Viêm Mũi Họng Xuất Tiết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm mũi họng xuất tiết là bệnh lý rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng hay lứa tuổi bất kỳ. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường khá mờ nhạt và dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời.
Viêm mũi họng xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi hay viêm họng xuất tiết là bệnh lý hình thành do người bệnh bị viêm mũi họng hoặc cảm cúm dẫn đến việc cổ họng và mũi xuất hiện nhiều dịch nhầy. Bệnh thường xuất hiện nhiều mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào khi trời lạnh hoặc thời điểm giao mùa.
Ngoài ra, một số yếu tố bất lợi từ môi trường như độ ẩm, nấm mốc, bụi bẩn,… cũng có nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh viêm mũi họng xuất tiết rất dễ gặp phải ở cả trẻ em và người lớn, những người có sức đề kháng kém và có bệnh nền.
Vậy viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? – Viêm mũi họng xuất tiết là bệnh gây nhiễm trùng tại vùng họng, mũi. Chúng có khả năng gây viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan hô hấp khác gây bệnh nghiêm trọng.
Chất nhầy ứ đọng nhiều trong mũi có thể gây polyp mũi, cổ họng xuất hiện dịch mủ, nang lympho xuất hiện nhiều nốt đỏ. Nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời có thể gây ra bệnh viêm họng hạt, viêm amidan hay viêm họng mãn tính xơ teo,…
So với giai đoạn bệnh khởi phát thì viêm mũi họng xuất tiết đã trở nên khó điều trị và cách điều trị phức tạp hơn thông thường do nhiễm trùng kéo dài. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan mãn tính, viêm phế quản, áp xe amidan,…
Ngoài ra, những triệu chứng bệnh viêm họng này còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh nhân khi bị viêm mũi họng thường cảm nhận căng thẳng, mệt mỏi do những cơn ho khan, ho có đờm dữ dội vào ban đêm.
Bên cạnh đó, những triệu chứng đi kèm như khó thở, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ngứa họng, ho, khàn tiếng, sưng tấy cổ họng,… khiến tổn thương vô cùng nghiêm trọng tới vùng họng.
Việc dịch nhầy kèm mủ tại mũi tiết ra quá nhiều trong ngày và ứ đọng có thể gây tắc nghẽn hốc mũi, viêm ngược lên tuyến lệ và ảnh hưởng đến thị lực. Một số trường hợp nghiêm trọng phát hiện có thể gây tổn thương màng não, áp xe não,…
Viêm mũi họng xuất tiết là một bệnh lý dễ mắc phải và tồn tại những mối nguy hiểm đối với sức khỏe nếu bệnh nhân không quan sát chú ý tới những sự thay đổi và thăm khám bác sĩ kịp thời.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi họng xuất tiết
Viêm mũi họng xuất tiết là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng yếu. Bệnh do một số nguyên nhân chủ yếu gây ra như sau:
- Do vi khuẩn gây bệnh
Khi những loại vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển và xâm nhập vào cơ thể có thể gây nên một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm mũi họng xuất tiết.
- Do yếu tố tự nhiên
Những bất lợi từ thời tiết hay môi trường cũng là tác nhân gây tình trạng viêm mũi họng xuất tiết. Thời tiết thay đổi nhanh và thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng với nền nhiệt và bị nhiễm bệnh. Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn xâm nhập vào đường hô hấp cũng có khả năng gây bệnh.
- Do tác nhân gây dị ứng
Một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, hóa chất,… cũng có thể khiến cho niêm mạc họng và mũi bị kích ứng. Nếu cơ địa người bệnh nhạy cảm với những tác nhân kích thích sẽ dẫn tới viêm mũi hay viêm họng xuất tiết.
Ngoài ra, viêm mũi họng còn xảy ra do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý gây nên, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay sử dụng chất kích thích khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Những triệu chứng của bệnh viêm mũi họng xuất tiết thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu và rất khó nhận biết. Người bệnh thường nhầm lẫn những biểu hiện bệnh với những bệnh lý về tai mũi họng liên quan khác và không chú ý nhiều cho đến khi bệnh trở nặng.
