Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em – Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh rối loạn tự miễn. Bệnh xảy ra phổ biến ở những trẻ có độ tuổi từ 13 đến 16. Căn bệnh này có thể đột ngột xuất hiện và biến mất sau vài tháng chăm sóc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu không sớm thăm khám và điều trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em - Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh rối loạn tự miễn

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em vừa là một bệnh xương khớp vừa là một bệnh rối loạn tự miễn xảy ra chủ yếu ở những trẻ có độ tuổi từ 13 đến 16. Khác với bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn, bệnh có thể đột ngột xuất hiện và biến mất sau vài tháng chăm sóc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Đối với những trẻ bị viêm khớp mãn tính, triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng hoặc hơn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ nhỏ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại và khả năng vận động của trẻ. Đặc biệt là khi không có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.

Phân loại viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể hình thành và phát triển trên một hoặc nhiều khớp. Tuy nhiên khớp gối, khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp cổ tay và khớp cổ chân là những vị trí dễ phát bệnh nhất.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Dựa vào vị trí phát bệnh, số khớp bị viêm, thời gian phát bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bệnh được phân thành những loại sau:

  • Viêm khớp dạng thấp đa giác: Viêm khớp dạng thấp đa giáp là một dạng viêm khớp dạng thấp có khả năng phát sinh ở mọi lứa tuổi. Trong đó có đến 40% trường hợp viêm khớp xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể xuất hiện và làm ảnh hưởng đến nhiều khớp nhỏ hoặc 5 khớp. Phần lớn các triệu chứng của bệnh xảy ra phổ biến ở khớp hàm, khớp cổ, khớp  bàn tay và khớp bàn chân.
  • Oligoarticular: Oligoarticular còn có tên gọi khác là Pauciarticular. Đây là một dạng viêm khớp dạng thấp có khả năng hình thành và phát triển ở năm khớp nhỏ hoặc ít hơn. Bệnh thường xảy ra ở khớp gối, khớp khuỷu tay và khớp cổ tay. Theo kết quả thống kê, có đến 50% trường hợp bị Oligoarticular trên tổng số trường hợp trẻ em mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm khớp dạng thấp khởi phát toàn thân: Viêm khớp dạng thấp khởi phát toàn thân (bệnh still) là một dạng viêm khớp dạng thấp có thể gây nguy hiểm nhưng không xảy ra phổ biến ở trẻ. Bệnh chỉ xảy ra ở 10 – 15% trường hợp viêm khớp dạng thấp ở trẻ. Bệnh still có thể xảy ra và tiến triển trên một hoặc nhiều khớp. Ngoài ra bệnh còn có khả năng tác động và gây viêm tại một số cơ quan nội tạng trong cơ thể. Cụ thể như tim, gan và lá lách.
Phân loại viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Phân loại viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ có mấy giai đoạn?

Tương tự như viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở trẻ nhỏ gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Hiện tượng viêm xuất hiện ở màng trên khớp dẫn đến đau và sưng khớp. Những tế bào miễn dịch nhanh chóng di chuyển đến những khu vực bị viêm dẫn đến lượng tế bào tồn tại trong dịch khớp tăng cao.
  • Giai đoạn II: Bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển ở mức độ vừa phải. Ở giai đoạn II, tình trạng viêm trong mô có sự gia tăng về mức độ nghiêm trọng và lan truyền. Mô sương bắt đầu phát triển gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian trên sụn và khoang khớp. Lâu ngày, sụn  khớp có dấu hiệu bị phá hủy, khớp thu hẹp do mất sụn. Tuy nhiên bệnh nhân không bị dị dạng khớp ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn III của bệnh viêm khớp dạng thấp được xác định là giai đoạn nặng. Các sụn khớp tồn tại trong những khớp bị tổn thương dần mất đi khiến xương dưới sụn lộ ra ngoài. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường bị đau khớp, khớp sưng tấy, khả năng vận động bị hạn chế, suy nhược cơ thể, cứng khớp vào mỗi buổi sáng, hình thành nhiều nốt sần dị dạng, teo cơ.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong giai đoạn này, tình trạng viêm sưng sẽ giảm đi, hình thành xương chùng (xương kết hợp) và các mô xơ khiến các chức năng của khớp bị dừng lại. Bệnh nhân có thể bị bại liệt ở giai đoạn này.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em xuất hiện ở đâu?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em vừa là một bệnh viêm khớp vừa là một bệnh rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩ bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề và bị rối loạn dẫn đến nhầm lẫn mô và những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể là dị nguyên và những tác nhân gây hại nên hoạt động mạnh và tấn công chính nó.

Khi hệ miễn dịch tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm ở các khớp xương sẽ hình thành.

Cho đến hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến hệ miễn dịch gặp vấn đề và bị rối loạn. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể gây rối loạn hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình hình thành bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.

  • Chấn thương xương khớp: Theo các chuyên gia, chấn thương xảy ra ở xương khớp dù nhỏ hay lớn đều khiến những vị trí này bị ảnh hưởng và suy yếu. Đặc biệt nếu chấn thương xương khớp do va đập, té ngã… không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, tình trạng viêm sưng khớp sẽ xuất hiện. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra và nhanh chóng tiến triển.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì, được xác định là một trong yếu tố có khả năng thúc đẩy bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi trọng lượng cơ thể đạt quá mức quy định sẽ tác động và tạo một lực lớn lên các khớp xương. Đặc biệt là khớp gối và khớp bàn chân. Nếu không có biện pháp xử lý, các khớp sẽ có dấu hiệu yếu dần, dễ bị viêm sưng và thúc đẩy quá trình thoái hóa đa khớp.
  • Yếu tố di truyền: Dựa vào kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu, trẻ em sau khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp khi cha mẹ hay một trong những người thân trong gia đình có tiền sử hoặc đang bị viêm khớp. Điều này xuất hiện là do sau khi sinh ra, trẻ được di truyền một kháng nguyên đặc hiệu mang tên HLA từ mẹ, cha hoặc cả hai. Loại kháng nguyên này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tính nhạy cảm và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Do đó những trẻ được truyền kháng nguyên HLA thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn trẻ bình thường.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Cơ thể và sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Chính vì thế cơ thể của trẻ rất dễ bị các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn… xâm nhập và sinh bệnh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện và kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Bệnh lao: Viêm khớp dạng thấp được xác định là một trong những hệ quả của bệnh lao khi không điều trị đúng cách.
Chấn thương xương khớp
Chấn thương xương khớp là nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Những biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ có thể phát sinh theo từng đợt hoặc xuất hiện và kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, thời gian phát bệnh, tình trạng sức khỏe chung… dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp ở mỗi trẻ thường không giống nhau.

Khi mắc bệnh, cơ thể và các khớp xương của trẻ sẽ có những biểu hiện bất thường sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân
  • Đau khớp và xơ cứng khớp. Tình trạng đau và xơ cứng khớp sẽ nặng nề hơn vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi trẻ nhỏ ngồi bất động một chỗ trong thời gian dài. Triệu chứng xơ cứng khớp thường có dấu hiệu thuyên giảm sau khi bệnh nhi cử động nhiều lần. Xơ cứng khớp thường xuất hiện một cách đột ngột và nhanh chóng hết.
  • Đỏ khớp, sưng tấy kèm theo cảm giác nóng khớp, mềm. Trường hợp nặng có thể bị biến dạng khớp.
  • Triệu chứng khác: Nổi nhọt ở chân, bỏng hoặc ngứa mắt, chán ăn, ăn không ngon miệng, ngứa ran và tê, xuất hiện nốt sần da, nhịp thở ngắn, yếu và sốt cao.

Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em và các triệu chứng đi kèm có thể biến mất sau vài tháng chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên nếu việc kiểm soát bệnh lý không đạt hiệu quả hoặc để bệnh kéo dài, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Ngoài ra nếu trẻ không được thăm khám và điều trị viêm khớp dạng thấp, những biến chứng nguy hiểm dưới đây có thể xuất hiện:

  • Mắt mờ
  • Viêm ống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Hạn chế khả năng di chuyển và vật động
  • Cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ bị suy nhược cơ thể
  • Một số cơ quan trong cơ thể như tim, gan và lá lách sẽ bị ảnh hưởng đối với trường hợp viêm khớp dạng thấp khởi phát toàn thân.

Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em rất khó phát hiện và khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Bởi các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh thương giống với nhiều bệnh lý khác. Không phát hiện vật lý hoặc xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán. Triệu chứng lâm sàng tương đối nghèo nàn gồm sưng khớp, viêm khớp và biến dạng khớp đối với trường hợp nặng.

Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó phát hiện và khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em rất khó phát hiện và khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu

Theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987, quá trình chẩn đoán dựa vào thời gian phát bệnh và diễn tiến trên 6 tuần, biểu hiện xảy ra ở nhiều khớp.

  • Cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Triệu chứng này kéo dài trên 1 giờ
  • Viêm khớp đối xứng
  • Tình trạng viêm xảy ra tối thiểu ở 3 nhóm khớp: Tràn dịch hoặc sưng phần mềm tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp gồm khớp cổ chân, khớp gối, khớp bàn ngón chân, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần bàn tay (kể cả hai bên).
  • Các khớp bàn tay có dấu hiệu viêm: Sưng và viêm tối thiểu một nhóm đối với khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần, khớp cổ tay
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính
  • Hạt dưới da
  • Những dấu hiệu điển hình từ hình ảnh X-quang: Chụp khớp tại cổ tay, bàn tay hoặc khớp tổn thương nhận thấy có dấu hiệu bào mòn, hình khuyết đầu xương, hình hốc, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định: Trẻ nhỏ có ≥ 4 tiêu chuẩn. Dấu hiệu viêm khớp (tiêu chuẩn 1 – 4) có nhiều thời gian diễn biến ≥ 6 tuần, đồng thời cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cần trẻ tiến hành chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương và theo dõi sự tiến triển của bệnh theo thời gian. Hình ảnh từ xét nghiệm siêu âm và MRI cho phép bác sĩ chuyên khoa đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm máu

Những trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường có protein phản ứng C (CRP) hoặc có tốc độ lắng hồng cầu trong cơ thể (ESR, hoặc tốc độ sed) tăng cao. Điều này cho thấy sự có mặt của quá trình viêm diễn ra bên trong cơ thể.

Ngoài ra một số xét nghiệm máu thông thường khác có khả năng tìm kiếm khánh thể peptide citrullated chống cyclic và yếu tố thấp khớp.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Vì là bệnh mãn tính và tự miễn nên bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường không được chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích chính của quá trình điều trị phòng ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn, giảm viêm, giảm sưng đau. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của bệnh khiến quá trình phát triển xương khớp và khả năng đi lại của trẻ bị suy giảm.

Dựa vào có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp bằng những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Thông thường để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp và kiểm soát các triệu chứng đi kèm, bác sĩ chuyên khoa sẽ thêm vào đơn thuốc các loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

Ibuprofen ( Motrin và Advil), Naproxen (Aleve) và một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) thường được ưu tiên trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm viêm, giảm sưng và cải thiện tình trạng đau nhức.

Tuy nhiên thuốc Aspirin trong được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em. Bởi thành phần của loại thuốc này có khả năng gây kích ứng dạ dày và tạo ra nhiều phản ứng phụ trên cơ thể của trẻ. Nguy hiểm hơn, việc cho trẻ sử dụng thuốc Aspirin có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) thường được ưu tiên trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs

Nhóm thuốc chống thấp khớp DMARDs thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với mục đích làm chậm quá trình phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên quá trình chữa bệnh với thuốc thường kéo dài do thuốc  phát huy tác dụng chậm. Vì thế bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng đồng thời thuốc chống thấp khớp cùng với thuốc chống viêm không steroid.

Methotrexate và Sulfasalazine là hai loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, mức độ tổn thương và độ tuổi mắc bệnh, thời gian sử dụng, cách dùng và liều lượng ở mỗi đối tượng không giống nhau.

Việc sử dụng thuốc chống thấp khớp, viêm khớp bừa bãi sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các tác dụng phụ. Chính vì thế phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và cho trẻ sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc corticosteroid

Trong trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ có diễn tiến phức tạp, bệnh đang trong giai đoạn nặng và có khả năng hình thành các biến chứng nguy hiểm, thuốc corticosteroid sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định.

Tùy thuộc vào từng từng trường hợp cụ thể, thuốc corticosteroid có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng viêm sưng ở các khớp. Đồng thời giúp giảm đau, giảm đỏ da và hạn chế tình trạng xơ cứng khớp.

Tuy nhiên thuốc corticosteroid cần được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt là khi sử dụng với trẻ em.

  • Thuốc sinh học

Thành phần tá dược có trong các loại thuốc sinh học có khả năng can thiệp vào những phản ứng viêm của cơ thể. Từ đó giúp giảm viêm, sưng và làm dịu cơn đau.

Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ, một số loại thuốc sinh học như anakinra, abatacept, etanercept, adalimumab sẽ được chỉ định.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo hướng dẫn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu trẻ áp dụng thêm các biện pháp vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp trẻ rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đồng thời đạt hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Một số biện pháp thường được sử dụng gồm:

  • Chườm nóng / chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là hai biện pháp đơn giản có thể áp dụng tại nhà. Đối với chườm lạnh, nhiệt độ thấp từ biện pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng viêm, gây tê và giảm đau. Để thực hiện bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc cho vào khăn bông một ít đá lạnh, sau đó áp lên khớp bị viêm.

Đối với chườm nóng, nhiệt độ cao từ biện pháp này sẽ giúp người bệnh kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm đau và giảm sưng hiệu quả. Để thực hiện biện pháp chườm nóng, bạn hãy sử dụng một chai thủy tinh bên trong có chứa một ít nước ấm hoặc dùng túi ấm chườm trực tiếp lên những khu vực có khớp bị sưng đau.

Chườm nóng / chườm lạnh
Chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm sưng, đau, viêm và đau nhức
  • Xoa bóp / bấm huyệt

Xoa bóp xương khớp hoặc bấm huyệt chủ đạo để kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng, hạn chế tình trạng co cứng xương khớp và tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

  • Tăng cường vận động và luyện tập thể dục

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, trẻ nhỏ có thể tăng cường vận động và luyện tập thể dục theo sự hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia trị liệu. Thông thường, trẻ sẽ được hướng dẫn đi bộ đúng cách, xoay khớp và áp dụng một số bài tập đơn giản khác.

Việc tăng cường vận động và luyện tập thể dục sẽ giúp trẻ làm giảm tần suất xuất hiện của tình trạng co cứng khớp. Đồng thời giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt cho xương khớp.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp cho trẻ em. Tuy nhiên đối với những trường hợp nguy hiểm, tổn thương khớp nghiêm trọng và có nguy cơ cao hình thành biến chứng làm giảm khả nang đi lại, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật chỉnh sửa những khớp bị hư hỏng.

Phương pháp phẫu thuật có thể cải thiện chức năng của các khớp, giúp giảm đau và khôi phục khả năng sử dụng khớp.

Một số phương pháp phẫu thuật dưới đây có thể được xem xét và sử dụng:

  • Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi được thực hiện ở khuỷu tay, khớp đầu gối, cổ tay, hông và ngón tay để loại bỏ phần lớp lót đang bị viêm của khớp (synovium).

  • Phẫu thuật sửa chữa gân

Tổn thương và viêm khớp có thể khiến gân xung quanh khớp bị vỡ hoặc lỏng. Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ giúp các đường gân xung quanh khớp được sửa chữa.

  • Phẫu thuật chỉnh trục

Để điều chỉnh hoặc ổn định khớp và giảm đau, phương pháp phẫu thuật cầu chì sẽ được chỉ định. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng khi phẫu thuật thay khớp không phải là lựa chọn.

  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp

Trong quá trình phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp, những bộ phận bị tổn thương của khớp sẽ bị loại bỏ. Sau đó chèn vào vị trí này một bộ phận giả làm bằng nhựa hoặc kim loại.

Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được thăm khám và điều trị kịp thời. Chính vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và chữa bệnh ngay khi nhận thấy cơ thể và các khớp có dấu hiệu bất thường.

5/5 - (10 bình chọn)

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *