Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Di Truyền Không?
Nội dung bài viết
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có di truyền không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp do rối loạn tự miễn xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của một người tấn công các lớp lót chứa đầy chất lỏng của khớp. Điều này dẫn đến viêm, sưng và có thể gây đau, đặc biệt là ở bàn tay, cổ tay và khớp gối.
Mặc dù hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng những người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn những người khác. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp thường là do sự kết hợp của di truyền học và một số yếu tố có trong môi trường. Tỷ lệ di truyền khoảng 53 – 68%, nguy cơ này thường cao hơn ở những trẻ được sinh ra từ người mẹ viêm khớp dạng thấp.
Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ được sinh ra và nuôi lớn bởi những bà mẹ hút thuốc có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi khi trưởng thành. Điều này chứng tỏ, nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi người bệnh có gen cụ thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp và cũng có yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như hút thuốc hay béo phì .
Bên cạnh đó, một số người có thể gen quy định viêm khớp dạng thấp nhưng không phát triển bệnh hoặc không di truyền cho con cái.
Do đó, viêm khớp dạng thấp có thể di truyền. Tuy nhiên, người mang gen di truyền không chắc chắn sẽ phát triển các triệu chứng bệnh.
Viêm khớp dạng thấp di truyền như thế nào?
Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 100 vị trí trong mã DNA của con người có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Theo các nghiên cứu, những người có dấu hiệu di truyền có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi so với những không có người thân mắc bệnh.
Một số gen có thể có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp thường bao gồm:
- PTPN22: Gen này đóng vai trò trong sự phát triển và diễn tiến triển của bệnh.
- STAT4: Gen này có trách nhiệm giúp cơ thể kiểm soát, điều chỉnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch.
- TRAF1 và C5: Đây là những gen có khả năng gây viêm mãn tính.
Mặc dù một số gen có thể liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng các bác sĩ chưa xác định được cách thức các gen này gây bệnh. Có gen này có thể là di truyền từ cha mẹ (phổ là là mẹ) hoặc bị đột biến khi tiếp xúc với một số yếu tố môi trường, như viêm virus hoặc vi khuẩn.
Ngoài ra, không phải tất cả những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp đều phát triển các dấu hiệu bệnh.
Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ xác định một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao.
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh và các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính, bao gồm các bệnh về viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Mang thai và sinh con: Phụ nữ chưa từng sinh con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bất cứ ai lo lắng về nguy cơ phát triển RA nên nói chuyện với bác sĩ.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ thể, bao gồm mắt, phổi và tim. Do đó, những người có dấu hiệu hoặc nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn ngừa bệnh khởi phát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, kịp lúc.
Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Không thể ngăn ngừa tất các các nguy cơ cũng như nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là yếu tố có liên quan đến tính di truyền. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng một số lưu ý như:
– Không hút hoặc bỏ thuốc lá:
Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,3 – 2,4 lần sao với người không hút. Hút thuốc cũng có thể khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp tiến triển nhanh hơn hoặc trở nên khó kiểm soát.
Do đó không hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như tăng cường sức khỏe. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ từ thảo dược, kẹo ngậm hoặc liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
– Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh:
Những người thừa cân có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn những người khác. Theo một số thống kê, những phụ nữ ở tuổi 55 thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 lần so với những người khác. Do đó, giảm cân và thực hiện các bước duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp.
Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh hơn, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, rau và trái cây trong chế độ ăn uống. Sử dụng các loại protein nạc như cá, gà tây và gà bỏ da để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, tránh thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo.
Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách duy trì cân nặng khoa học và hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp. Chọn một các bài tập phù hợp như kết hợp aerobic và rèn luyện sức mạnh. Tập luyện tăng cường sức mạnh có thể làm giảm tình trạng mất xương (một tác dụng phụ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp).
Ngoài ra, luyện tập kéo giãn cơ thể cũng có thể giúp giảm đau và cứng khớp liên quan đến loại viêm khớp này. Tuy nhiên việc luyện tập cần được hướng dẫn và theo dõi bởi người có chuyên môn. Tập luyện sai phương pháp và với cường độ không phù hợp có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường:
Các bác sĩ cho biết, việc tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Mặc dù không thể tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng môi trường, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế việc hết mức có thể. Nếu làm việc với các hóa chất độc hại, người bệnh cần sử dụng các thiết bị an toàn và đồ bảo hộ mọi lúc.
Mặc dù một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng không phải tất cả những người mang gen di truyền đều phát triển bệnh. Do đó, xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện cơ thể để hạn chế các nguy cơ. Trao đổi với bác sĩ hoặc đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có biện pháp xử lý phù hợp.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!