phần phụ trong bài viết dưới đây.
Bị viêm phần phụ có thai được không?
Viêm phần phụ là một bệnh lý phụ khoa phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Bệnh gây nên tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản ở nữ giới như vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng…
Vậy nên bất kỳ những tổn thương nào do bệnh viêm phần phụ gây ra cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Khi mắc bệnh viêm phần phụ trong một thời gian dài và không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra một số những biến chứng như:
- Người bệnh có thể bị viêm dính phần phụ, viêm tắc, phù nề, tắc nghẽn vòi trứng, viêm buồng trứng. Điều này dẫn đến quá trình thụ tinh không thể diễn ra bình thường.
- Bệnh viêm phần phụ có thể gây ra viêm nhiễm cho những cơ quan khác như tử cung, thành bụng và làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Buồng trứng viêm nhiễm kéo dài thì có nguy cơ hình thành áp xe. Khi bị áp xe, người bệnh phải cắt bỏ buồng trứng. Khi cả hai buồng trứng đều bị cắt bỏ thì phụ nữ sẽ bị vô sinh.
- Bệnh còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày, gây suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
Tóm lại, viêm phần phụ có mang thai được không? Câu trả lời là phụ nữ vẫn có thể mang thai nhưng sẽ khó khăn hơn bình thường. Trong trường hợp viêm phần phụ nhẹ và điều trị kịp thời, khả năng mang thai ở phụ nữ là rất cao.
Viêm phần phụ có nên mang thai không?
Như vậy, bị viêm phần phụ mang thai có được không đã được giải pháp rõ ràng. Mặc dù khó có thai hơn bình thường nhưng khả năng có thai vẫn có thể xảy ra.
Vậy viêm phần phụ khi mang thai có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai, bệnh viêm phần phụ sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ bầu:
- Người mẹ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, lo lắng và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
- Trong giai đoạn mắc bệnh, sức khỏe của người mẹ cũng bị giảm sút, sức đề kháng suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc một số bệnh lý khác.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Viêm phần phụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở những lần tiếp theo.
Đối với thai nhi:
- Viêm phần phụ là một trong những bệnh lý khiến thai nhi chậm phát triển, bị nhẹ cân, còi xương ngay trong bụng mẹ.
- Tình trạng viêm nhiễm phần phụ kéo dài khiến ống dẫn trứng bị chít hẹp. Lúc này, noãn thụ tinh không về được đến buồng tử cung mà phải làm tổ ngay nơi chít hẹp. Đây là tình trạng mang thai ngoài tử cung mà mẹ nên lưu ý.
- Khi sinh thường, thai nhi có thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc bệnh mắt, da liễu, đường hô hấp.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng khi mắc bệnh viêm phần phụ, chị em phụ nữ không nên mang thai vì sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tổng hợp cách điều trị bệnh viêm phần phụ
Viêm phần phụ là một bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm. Do đó, bạn phải điều trị kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh lý, sinh sản. Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh viêm phần phụ như dùng thuốc Tây y, Đông y, phẫu thuật…
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Điều trị nội khoa là sử dụng thuốc để chữa bệnh. Bệnh nhân sẽ điều trị bằng lộ trình thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa viêm phần phụ như:
- Thuốc kháng sinh điều trị lậu cầu như Ceftriaxone 250mg, Doxycyclin 100mg, Erythromycin 500mg…
- Thuốc kháng sinh điều trị và ức chế vi khuẩn Mycoplasma hominis.
- Thuốc đặc trị khuẩn Chlamydia như thuốc điều trị ưu tiên là azithromycin (1g uống một viên duy nhất) hoặc doxycycline (100 mg uống hai lần một ngày, uống trong vòng 7 ngày)
Các loại thuốc Tây y sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi người dùng uống đúng liều lượng. Do đó, người bệnh không được lơ là, bỏ thuốc giữa chừng vì sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, tương tác thuốc.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Khi điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao thì người bệnh sẽ được chuyển sang điều trị ngoại khoa. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để tác động trực tiếp vào phần phụ của bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến như laser, đốt điện, dao leep:
- Đốt laser: Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào các vùng bị viêm nhiễm và tiêu diệt các tế bào gây bệnh xâm lấn ra bên ngoài.
- Đốt điện: Đốt điện là phương pháp dùng dòng điện có tần số cao để tác động vào mô bị viêm nhiễm và tái tạo mô mới.