Khi bệnh khởi phát, người bệnh có thể cảm nhận những dấu hiệu ban đầu như đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh. Khi bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện những triệu chứng dễ nhận biết hơn như sau:
- Cổ họng khô rát và đau
Viêm mũi họng xuất tiết hình thành nhiều dịch nhầy tại mũi và cổ họng chứa vi khuẩn có hại. Khi dịch bị ứ đọng lâu ngày có thể gây nên đau rát cổ họng và cảm nhận khô nóng. Bởi vậy người bệnh luôn trong trạng thái khát nước để có thể làm dịu cổ họng. Nếu bệnh nặng hơn có thể đau lan sang vùng tai, thanh quản khiến khản tiếng, mất tiếng và không giao tiếp được.
- Thăm khám chuyên khoa phát hiện nốt tấy đỏ tại niêm mạc họng
Nếu bị viêm mũi họng xuất tiết, người bệnh có thể phát hiện những nốt tấy đỏ tại những bộ phận tại họng thông qua việc thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Khi bị viêm mũi họng xuất tiết, người bệnh cũng có thể gặp một số những biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, khó chịu tại cổ họng, chán ăn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên cáu gắt. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.
Cách điều trị viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em, người lớn
Khi bị viêm mũi họng xuất tiết, việc tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt là vô cùng cần thiết để tránh biến chứng. Điều này sẽ giúp bệnh được kiểm soát và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số cách chữa viêm mũi họng phổ biến hiện nay như:
Viêm mũi xuất tiết uống thuốc gì?
Uống thuốc Tây để điều trị những triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm mũi họng xuất tiết hiện nay là một phương pháp phổ biến và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Thuốc tây thường đem đến tác dụng nhanh chóng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê trong đơn như sau:
- Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ tại họng, mũi, xoang, amidan, hốc mũi,… Thuốc kháng sinh không có hiệu lực đối với virus.
- Thuốc kháng histamin: Có thể được kê nhằm giúp kìm hãm sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch trước những tác nhân gây dị ứng.
- Argyrol: Với công dụng giúp làm khô niêm mạc mũi, hạn chế tiết dịch nhầy và giảm tối đa tình trạng xung huyết.
- Thuốc Corticoid: Có công dụng kháng viêm hiệu quả và ngừa viêm xoang mũi.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Chỉ sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị mắc viêm mũi họng kèm theo biểu hiện đau sốt.
Sử dụng thuốc Tây để uống tuy đem lại hiệu quả cao nhưng chúng chỉ giải quyết những triệu chứng lâm sàng của bệnh mà không điều trị bệnh tận gốc. Hơn nữa, thuốc Tây nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài có thể gây tác dụng phụ lên tạng phủ, ngộ độc gan thận và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng cũng như loại thuốc kê trong đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm thuốc dẫn đến tình trạng quá liều hoặc kéo dài thời gian điều trị hơn. Không được tự ý mua thuốc ở nhà để uống khi chưa qua thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra hiện nay y học ngày càng phát triển, vì thế có rất nhiều phương pháp can thiệp điều trị viêm mũi dị ứng mà không cần đến việc uống thuốc Tây y như:
- Điện di dung dịch Novocain
- Dùng khí dung
- Đốt cuốn mũi dưới với côte điện
- Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi…
Những phương pháp này đều đem đến hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi, không gây đau đớn và tiết kiệm thời gian điều trị rất nhiều. Tuy nhiên cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ cải thiện tình trạng bệnh tạm thời, nếu không chú ý phòng ngừa có thể dẫn tới bệnh tái phát.
Căn cứ vào mức độ tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất với bệnh nhân.
Lưu ý: Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh dùng thuốc Tây không được khuyến khích. Không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Chữa viêm mũi họng xuất tiết tại nhà
Phương pháp sử dụng Tây y đem đến nhiều tác dụng phụ và có thể gây nhờn thuốc nếu lạm dụng điều trị trong một thời gian dài. Bởi vậy rất nhiều người bệnh mong muốn tìm đến những phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết tại nhà rất đơn giản và đem lại hiệu quả tốt khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.
Xông hơi trị viêm mũi
Biện pháp xông hơi lợi dụng hơi nước nóng xông trực tiếp lên mũi và cổ họng. Nước được đun bằng những loại lá tự nhiên có chứa tinh dầu như lá lốt, lá hương nhu, lá chanh,… nhằm giúp làm loãng dịch nhầy ứ đọng để thải ra ngoài, làm thông thoáng đường thở, tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ, mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu.
Cách thực hiện:
- Đem lá rửa sạch, cho tất cả vào ấm đun sôi khoảng 15 phút.
- Chuẩn bị khăn trùm qua đầu để ngăn khí nóng có thể thoát ra ngoài.
- Tiến hành xông trực tiếp vùng mũi và họng, hít thở sâu để hơi nước có thể tỏa đều hốc mũi.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng trực tiếp tinh dầu đã điều chế sẵn như tinh dầu sả, quế, bạch đàn,… để nhỏ trực tiếp vào nước nóng rồi đem xông hơi.
- Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần.
- Chú ý khoảng cách giữa mặt và chậu nước, tránh gây kích ứng da do nóng.
Chữa viêm họng bằng nước muối
Nước muối có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ rất tốt trong cải thiện những triệu chứng bệnh viêm mũi họng thời tiết. Thông mũi và súc họng với nước muối giúp làm sạch dịch nhầy ứ đọng và đẩy hết ra ngoài, giúp làm thoáng sạch đường thở, làm dịu niêm mạc và nhanh lành vết thương tại mũi họng.
Cách thực hiện:
- Pha loãng muối với nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý tại hiệu thuốc rồi cho vào dụng cụ thông mũi chuyên dụng.
- Nghiêng đầu 45 độ và tiến hành rửa khoang mũi, thông ở phía mũi cao hơn để nước muối có thể chảy ra bên kia.
- Làm tương tự với bên mũi còn lại.
- Ngoài ra, sử dụng nước muối để súc họng, ngửa mặt lên phía trên để nước muối có thể thấm sâu vào cổ họng.
Chữa viêm họng bằng gừng tươi
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng, tính ấm, chứa nhiều tinh chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Sử dụng gừng để điều trị viêm mũi họng xuất tiết sẽ giúp đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh, làm loãng dịch nhầy ứ đọng và giúp hệ thần kinh được thư giãn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ rồi rửa sạch.
- Đem gừng thái thành từng lát mỏng rồi ăn sống.
- Ngậm khoảng 2 – 3 lát gừng trong cổ họng, nhai nhẹ để tinh chất có thể thẩm thấu vào niêm mạc họng, xông lên mũi.
- Gừng lành tính nên người bệnh có thể sử dụng bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi cảm nhận những triệu chứng khó chịu của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh tại nhà đem đến hiệu quả nhưng chỉ phù hợp để áp dụng đối với những trường hợp viêm mũi họng xuất tiết nhẹ. Khi bệnh không thuyên giảm thì người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị.
Chữa trị viêm mũi xuất tiết bằng Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng xuất tiết là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể dẫn đến phong hàn, tà khí xâm nhập gây viêm nhiễm. Kết hợp với sự suy yếu của chức năng tạng phủ dẫn đến hình thành bệnh.
Phương pháp trị bệnh bằng Đông y giúp đào sâu vào tận căn nguyên bệnh, điều trị tận gốc đồng thời kiện toàn lại ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng cơ thể giúp bệnh không tái phát.
Những bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính, có lượng kháng sinh tự nhiên giúp trị bệnh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với Tây y nên người bệnh cần hết sức kiên trì.
Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi họng xuất tiết tái phát
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi họng xuất tiết, người bệnh cần tăng cường sức đề kháng cơ thể và tránh tiếp xúc với những tác nhân có hại thông qua những biện pháp sau:
- Tránh xa môi trường khói bụi, ô nhiễm, đeo khẩu trang kỹ càng khi đi ra ngoài đường và chỉ ra ngoài khi cần thiết nhằm bảo vệ đường hô hấp.
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tai, mũi, họng khi thời tiết trở lạnh.
- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà ở, giặt giũ chăn màn để ngăn ngừa vi khuẩn nấm mốc sinh sôi.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là mũi và họng hàng ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng và hợp lý, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh, hoa quả,…
- Uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây để duy trì các hoạt động của cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh viêm mũi họng xuất tiết. Hi vọng người bệnh có thể nắm rõ những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh, thêm vào đó nên thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
Bài viết xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!