Bị đau dạ dày có ăn được hải sản (tôm, cua, …) không?

Bị đau dạ dày có ăn được hải sản không? Thực tế người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung các loại hải sản như tôm, cá, mựa, cua,… vào chế độ ăn nhằm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bổ sung không đúng cách, nhóm thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và dị ứng.

đau dạ dày có ăn được hải sản
Người bị đau dạ dày có ăn được hải sản không?

Bị đau dạ dày có ăn được hải sản không?

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xảy ra do lạm dụng rượu bia, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống viêm, stress, rối loạn thần kinh,…

Dạ dày là cơ quan lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Do đó khi cơ quan này bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng và gián đoạn. Thực tế cho thấy, hầu hết người có vấn đề về dạ dày thường dễ bị đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

đau dạ dày có ăn được tôm không
Người bị đau dạ dày có thể bổ sung các loại hải sản như tôm, cua, cá,… vào chế độ dinh dưỡng

“Người bị đau dạ dày có ăn được hải sản không?” là một trong những thắc mắc thường gặp. Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng đạm (protein) và khoáng chất cao. Vì vậy, người bị đau dạ dày có thể bổ sung hải sản vào chế độ ăn nhằm cải thiện sức khỏe, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyễn Thị Luận chia sẻ về Sơ can Bình vị tán
May mắn thay, nhờ bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc 145 Hoa Lan mà chị Nguyễn Thị Luận đã thoát khỏi những ám ảnh, đau đớn do khuẩn HP và trào ngược gây nên CHỈ SAU MỘT LIỆU TRÌNH, bắt đầu có cuộc sống vui khỏe như chưa từng bị bệnh.

Ngoài ra, một số loại hải sản (cá hồi, cá thu,…) còn chứa hàm lượng Omega 3 và Kẽm cao có tác dụng chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng tốc độ phục hồi ổ viêm loét.

Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này dễ gây đầy hơi, chướng bụng và dị ứng nếu không sử dụng đúng cách – đặc biệt là đối với người có vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, người bị đau dạ dày nên bổ sung hải sản đúng cách nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế các rủi ro, tác dụng không mong muốn.

Đừng bỏ qua: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 và cách dùng

Lưu ý khi dùng hải sản đối với người bị đau dạ dày

Như đã đề cập, ăn hải sản không đúng cách có thể kích thích đau dạ dày bùng phát mạnh, gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và dị ứng. Vì vậy khi bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống, nên lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

1. Không ăn quá nhiều hải sản

Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm và khoáng chất dồi dào. Do đó chỉ nên ăn một lượng hải sản vừa đủ để dạ dày dễ dàng tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu tối đa dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Ăn quá nhiều hải sản có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, đường ruột, dễ gây đau thượng vị, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ợ hơi,… Hơn nữa đối với người có cơ địa nhạy cảm, dung nạp quá nhiều hải sản còn có thể kích thích các tình trạng dị ứng như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, hen suyễn,…

2. Cần nấu chín hải sản hoàn toàn

Hải sản chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa vi khuẩn Salmonella và Vibrio Vulnificus. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào niêm mạc tiêu hóa, đi vào tuần hoàn máu và gây sốt, đau đầu, tiêu chảy, nôn mửa,…

đau dạ dày có ăn được mực không
Không sử dụng hải sản chưa được nấu chín hoàn toàn

Đối với người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các triệu chứng nhiễm khuẩn thường có mức độ nhẹ và có thể kiểm soát chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên ở người bị đau dạ dày, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mô niêm mạc bị viêm, loét, sau đó đi vào các cơ quan nội tạng, phát triển nhanh và thậm chí có thể gây tử vong.

Vì vậy để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và hạn chế các rủi ro không đáng có, bạn nên nấu chín hải sản hoàn toàn trước khi sử dụng. Nếu ăn ở nhà hàng hoặc quán ăn, nên yêu cầu đầu bếp nấu chín thức ăn để tránh ngộ độc và dị ứng.

3. Không dùng các loại hải sản “lạ”

Ngoài các loại hải sản thông thường (cua, ghẹ, mực, nghêu, sò, hàu, tôm, cá,…), nhiều người có sở thích dùng các loại hải sản “lạ” như cá nóc, con so biển, mực đốm xanh, cua hạt,… Tuy nhiên hầu hết các loại hải sản “lạ” đều có chứa độc tố và hàm lượng thủy ngân cao. Sử dụng các loại hải sản này có thể gây đau dạ dày dữ dội hoặc thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.

Vì vậy, người bị đau dạ dày chỉ nên sử dụng các loại hải sản thông thường để tránh tác động xấu đến dạ dày và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

4. Chú ý cách chế biến hải sản

Bên cạnh vấn đề cần nấu chín hải sản hoàn toàn, bạn nên chú ý phương thức chế biến. Khác với người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, người bị đau dạ dày dễ bị đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn khi dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Vì vậy khi chế biến hải sản, nên ưu tiên dạng hấp, luộc, hầm, nấu súp hoặc nấu canh, tránh dùng hải sản chiên, xào hoặc nướng.

đau dạ dày có ăn được mực không
Nên chế biến hải sản ở dạng luộc, hấp, súp hoặc nấu canh để tránh gây đầy hơi, chướng bụng

Hải sản có tính hàn, dễ gây tiêu chảy và đau bụng nên cần dùng kèm với các loại gia vị hoặc thực phẩm có tính ấm như gừng, sả, tỏi, nghệ, thìa là,…

5. Một số lưu ý khác

Ngoài ra khi bổ sung hải sản vào chế độ ăn, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Không dùng hải sản để qua đêm: Hải sản để qua đêm thường bị biến chất và dễ gây ngộ độc, đau bụng khi sử dụng. Do đó nên ăn hải sản ngay sau khi chế biến để đảm bảo hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và hạn chế ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
  • Không dùng hải sản với bia rượu, nước ngọt có gas: So với rau xanh và trái cây, hải sản khó tiêu hóa hơn do chứa hàm lượng đạm và khoáng chất dồi dào. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồng thời với nước ngọt có gas và bia rượu. Các loại thức uống này có thể khiến dạ dày tăng tiết axit, co bóp quá mức và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Tránh uống trà sau khi ăn hải sản: Acid tannic trong trà có thể kết hợp với canxi trong hải sản gây kích ứng lên dạ dày và đường ruột. Trong trường hợp kích ứng mạnh, bạn có thể bị đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng.
  • Không dùng với các thực phẩm có tính hàn: Dùng hải sản với các thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, lê, rau muống, rau má,… có thể gây đầy bụng, khó tiêu và đau thượng vị.
  • Tránh sử dụng cùng với thực phẩm chứa vitamin C: Asen pentavenlent có thể kết hợp với vitamin C tạo thành asen trioxide (thạch tín) và gây ngộ độc. Vì vậy, cần tránh ăn hải sản cùng với các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, sơ si, dưa hấu,…
  • Lựa chọn hải sản tươi, nguồn gốc rõ ràng: Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của hải sản và hạn chế rủi ro khi sử dụng, bạn nên lựa chọn nguồn hải sản tươi và có xuất xứ rõ ràng. Thực tế cho thấy, trên thị trường có nhiều cơ sở kinh doanh hải sản kém chất lượng, nguồn gốc trôi nổi và dư lượng thủy ngân cao.

Các trường hợp không nên sử dụng hải sản

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì vậy cần tránh hoặc hạn chế dùng hải sản nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bị bệnh gout
  • Người bị dị ứng hải sản (thận trọng nguy cơ dị ứng chéo – đặc biệt là các loại hải sản có vỏ)
  • Người có các vấn đề về đường ruột

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị đau dạ dày có ăn được hải sản không?” và một số lưu ý khi bổ sung loại thực phẩm này. Trong trường hợp có nhiều bệnh lý đi kèm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Tham khảo thêm: 

4.7/5 - (16 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *