Thượng vị là gì, nằm ở đâu? Chức năng & vấn đề thường gặp
Nội dung bài viết
Thượng vị còn được gọi là vùng bụng trên và là khu vực tập trung nhiều bộ phận quan trọng bao gồm dạ dày, tuyến mật, tuyến tụy. Theo các bác sĩ, các vấn đề ở khu vực thượng vị cần được quan tâm và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Thượng vị nằm ở đâu, có chức năng gì?
Theo giải phẫu học, thượng vị hay vùng thượng vị là một trong chín phần của bụng. Thượng vị là khu vực ở phía dưới xương ức, phân bố ở giữa xương sườn và trên rốn.
Trong quá trình hít thở, cơ hoành sẽ làm phẳng lồng ngực, di chuyển nội tạng ra bên ngoài thành bụng trên. Sự kết hợp của cơ hoành và các cơ bụng tạo nên vùng thượng vị. Do đó, thượng vị không phải là cơ bắp cũng không phải là một cơ quan mà là một khu vực của vùng bụng.
Thượng vị tập trung nhiều cơ quan và bộ phận quan trọng trong cơ thể, bao gồm:
- Dạ dày
- Tá tràng (một phần của ruột non)
- Tuyến tụy
- Gan (một phần)
Thượng vị thuộc phần trên của hệ thống tiêu hóa, nằm ngay bên dưới thực quản, nối với dạ dày, tá tràng và các cơ quan khác của hệ thống tiêu hóa.
Cụ thể, thức ăn sau khi được nghiền nát, tác động nhai sẽ được phân hủy một lượng nhỏ nhỏ nhờ vào enzym tiêu hóa. Sau đó thức ăn sẽ được đưa xuống một ống cơ trơn, được gọi là thực quản (nằm song song với khí quản), đi qua vùng thượng vị và đến dạ dày. Tại vùng thượng vị diễn ra các chức năng chính của hệ thống tiêu hóa như tiết ra dịch vị tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ một phần dạ dày nhào trộn, nghiền nát thức ăn để đưa xuống ruột non, tiếp tục công đoạn tiêu hóa, hấp thụ và cuối cùng là đào thải.
Mặc dù, vùng thượng vị không có chức năng nhất định trong hệ thống tiêu hóa cũng như các vấn đề khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây là khu vực diễn ra rất nhiều hoạt động bao gồm tiêu hóa thức ăn, tiết dịch vị, góp phần tạo ra hơi thở và bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng. Bên cạnh đó, vùng thượng vị được cho là rất dễ bị tổn thương và các dấu hiệu ở khu vực này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân hoặc bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các vấn đề thường gặp ở thượng vị
Vùng thượng vị bao gồm nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các rối loạn ở khu vực này. Tình trạng này có thể kèm theo các dấu hiệu phổ biến khác như ợ nóng, đầy hơi hoặc chướng bụng.
Đôi khi các vấn đề ở thượng vị không phải là dấu hiệu bệnh lý và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể, một số vấn đề liên quan đến vùng thượng vị bao gồm:
1. Áp lực lên thượng vị
Trong một số trường hợp, thượng vị có thể bị đau hoặc khó chịu khi có lực hoặc áp lực tác động lên khu vực này. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường là do ăn quá nhiều, điều này khiến dạ dày mở rộng, chèn ép lên thượng vị và gây khó chịu.
Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến một số vấn đề khác như khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng.
2. Trào ngược axit dạ dày
Trào ngược axit dạ dày là tình trạng xảy ra khi một lượng axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng thượng vị bao gồm ngực và cổ họng. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng trào ngược axit có thể trở nên mãn tính và dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các triệu chứng trào ngược axit phổ biến có thể bao gồm:
- Ợ nóng
- Khó tiêu
- Có vị axit bất thường ở bên trong khoang miệng
- Đau họng hoặc khàn giọng
- Cảm thấy có khối u bên trong cổ họng
- Ho kéo dài
Trào ngược axit liên tục có thể gây tổn thương ống thực quản, gây đau đớn vùng thượng vị và dẫn đến thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn uống của người bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trào ngược có thể dẫn đến tình trạng thực quản Barrett, là tình trạng thực quản phát triển các mô tương tự như bên trong ruột.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trào ngược axit dạ dày được cải thiện bằng các loại thuốc trung hòa và làm giảm sản xuất axit dạ dày. Các loại thuốc này thường an toàn, hiệu quả nhưng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như gây ra các vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng và gây suy dinh dưỡng.
3. Thực quản Barrett
Thực quản Barrett là tình trạng xảy ra khi các mô tuyến thực quản phát triển bắt đầu phát triển tương tự như các mô lót niêm mạc ruột. Điều này có thể dẫn đến ung thư thực quản nếu không được điều trị phù hợp và đúng phương pháp.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Béo phì
Thực quản Barrett có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đau rát cổ họng hoặc khàn giọng
- Có vị axit bất thường trong miệng
- Nóng rát ở dạ dày
- Ợ nóng
- Khó nuốt
Các biện pháp điều trị thực quản Barrett phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tình trạng trào ngược hoặc phẫu thuật để tăng cường cơ thực quản dưới để cải thiện các triệu chứng.
4. Viêm thực quản hoặc viêm dạ dày
Viêm thực quản là tình trạng viêm niêm mạc ống thức ăn, viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Cả hai tình trạng này đều có thể liên quan đến trào ngược axit, nhiễm trùng và ảnh hưởng của một số loại thuốc. Bên cạnh đó, một số rối loạn ở hệ thống miễn dịch cũng có thể gây viêm thực quản và viêm dạ dày.
Tình trạng này cần được điều trị và chăm sóc phù hợp. Nếu không điều trị, viêm có thể dẫn đến loét, hình thành mô sẹo và gây chảy máu. Các dấu hiệu bao gồm:
- Có vị axit ở khoang miệng
- Ho kéo dài
- Nóng rát ở cổ họng và ngực
- Buồn nôn và khó nuốt
- Nôn ra máu
- Suy dinh dưỡng
5. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc ruột và ruột non, thường là do nhiễm khuẩn hoặc do sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài.
Trong một số trường hợp người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như khó tiêu hoặc đau dạ dày. Cơn đau do viêm loét dạ dày có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trong khu vực thượng vị. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ hoặc được cải thiện trong vòng vài phút.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác cơ thể bao gồm:
- Khó nuốt
- Trào ngược thức ăn vào khoang miệng
- Cảm thấy không thoải mái và khó chịu sau khi ăn
- Giảm cân
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn
Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng bao gồm:
- Xuất huyết nội
- Mất ổn định tuần hoàn máu
- Viêm phúc mạc, thủng dạ dày hoặc ruột non
- Hình thành mô sẹo ở dạ dày và tá tràng
- Hẹp môn vị dạ dày
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc giảm nồng độ axit dạ dày hoặc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe tổng thể.
6. Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành có thể xảy ra khi một phần của dạ dày bị đẩy qua khỏi cơ hoành và đi vào khoang ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do cơ hoành yếu hoặc liên quan một tai nạn tác động trực tiếp đến vùng thượng vị.
Bên cạnh việc dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng trên, tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác như:
- Đau họng
- Kích thích hoặc tổn thương niêm mạc cổ họng
- Khó nuốt
- Có cảm giác nóng rát nghiêm trọng ở cổ họng
- Khó chịu ở ngực
Hầu hết các trường hợp thoát vị cơ hoành thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Một số người bệnh có thể không gặp bất cứ dấu hiệu cụ thể nào, bao gồm đau vùng bụng trên.
7. Rối loạn túi mật
Các vấn đề về túi mật có thể dẫn đến tình trạng đau vùng thượng vị. Các vấn đề phổ biến có thể bao gồm sỏi mật và viêm túi mật. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên bên trái, đặc biệt là sau khi ăn
- Phân có màu đất sét
- Vàng da
- Mất cảm giác ngon miệng
- Đầy hơi, chướng bụng
Chẩn đoán và điều trị các vấn đề ở thượng vị
Để xác định các vấn đề ở vùng thượng vị, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm liên quan. Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng để xác định nguyên nhân và đề nghị một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm hình ảnh như X – quang, siêu âm hoặc nội soi
- Xét nghiệm nước để kiểm tra nhiễm trùng và các rối loạn khác
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra chức năng tim
Việc điều trị các vấn đề ở thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Đối với tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản barrett hoặc viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp điều trị lâu dài để cải thiện các triệu chứng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc để ngăn ngừa các triệu chứng.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Thỉnh thoảng khó chịu và đau ở vùng thượng vị không phải là tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các triệu chứng và dấu hiệu kéo dài có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người bệnh có thể cần gọi cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn. Một số dấu hiệu nghiêm trọng bao gồm:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Có áp lực dữ dội hoặc đau thắt ở ngực
- Ho ra máu
- Có máu trong phân, phân đen hoặc hắc ín
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ
- Sốt cao
- Mệt mỏi hoặc mất ý thức
Trong nhiều trường hợp, đau và khó chịu ở vùng thượng vị có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Nếu các triệu chứng mãn tính hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!