Ngứa đường tiết niệu là bị gì? Nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Ngứa đường tiết niệu là bệnh lý gây ra cảm giác khó chịu và nhiều phiền toái cho người mắc bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bệnh kéo dài và không được can thiệp điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy ngứa đường tiết niệu là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không?
Ngứa đường tiết niệu là gì?
Ngứa đường tiết niệu (hay ngứa ống dẫn tiểu) là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng ống dẫn tiểu do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, virus, nấm mốc,…
Bệnh ngứa đường tiết niệu là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng, trong đó chiếm đa số là những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiểu tiện.
Ngứa đường tiết niệu được chẩn đoán là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh viêm đường tiết niệu. Người bệnh cần chủ động theo dõi và thăm khám sớm để kiểm soát bệnh không diễn biến nặng hơn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị bệnh rối loạn tiểu tiện hay viêm đường tiết niệu thường có các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, nước tiểu khai nồng, đau rát khi tiểu tiện, ngứa đường tiết niệu,…
Ngoài ra, ngứa đường tiết niệu còn là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh khác như sau:
- Viêm niệu đạo: Là bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo gây viêm nhiễm. Thường gặp nhất là ở những người bị bệnh lậu, nhiễm chlamydia,… đi kèm cùng các triệu chứng đó là tiểu buốt, khó chịu, buồn nôn,…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh thường gặp phổ biến ở nữ giới do niệu đạo có cấu tạo ngắn. Đây là bệnh lý hàng đầu gây ngứa tiết niệu và có kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, mùi nước tiểu hôi nồng, đau vùng bụng dưới,…
- Bệnh xã hội: Điển hình ở những căn bệnh này là tình trạng ngứa rát bộ phận sinh dục, xuất hiện mụn, đau vùng chậu, chảy dịch bất thường,…
- Viêm thận, nhiễm trùng máu: Đây là những bệnh lý rất nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Cần được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân, triệu chứng ngứa đường tiết niệu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa đường tiết niệu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra đó là:
- Quá trình vệ sinh chưa được sạch sẽ, đặc biệt là việc vệ sinh vùng kín mỗi khi đi tiểu xong, sau khi quan hệ tình dục sẽ làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lan sang đường tiết niệu hình thành viêm.
- Do quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và bừa bãi dẫn đến những bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,…
- Do sức đề kháng suy giảm, ở nhiều bệnh nhân có sức đề kháng yếu khiến cơ thể không có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh cũng dẫn đến tình trạng ngứa và viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Do vi khuẩn E Coli, vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau và gây viêm nhiễm trực tiếp ở đường tiết niệu.
- Ngoài ra. một số bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết cũng gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu và gây ngứa như sỏi tiết niệu, ứ trệ nước tiểu,…
Khi bị ngứa đường tiết niệu, thông thường bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện thêm những triệu chứng đi kèm. Những triệu chứng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, những biểu hiện phổ biến ở người bệnh thường là:
- Tiểu khó, tiểu dắt và buốt rát khi đi tiểu khiến bệnh nhân thường sợ phải đi tiểu. Nhịn tiểu lâu sẽ không tốt cho thận hay bàng quang.
- Tiểu gấp, tiểu ít và đi tiểu nhiều lần, luôn trong trạng thái buồn tiểu.
- Đau và căng tức vùng bàng quang, vùng bụng dưới.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, hay ớn lạnh.
- Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục hoặc màu hồng trà.
Nếu người bệnh bị ngứa đường tiết niệu có xuất hiện thêm biểu hiện như đau lưng, buồn nôn, sốt cao,… thì rất có thể tình trạng viêm nhiễm đã trở nặng và khả năng cao các vi khuẩn đã tấn công vào thận. Bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế nhanh chóng và kịp thời để chữa trị bệnh nhanh chóng.
Ngứa đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Biểu hiện ngứa ống dẫn tiểu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Một số bệnh lý nhẹ có thể tự khỏi nhưng cũng có nhiều bệnh kéo dài trong một thời gian. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu ngứa đường tiết niệu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu kéo dài, kéo theo nhiều hậu quả xấu về sau.
- Dẫn đến viêm niệu đạo: Ngứa đường tiết niệu lâu ngày sẽ dẫn tới viêm niệu đạo do vi khuẩn, nấm, khuẩn E Coli, khuẩn lậu,… gây viêm nhiễm ở bàng quang, niệu đạo.
- Suy thận, nhiễm trùng máu: Vi khuẩn xâm nhập lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm ở thận và khiến nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời hoàn toàn có thể gây suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến tính mạng,…
- Gây vô sinh: Nếu người bệnh bị ngứa đường tiết niệu do mắc các bệnh xã hội như lậu, giang mai, chlamydia,… thì nguy cơ dẫn đến vô sinh thường rất cao. Bởi những vi khuẩn gây bệnh liên tục tấn công bộ phận sinh dục dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung, viêm tinh hoàn,… lâu dần sẽ gây hiếm muộn, mất khả năng tình dục, vô sinh.
Ngứa đường tiết niệu không quá nguy hiểm ở giai đoạn đầu và hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan không khám chữa sớm dẫn đến bệnh trở nặng và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Cách chữa chứng ngứa ống dẫn tiểu hiệu quả
Người bệnh không nên bỏ qua cơ hội chữa trị bệnh viêm ống dẫn tiểu ngay từ giai đoạn đầu để giúp bệnh nhanh khỏi và kiểm soát tốt những biến chứng nguy hiểm về sau.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị chứng ngứa đường tiết niệu một cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, giúp bệnh nhân sớm lấy lại được sức khỏe của bản thân.
Điều trị ngứa đường tiết niệu bằng thuốc Tây
Để việc điều trị viêm đường tiết niệu được hiệu quả nhất, người bệnh nên thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và nghe tư vấn phác đồ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Thông thường, khi ngứa đường tiết niệu còn nhẹ người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê một số loại thuốc Tây y để điều trị nội khoa giúp bệnh nhanh chóng được kiểm soát:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Amoxicillin, nitrofurantoin, trimethoprim,…
- Thuốc chống dị ứng.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Aspirin, paracetamol,…
Chữa ngứa bằng phương pháp Đông y
Một số bài thuốc Đông y kết hợp từ những dược liệu tự nhiên có khả năng điều trị tốt tình trạng ngứa đường tiết niệu ở mọi đối tượng hay lứa tuổi một cách an toàn, hiệu quả.
Thảo dược được thu hái trực tiếp từ thiên nhiên, có chứa hàm lượng chất kháng sinh, kháng viêm cao giúp tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi viêm nhiễm.
Những vị thuốc được kết hợp tùy theo từng thể trạng bệnh nhân hay mức độ bệnh đang gặp phải. Bởi vậy người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền để được kê đơn bốc thuốc cụ thể và chính xác.
Ngoài những vị thuốc dùng kết hợp ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một vài vị dược liệu đơn lẻ để điều trị bệnh hiệu quả tại nhà như sau:
- Râu ngô: Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và đánh tan sỏi niệu đạo.
- Cây mã đề: Mã đề theo Đông y có tính hàn, vị ngọt hơi thanh mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm sưng, giảm bớt tình trạng đau rát khi tiểu tiện và đẩy lùi vi khuẩn xâm nhập.
- Lá chè tươi: Trong nước lá chè xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tiêu viêm, kháng khuẩn tốt, giúp đẩy lùi vi khuẩn và chống ung thư.
Biện pháp cải thiện ngứa đường tiết niệu
Cùng với việc điều trị tình trạng ngứa ống dẫn tiểu, người bệnh cũng nên thực hiện những biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu:
- Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong quá trình điều trị để cải thiện bệnh dứt điểm.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ sung đủ chất để đảm bảo sức khỏe.
- Không ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng bởi chúng gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, không uống cà phê hay đồ uống có gas.
- Nên tiểu tiện thường xuyên và ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Luyện tập thể dục và vận động vừa sức hàng ngày để tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể.
Trong quá trình điều trị ngứa đường tiết niệu, người bệnh nên theo dõi sức khỏe và thăm khám bác sĩ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Khám phá ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!