- Phương pháp chữa trị bằng dao leep: Bác sĩ sẽ đưa một dung dịch đặc biệt vào âm đạo để phát hiện mô bất thường. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao leep để loại bỏ các vùng bị viêm.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa kết hợp với sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
Chữa bệnh viêm phần phụ bằng bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, viêm phần phụ là bệnh đới hạ. Bệnh không chỉ do các tác nhân như vi khuẩn, vi nấm gây ra mà còn bởi các tác nhân bên trong cơ thể như đàm thấp. can uất, thận hư… Những tổn thương bên trong sẽ tác động đến mạch Nhâm Xung gây ra bệnh viêm phần phụ.
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh từ căn nguyên kết hợp với việc kháng viêm, loại trừ các tác nhân gây viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm phần phụ như:
- Bài thuốc số 1: 20g bạch truật, hoài sơn, đẳng sâm mỗi loại 16g, thương truật, xa tiền, sài hồ mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang sáng và tối, uống liên tục trong 15 ngày.
- Bài thuốc số 2: Kiếm thực, phục linh, đẳng sâm, bán hạ chế, bạch truật mỗi vị 12g, cam thảo 4g, trần bì và kim anh mỗi vị 8g. Bạn sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống trong ngày sau khi ăn.
- Bài thuốc số 3: Sinh địa, long đởm thảo, xa tiền, mộc thông, đương quy mỗi vị 12g, chi tử, sài hồ, hoàng cầm, trạch tả mỗi vị 8g, cam thảo 5g. Người bệnh sắc uống mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn. Dùng liên tục 15 thang các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Khi sử dụng thuốc Đông y, người bệnh phải kiên trì uống trong một thời gian dài và không được bỏ giữa chừng. Hơn nữa, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần đến bác sĩ Đông y thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể lựa chọn điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Dưới đây là một số những cách chữa bệnh tại nhà an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những thảo dược có tính sát khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các dược tính trong lá trầu không được đánh giá là rất an toàn, hiệu quả điều trị viêm phần phụ và khử mùi hôi vùng kín.
Bạn lấy vài lá trà không, rửa sạch với muối. Sau đó, bạn giã nát và lấy nước cốt để vệ sinh âm đạo. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm lau khô vùng kín.
- Lô hội
Chữa viêm phần phụ bằng lô hội là một phương pháp đã được lưu truyền trong dân gian từ khá lâu. Lô hội có đặc tính kháng viêm, giảm đau và an toàn cho người sử dụng.
Bạn lấy 1 – 2 nhánh lô hội, gọt bỏ vỏ rồi đun sôi trong nước khoảng 15 phút. Bạn sử dụng nước nha đam để vệ sinh vùng kín 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
- Giấm táo
Sử dụng giấm táo là một trong những cách chữa viêm phần phụ hiệu quả. Giấm táo có chứa nhiều lợi khuẩn, enzyme rất có lợi để điều trị các bệnh phụ khoa.
Bạn chuẩn bị 400ml nước, 6 thìa giấm táo, 3 giọt tinh dầu tràm. Trộn đều tất cả hỗn hợp với nhau rồi nhẹ nhàng chà rửa vùng kín từ 3 – 4 phút.
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng điều trị bệnh ở mức nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Các loại thảo dược này không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do đó, khi mắc bệnh nặng, chị em phụ nữ không nên tự ý điều trị tại nhà mà tốt nhất hãy đến bác sĩ uy tín thăm khám.
Lưu ý khi điều trị bệnh viêm phần phụ
Trong quá trình điều trị bệnh, chị em phụ nữ cũng phải thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để bệnh sớm thuyên giảm:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày bằng những dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng. Lau khô và giữ khô thoáng vùng kín, tránh ẩm ướt vì vi khuẩn sẽ dễ dàng ký sinh.
- Lựa chọn quần lót đàn hồi, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Bạn phải giặt giũ sạch sẽ và phơi khô trước khi mặc.
- Người bệnh nên quan hệ tình dục chung thủy và phải sử dụng các biện pháp an toàn để tránh mang thai.
- Xây dựng lối sống khoa học như thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá mức dẫn đến tình trạng căng thẳng.
- Bổ sung nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng vào những bữa ăn hàng ngày của mình để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc bị viêm phần phụ có thai được không. Khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, chị em phụ nữ nên đến bác sĩ thăm khám triệu chứng cũng như có phương hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!