Bị viêm cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?

Viêm cổ tử cung khi mang thai là chứng bệnh phụ khoa khiến nhiều chị em lo lắng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người mẹ, mà còn có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho thai nhi. Vậy mẹ cần làm gì nếu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân, dấu hiệu viêm cổ tử cung khi mang thai

Viêm cổ tử cung là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm, lở loét,… do sự xâm nhập của các loại vi nấm, vi khuẩn,… ở tử cung của nữ giới. Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 50% nữ giới trong khoảng từ 20 – 50 tuổi từng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Trong đó, những phụ mang thai đặc biệt là ở khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Cổ tử cung bị viêm nhiễm là do các loại vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường khác nhau do sự suy giảm sức khỏe của mẹ khi bước vào giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai ở nữ giới
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai ở nữ giới

Cụ thể, bệnh viêm cổ tử cung khi mang bầu đến từ những nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn nội tiết tố: Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ thường gặp tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, khiến sức đề kháng suy giảm. Nồng độ Progesterone và estrogen trong cơ thể xuống quá thấp ảnh hưởng xấu đến các mô tử cung. Do đó, các mẹ bầu thường rất dễ mắc các chứng viêm nhiễm.
  • Môi trường âm đạo có sự thay đổi: Rối loạn nội tiết tố nữ là nguyên nhân khiến độ pH trong môi trường âm đạo bị biến đổi, khiến các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập rồi di chuyển từ âm đạo đến cổ tử cung và các bộ phận bên trong.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Viêm nhiễm cổ tử cung khi mang thai cũng có thể là do lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: giang mai, lậu, chlamydia,… Tình trạng viêm nhiễm ở những trường hợp này thường khá nặng.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vùng âm đạo ẩm ướt, tiết nhiều dịch nhưng lại không được các chị em vệ sinh thường xuyên, đúng cách và đảm bảo sự thông thoáng, khiến các loại vi khuẩn, vi nấm có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm.
  • Dị ứng với các hóa chất: Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có những thành phần không an toàn hay tiếp xúc với những chất diệt tinh trùng, chất latex thường gặp trong các loại bao cao su, cũng có thể gây viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Kích ứng do băng vệ sinh: Lạm dụng băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nạo phá thai không an toàn: Mọi biện pháp nạo phá thai dùng bằng kỹ thuật nào cũng để lại những biến chứng nhất định cho cơ thể và cơ quan sinh sản của người mẹ. Vì vậy, nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, người mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm cổ tử cung cao hơn rất nhiều.
  • Sinh đẻ nhiều lần: Những lần “vượt cạn” đều có tác động đến cổ tử cung của nữ giới, do đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm hơn.

Có thể nói, thói quen sinh hoạt và quan hệ tình dục thiếu khoa học của mẹ là nguyên nhân chính dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai. Các mẹ cần hết sức chú ý đến cơ thể để phát hiện ngay những triệu chứng ban đầu của bệnh.

Dấu hiệu viêm cổ tử cung khi mang thai

Việc phát hiện bệnh sớm để có những biện pháp can thiệp kịp thời là hết sức quan trọng. Ở mỗi giai đoạn nặng hay nhẹ của bệnh, tình trạng viêm nhiễm cũng sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Những dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Những dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm cổ tử cung giai đoạn đầu:

  • Ra nhiều khí hư: Trong giai đoạn đầu của bệnh, chị em sẽ thấy xuất hiện nhiều chất dịch nhầy, màu trắng hơi trong như trứng gà trên đồ lót. Khí hư tiếp tục ra nhiều dù không phải bị kích thích hay ở thời kỳ trứng rụng. Lâu dần, khi hư sẽ chuyển màu, có mùi hôi và tanh nồng, chuyển sang dạng lỏng quá loãng hoặc quá đặc.
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng âm đạo: Do vi khuẩn xâm nhập, vùng âm đạo cũng có thể có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Nếu dùng gương soi, chị em có thể thấy vùng niêm mạc tử cung bị sưng và tấy đỏ.
  • Các triệu chứng đi kèm: Vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung cũng có thể lây lan sang các cơ quan bài tiết khác như bàng quan, niệu đạo,… gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu,…

Viêm cổ tử cung giai đoạn nặng:

  • Khí hư ra rất thất thường, đã chuyển thành màu vàng nhạt hoặc màu nâu, ra kèm mủ, hoặc thậm chí là máu.
  • Có thể xuất hiện một vài vấn đề về đường ruột như hậu môn bị đau, tức, khó đi ngoài,…
  • Một số triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu: khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu,…
  • Bụng dưới bị đau tức liên tục, kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ rối loạn,… thậm chí có thể dẫn đến xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vùng kín liên tục ngứa và khó chịu. Môi lớn có thể thấy những bựa trắng bám vào.
  • Có cảm giác đau rát, thậm chí là chảy máu sau khi quan hệ.

Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên đây, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở thăm khám uy tín, tránh để tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề, gây viêm nhiễm sâu và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Do thói quen sống và sinh hoạt vợ chồng không đúng cách, nhiều mẹ bầu bị viêm cổ tử cung khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mẹ bị viêm cổ tử cung gấy ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bị viêm cổ tử cung gấy ảnh hưởng đến thai nhi

Điều này không chỉ khiến khoảng thời gian thai nghén của mẹ thêm khó khăn, gặp nhiều bất tiện, mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Viêm cổ tử cung khi mang thai kéo theo cảm giác ngứa ngáy liên tục ở vùng kín. Điều này sẽ cản trở sinh hoạt hàng ngày của mẹ, khiến các mẹ bầu cực kỳ khó chịu, dễ cáu giận và stress. Tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Nguy hiểm hơn, những trường hợp viêm nhiễm nặng có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong 3 tháng đầu và thai ngôi ngược vào 3 tháng cuối khá cao, mẹ cũng rất dễ sinh non,…
  • Các mẹ bị viêm nhiễm cổ tử cung rất khó để sinh thường khi chuyển dạ, thường phải lựa chọn sinh mổ thay thế. Sau đó, cơ thể mẹ sẽ phục hồi rất chậm, phải nghỉ ngơi đến ít nhất 3 năm thì chức năng sinh sản mới trở lại bình thường được.
  • Viêm cổ tử cung của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Khi sinh ra, bé có thể bị còi xương, chậm phát triển.
  • Vi khuẩn, vi nấm từ tử cung có thể xâm nhập vào màng ối, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng màng ối.
  • Viêm nhiễm cổ tử cung khi mang bầu cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm nhau thai, khiến trẻ sinh ra sẽ bị các bệnh về mắt, da, hô hấp, hoặc bị dị tật,…
  • Bệnh cũng sẽ khiến nồng độ axit trong âm đạo tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến nước ối và sự phát triển của trẻ.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể dẫn đến những biến chứng sản khoa nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn của bé và sức khỏe của mẹ. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu viêm nhiễm từ trước, bạn cần chữa trị triệt để trước khi quyết định mang thai.

Còn với những mẹ bầu phát hiện bệnh khi đang trong thai kỳ, cần phải đến ngay các cơ sở thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm cổ tử cung khi mang bầu

Người mẹ điều trị viêm cổ cung khi mang thai cần hết sức cẩn trọng, phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định sử dụng nhiều phương pháp Tây Y, Đông Y kết hợp tự chăm sóc, vệ sinh tại nhà.

Mỗi phương pháp đều có tác dụng nhất định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chị em cần cân nhắc kĩ tư vấn của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phương pháp Tây Y

Tây y được người bệnh ưu tiên sử dụng nhiều và đây là phương pháp đầu tiên mà bác sĩ sẽ kê cho bạn nhằm kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp Tây y thường sử dụng ở đây là dùng thuốc điều trị hoặc thực hiện các biện pháp ngoại khoa khi cần thiết.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc uống là biện pháp đơn giản nhất để điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng sinh có thể mang theo tác dụng phụ và nguy cơ mắc dị tật cho thai nhi. Do đó, các bác sĩ thường chỉ cho thai phụ sử dụng những loại thuốc chưa từng ghi nhận có tác dụng phụ.

Thuốc uống là phương pháp điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai nhẹ nhất
Thuốc uống là phương pháp điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai nhẹ nhất

Một số loại thuốc lành tính được cho mẹ bầu khi điều trị viêm cổ tử cung bao gồm Polymyxin B, Neomycin và Nystatin. Những loại thuốc này chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ kháng khuẩn và kháng nấm, không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh, người mẹ cũng có thể được yêu cầu sử dụng thuốc đặt vào trong âm đạo để trực tiếp loại bỏ các mầm bệnh gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Ví dụ, nếu bệnh xuất hiện do các vi khuẩn như liên cầu, tự cầu, E.coli, bạn sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh. Còn nếu tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra, bạn sẽ được chỉ định đặt thuốc kháng nấm.

Phẫu thuật xâm lấn

Nếu những biện pháp kể trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các phương pháp xâm lấn như đốt điện, đốt laser, dao leep, kỹ thuật Viba OKW,…

Phẫu thuật xâm lấn điều trị viêm cổ tử cung
Phẫu thuật xâm lấn điều trị viêm cổ tử cung
  • Đốt điện: Đốt điện là phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến nhất cho các trường hợp viêm nặng, ở cấp độ 2, 3 tức diện tích vùng bị viêm chiếm hơn ⅓ diện tích cổ tử cung. Tuy nhiên, biện pháp này cũng mang lại những rủi ro nhất định cho người bệnh. Đốt điện gây nguy cơ mất máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật, thu hẹp niêm mạc gây khó khăn cho việc sinh thường và mang thai sau này.
  • Đốt laser: Phương pháp này được thực hiện với những trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cấp độ 4 và cần có sự đánh giá tổn thương chính xác của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ sử dụng que có khả năng phóng tia laser để đốt cháy tổn thương. Thủ thuật ngoại khoa này thường không gây đau đớn, bệnh nhân sẽ chỉ có cảm giác nóng nhẹ ở vùng âm đạo.
  • Dao leep: Sóng điện tử cao tần sẽ thâm nhập sâu để xử lý các mô tổn thương từ trong ra ngoài, các mầm bệnh sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, luồng sóng điện từ cũng sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và tái tạo mô mới. Bệnh nhân không bị mất máu và trải qua đau đớn quá nhiều. Phương pháp này không để lại sẹo, không gây biến dạng cổ tử cung.
  • Điều trị bằng kỹ thuật Viba OKW: Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, vi nấm ở những vùng bị viêm nhiễm. Trong khi đó, những mô lành sẽ được bảo vệ tối đa và không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh nở sau này của người bệnh. Phương pháp này cũng diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, thời gian hồi phục nhanh, tỷ lệ tái nhiễm thấp chưa đến 1%.

Phương pháp Đông Y

Trị viêm cổ tử cung bằng Đông Y được xem là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, kết quả và thời gian điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ viêm nhiễm của từng người. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc Đông Y phổ biến sau đây.

Bài thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung với cây Ích Mẫu

Ích Mẫu là loại dược liệu có vị đắng, tính hàn cao, có khả năng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Đồng thời, loài cây này cũng chứa nhiều chất được xem là những kháng sinh tự nhiên như leonurin, stachydrine,… có tác dụng điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả.

Cây ích mẫu là dược liệu quý trong Đông Y
Cây ích mẫu là dược liệu quý trong Đông Y

Chuẩn bị: 50g ích mẫu khô, 10g bồ kết khô, 30g lá nhội.

Cách dùng:

  • Thuốc rửa: Dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị đun sôi với nước. Khi các tinh chất đã thấm hết ra ngoài, chắt lấy nước và để nguội. Sử dụng loại nước này để vệ sinh vùng kín.
  • Thuốc uống: Sắc khoảng 10g ích mẫu khô với nước, đun kĩ trên lửa nhỏ liu riu sau đó chắt lấy nước. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc từ cây Hoàng Bá

Hoàng bá là một dược liệu có hàm lượng berberin cao, có tính kháng khuẩn kháng viêm mạnh nhưng tương đối lành tính, thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y điều trị viêm cổ tử cung.

Bài thuốc từ cây Hoàng Bá
Bài thuốc từ cây Hoàng Bá

Chuẩn bị: 50g hoàng bá, 40g thiên lý quang, 40g hổ trượng, 30g tử thảo.

Cách dùng:

  • Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào khoảng 2 lít nước sôi.
  • Đun trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi các tinh chất thấm hết ra ngoài.
  • Dùng hỗn hợp nước để xông và rửa vùng kín.
  • Thực hiện khoảng 1 lần/ tuần để thấy hiệu quả.

Việc sử dụng phương pháp Đông Y để điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai cũng cần dựa trên phác đồ của thầy thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai tại nhà

Bên cạnh những phương pháp Đông Y, Tây Y, người bệnh cũng có thể sử dụng một số phương pháp sau đây để hạn chế tình trạng viêm nhiễm ngay tại nhà.

Sử dụng nước muối loãng

Nước muối có khả năng sát khuẩn và chống viêm cao. Chị em chỉ cần pha nước ấm với một chút muối hòa tan. Sau đó, dùng dung dịch này để rửa âm đạo. Sau khi rửa, cần dùng khăn mềm để thấm khô vùng kín và các khu vực xung quanh.

Nên sử dụng phương pháp này 2-3 lần/ tuần để âm đạo không bị khô và rát quá mức.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm và sát khuẩn mạnh. Vì vậy, loại cây này thường được dùng trong các phương thuốc chữa trị bệnh viêm nhiễm, ngoài da. Không những vậy, lá trầu không cũng có tác dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung hiệu quả.

Lá trầu không chữa các bệnh phụ khoa hiệu quả
Lá trầu không chữa các bệnh phụ khoa hiệu quả

Phương pháp này rất lành tính, phù hợp với những mẹ bầu có tình trạng viêm nhiễm nhẹ, mới khởi phát.

  • Dùng một nắm lá trầu rửa sạch hoặc ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Giã nát nắm lá, rồi lọc lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt vừa chắt với một lượng nước ấm vừa đủ và dùng để lau rửa vùng kín.
  • Sau đó, dùng khăn mềm để thấm khô lại nhẹ nhàng.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần phương pháp này.

Viêm cổ tử cung khi mang thai là một căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở thăm khám uy tín khi phát hiện dấu hiệu của bệnh. Lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, kết hợp chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ giúp các mẹ bảo vệ bé và tránh khỏi những biến chứng sản khoa nặng nề hơn.

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ có được những thông tin cần thiết về viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Thông tin hữu ích:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *