Có nên mổ u lạc nội mạc tử cung? Khi nào nên mổ?
Nội dung bài viết
Thắc mắc “có nên mổ u lạc nội mạc tử cung không” là điều mà các chị em rất quan tâm không. Nếu cần phải mổ thì chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp nào? Những thông tin về vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp bây giờ.
Có nên mổ u lạc nội mạc tử cung không?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa mãn tính mang đến những khó chịu, đau đớn cho người bệnh ảnh hưởng về sức khỏe và cuộc sống.
Căn bệnh này không gây ra nguy hiểm gì đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng về sức khỏe nhất là vấn đề sinh sản. Trường hợp bị nặng, người bệnh còn có nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung, dẫn đến vô sinh hoặc ung thư.
Phương pháp điều trị lạc nội mạc đa dạng hơn giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, dùng hormone, hỗ trợ sinh sản hay phẫu thuật.
Mục đích của việc điều trị lạc nội mạc là giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, kiểm soát bệnh và bảo vệ khả năng sinh sản. Trường hợp bệnh trong giai đoạn nhẹ, trung bình, người bệnh chưa có nhu cầu mang thai thì có thể dùng thuốc giảm đau hoặc liệu pháp hormone.
Lạc nội mạc có nên mổ không thì đáp án là có. Bệnh nhân muốn mang thai nhưng các biện pháp điều trị khác không mang đến kết quả khả quan thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến vấn đề phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Buồng trứng có khối u lạc nội mạc xuất hiện.
- Vùng chậu xuất hiện cơn đau hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm do lạc nội mạc gây ra.
- Tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, những cơ quan nội tạng khác như ruột, bàng quang đã bị ảnh hưởng đến.
- Bệnh tái phát lại sau khi điều trị nội khoa lạc nội mạc.
- Nguy cơ vô sinh của người bệnh cao thì phẫu thuật sẽ tiến hành để giảm tỷ lệ vô sinh.
U lạc nội mạc buồng trứng có nên mổ không sẽ phụ thuộc vào kết quả kiểm tra của bác sĩ. Nếu phẫu thuật bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe để đảm bảo phẫu thuật thành công.
Lạc nội mạc tử cung nên mổ khi nào?
Vấn đề khác liên quan đến mổ u lạc nội mạc buồng trứng mà bệnh nhân đang rất quan tâm hiện nay đó là thời điểm mổ. Không phải bệnh nhân yêu cầu phẫu thuật bác sĩ sẽ đồng ý mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Cụ thể, thời điểm cần phải mổ lạc nội mạc tử cung đó là:
- Bệnh nhân có dấu hiệu đau tại vùng chậu.
- Các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng với người bệnh hoặc trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với điều trị nội khoa.
- Người bệnh có thêm bệnh lý phần phụ cấp như xoắn hoặc vỡ nang.
- Mô nội mạc đã lạc và thâm nhiễm sâu vào ruột, bàng quang, niệu quản.
- Bệnh nhân bị hiếm muộn kèm theo nhiều yếu tố khác.
Các phương pháp mổ u lạc nội mạc tử cung
Y học hiện đại đã tìm ra nhiều cách chữa lạc nội mạc để bệnh nhân đảm bảo khả năng mang thai và sức khỏe của mình. Về phương pháp mổ u lạc nội mạc đây được xem là cách chữa trị tiên tiến nhất bởi kết quả sau phẫu thuật đảm bảo.
Phương pháp mổ lạc nội mạc hiện nay có hai loại đó là:
Phương pháp mổ nội soi
Mổ nội soi sẽ phương pháp mới giúp loại bỏ nội mạc tử cung và mô sẹo trong cơ thể của người bệnh. Phương pháp này mang đến kết quả điều trị cao, ít gây ra cảm giác đau đớn và ít để lại sẹo sau khi mổ. Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục sau khi mổ nội soi cũng sẽ cao hơn.
Quá trình phẫu thuật nội soi sẽ bóc tách phần lạc nội mạc trong cơ tử cung có chọn lọc vậy nên tử cung sẽ được bảo tồn tuyệt đối.
Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là chỉ áp dụng được với những khối u có kích thước lớn. Những khối u nhỏ muốn phẫu thuật loại bỏ buộc phải để trong cơ thể tiếp tục phát triển. Nếu có áp dụng bóc tách thì không thể bóc hết được bởi lạc nội mạc đã nằm sâu vào các lớp cơ.
Mổ nội soi can thiệp quá sâu sẽ gây tổn thương nặng đến cổ tử cung. Mổ u lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm bởi tỷ lệ rủi ro của phương pháp này vẫn có. Nếu khối u trong quá trình mổ bị chảy máu quá nhiều buộc phải cắt tử cung để cầm máu lại.
Phương pháp mổ cắt tử cung
Muốn loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh thì mổ cắt tử cung là phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ rất nặng nề với những khối u trong cơ tử cung lành tính.
Trường hợp mổ cắt tử cung để chữa lạc nội mạc chỉ được áp dụng khi người bệnh đã có đủ số con mà mình muốn và không có nhu cầu sinh nở trong tương lai. Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh về phương pháp này, nếu bệnh nhân đồng ý sẽ tiến hành thực hiện.
Phương pháp cắt tử cung được thực hiện qua đường bụng hoặc âm đạo. Nếu mổ qua đường âm đạo bác sĩ sẽ tiếp cận với tử cung của bệnh nhân quan âm đạo. Ưu điểm của phẫu thuật cắt tử cung qua âm đạo đó là:
- Không để lại sẹo.
- Ít biến chứng, ít lây nhiễm sang cơ quan khác.
Nếu mổ mở bụng để cắt bỏ tử cung thì sẽ phải rách 1 đường 15cm hỗ trợ cho quá trình thực hiện. Cách làm này an toàn nhưng sẽ để lại sẹo và làm chậm thời gian hồi phục.
Nguy cơ gặp phải sau mổ lạc nội mạc tử cung
Mổ u lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không, tỷ lệ thành công thế nào phụ thuộc nhiều về giai đoạn chăm sóc sau đó. Sau phẫu thuật bệnh nhân phải tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về cách ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt.
- Thời gian đầu sau khi mổ bệnh nhân chỉ được ăn thức ăn ở dạng lỏng để dễ nuốt. Người bệnh nên hạn chế vận động tối đa để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Điều này không có nghĩa là bạn nằm một chỗ mà thi thoảng phải xoay người, ngồi để tránh vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Khi phẫu thuật bệnh nhân không được tắm bằng bồn tắm, ngâm mình mà phải đợi cho đến khi vết mổ đã lành hẳn.
- Kiêng cữ là một trong những vấn đề cần thiết để bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Thời gian kiêng cữ sẽ phụ thuộc vào tình trạng người bệnh nên không thể xác định cụ thể. Nếu mổ lạc nội mạc bằng phương pháp nội soi thì người bệnh phải kiêng quan hệ trong 1 tháng. Mổ mở thì phải kiêng tối thiểu 6 tuần hoặc phải kiêng cho đến khi vết thương đã lành hoàn toàn.
- Một vấn đề khác mà bạn cần phải chú ý đến khi mổ lạc nội mạc đó là nguy cơ tái phát. Phẫu thuật chỉ lấy đi một phần nguyên nhân gây bệnh không thể giải quyết triệt để mầm bệnh nên khó tránh khỏi khả năng tái phát trở lại.
- Chỉ cần chu kỳ kinh nguyệt có hiện tượng trào ngược máu vào ổ bụng thì nguy cơ bị lạc nội mạc lần nữa rất lớn. Nhiều trường hợp đã mổ đến 3 lần nhưng vẫn có dấu hiệu tái phát gây ra sự chán nản và hoang mang về mặt tâm lý.
- Nếu mô nội mạc nằm ở nhiều vị trí, cơ quan trong bụng thì quá trình mổ có thể gây ra những biến chứng khác như sẹo, dính và tai biến.
- Sau khi mổ chị em nên chủ động đi tái khám để bác sĩ kiểm tra vùng chậu đã lành hay chưa. Quá trình tái khám bác sĩ sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về quá trình hồi phục và điều trị kế tiếp cho bạn. Thời gian tái khám sau phẫu thuật tốt nhất từ 2 đến 4 tuần.
- Chế độ ăn của người bệnh cũng cần được chú ý đến để nâng cao tỉ lệ hồi phục. Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa omega-3, chất xơ, các loại rau cải có màu xanh. Thực phẩm nên hạn chế ăn có các loại thịt, chế phẩm bơ sữa, lúa mì và đường, chất kích thích, rượu bia.
Qua bài viết trên hẳn bạn đã có thêm nhiều thông tin liên quan đến vấn đề có nên mổ lạc nội mạc tử cung không. Tốt nhất hãy chủ động phòng ngừa bệnh, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm, điều trị để tránh chuyển biến nặng hơn.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!