Người bị tăng Axit Uric nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày chính là một cách đơn giản để chống lại tình trạng dư thừa axit uric trong máu, ngăn chặn sự tấn công của bệnh gút. Vậy bị tăng axit uric nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho thực đơn của người bệnh.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị tăng axit uric

Axit uric là sản phẩm được tạo ra từ quá trình phân hủy purin . Chất này bình thường vẫn được tìm thấy trong máu nhưng nếu ở ngưỡng an toàn thì sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì cho sức khỏe. Ngược lại, hàm lượng axit tăng cao quá mức có thể gây hại cho thận và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout.

Hợp chất purin được dung nạp vào cơ thể chủ yếu đến từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chính vì vậy, khi được xác định bị tăng axit uric máu, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày góp phần rất quan trọng vào việc đưa chỉ số axit uric trở về ngưỡng bình thường.

tăng axit uric nên ăn gì
Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp khắc phục tình trạng tăng axit uric trong máu

Khi xây dựng thực đơn, người bị dư thừa axit uric cần lưu ý một số vần đề sau:

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.
  • Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm, hoa quả chứa hàm lượng purin thấp hoặc không có nhân purin.
  • Tránh các thực phẩm có hàm lượng oxalat cao
  • Sử dụng các thực phẩm có tính kiềm hoặc có khả năng đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm cũng rất cần thiết để bảo vệ khớp khỏi tác hại của axit uric.
  • Ăn uống đúng giờ giấc. Không được kiêng khem quá mức gây giảm cân một cách đột ngột khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao hơn.

Người bị tăng axit uric nên ăn gì?

Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị tăng axit uric bao gồm:

1. Đậu xanh

Đậu xanh là thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt, kích thích hoạt động tiểu tiện. Sử dụng thực phẩm này vài lần mỗi tuần sẽ giúp thận có khả năng đào thải axit uric tốt hơn. Hàm lượng axit uric dư thừa sẽ được bài tiết vào trong nước tiểu và đào thải ra ngoài.

Bạn có thể sử dụng đậu xanh để nấu chè hoặc nấu canh ăn. Người có thể hàn hoặc phụ nữ đang mắc các bệnh lý phụ khoa như ra nhiều huyết trắng, đau bụng kinh không nên ăn quá nhiều đậu xanh.

2. Tỏi

Tỏi có khả năng làm giảm axit uric trong máu nhờ chứa nhiều lưu huỳnh. Bên cạnh đó loại củ gia vị này còn cung cấp cho cơ thể một hợp chất kháng sinh quý có tên gọi là allicin. Chất này giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh gout cho các trường hợp bị tăng axit uric trong máu.

3. Cao cao

Ca cao và các sản phẩm được làm từ ca cao, chẳng hạn như socola đen chính là một sự lựa chọn lý tưởng trong thực đơn của người bị tăng axit uric máu. Theo nghiên cứu, thực phẩm này chứa nhiều Theobromine alkaloid – một chất có khả năng làm giảm đáng kể lượng axit uric dư thừa.

Ngày nay, ca cao được sử dụng phổ biến dưới dạng bột pha thức uống và là thành phần không thể thiếu trong nhiều món bánh. Bạn cũng có thể thay thế bằng kẹo socola đen nhưng không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4. Tía tô

Nếu bạn đang thắc mắc người bị tăng axit uric nên ăn gì thì tía tô chính là một gợi ý hữu ích. Thành phần tinh dầu, vitamin A, C cùng các hoạt chất khác được tìm thấy trong thực phẩm này có thể giúp tăng cường đào thải axit uric, làm giảm nồng độ của chất này trong máu.

Trường hợp bị tăng axit uric dẫn đến bệnh gout, sử dụng lá tía tô thường xuyên còn có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm tại khớp, hỗ trợ điều trị bệnh.

người bị tăng axit uric nên ăn lá tía tô
Thường xuyên ăn lá tía tô có thể giúp làm giảm lượng axit uric trong máu

Bạn có thể dùng lá tía tô dưới các hình thức như:

  • Ăn sống
  • Thêm vào các món ăn
  • Xay tươi lấy nước uống
  • Sắc uống ( không sắc quá 15 phút)

5. Quả táo

Táo được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị tăng axit uric nhờ chứa nhiều axit malic. Chất này được biết đến khả năng trung hòa axit uric dư thừa.

Ngoài ra, các thành phần chất xơ pectin, vitamin và khoáng chất phong phú có trong táo còn giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng, đào thải độc tố và làm tăng khả năng chuyển hóa cho cơ thể. Để đạt được lợi ích tốt nhất, bạn nên ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.

6. Dư axit uric nên ăn rau cải bẹ xanh

Sở hữu tính kiềm mạnh, rau cải bẹ xanh có thể giúp trung hòa một phần không nhỏ axit uric dư thừa trong máu. Chất này cũng giúp ức chế quá trình chuyển hóa purin từ nguồn thực phẩm bạn ăn hàng ngày thành axit uric, đồng thời tăng cường đào thải chất này tại thận.

Trường hợp xét nghiệm máu thấy chỉ số axit uric tăng cao bất thường, hãy thêm rau cải bẹ xanh vào trong thực đơn mỗi tuần từ 2 – 4 bữa. Loại rau này có thể luộc, nấu canh, xào hay hấp ăn đều được. Nếu ăn sống, bạn nên rửa qua nhiều nước và cẩn thận ngâm với nước muối pha loãng trước khi dùng.

7. Giấm táo

Lấy 3 thìa giấm táo pha với 200ml nước ấm uống. Duy trì thói quen này mỗi ngày trong 1 thời gian sẽ giúp làm giảm bớt lượng axit uric dư thừa trong máu nhờ tính kiềm tự nhiên của loại giấm này.

Bên cạnh đó, thành phần vitamin C dồi dào được tìm thấy trong giấm táo cũng góp phần đáng kể vào việc tăng cường đào thải axit uric trong máu, ngăn chặn phản ứng viêm hình thành tại khớp gây nên bệnh gout.

8. Quả mọng

Các loại quả mọng như dưa hấu, dâu tây, nam việt quất, anh đào đặc biệt giàu chất chống oxy hóa. Chất này có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào xương và mô sụn trước sự tấn công của tinh thể muối urat và gốc tự do, ngăn ngừa sự tấn công của các đợt gout cấp.

Hơn nữa, mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng chúng lại có hàm lượng purin khá thấp. Đây chính là một trong những nhóm thức ăn tốt nhất cho người bị tăng axit uric máu.

9. Chanh

Chanh giàu vitamin C và axit nitric. Những chất này khi vào cơ thể sẽ tham gia vào quá trình trung hòa và đảo thải bớt hàm lượng axit uric dư thừa trong máu. Bạn nên duy trì thói quen uống 1 ly nước chanh ấm mỗi ngày để nhanh chóng đưa chỉ số axit uric trong máu trở về ngưỡng tiêu chuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế chanh bằng các thực phẩm giàu vitamin C khác để cải thiện vấn đề mình đang gặp phải, chẳng hạn như:

  • Kiwi
  • Dâu tây
  • Đu đủ
  • Súp lơ xanh
  • Rau bina…

10. Khoai tây

Khoai tây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “người bị tăng axit uric nên ăn gì”. Thực phẩm này chứa nhiều kali nên có khả năng kiềm hóa axit uric, làm giảm nồng độ chất này trong máu một cách tự nhiên, an toàn.

người bị tăng axit uric nên ăn khoai tây
Khoai tây có tính kiềm giúp trung hòa axit uric dư thừa

Đặc biệt, khoai tây nằm trong số ít các thực phẩm không chứa nhân purin. Bạn có thể sử dụng hàng ngày mà không phải lo ngại về tình trạng tăng axit uric trong máu.

Khoai tây thường được sử dụng trong các súp, món canh hầm xương. Nếu không có vấn đề về đường ruột, bạn cũng có thể ép khoai tây lấy nước uống mỗi ngày 2 ly, vừa giúp hỗ trợ làm giảm axit uric, vừa giúp ngăn ngừa bệnh gút phát triển.

11. Cà rốt

Người bị dư axit uric nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt mỗi tuần 2 – 3 bữa, mỗi bữa khoảng 150g. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin A, C và các loại khoáng chất có khả năng làm giảm axit uric trong máu, đồng thời cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

12. Các sản phẩm từ sữa

Bao gồm sữa bò, sữa dê, sữa chua, phô mát hay phô mai… Nghiên cứu cho thấy người bị tăng axit uric máu uống mỗi ngày 1 ly sữa có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh gout lên đến 43%.

Nhóm thực phẩm này cũng bổ sung hàm lượng protein dồi dào làm tăng năng lượng cho cơ thể, giúp kháng viêm và tham gia vào quá trình xây dựng nên các mô xương khỏe mạnh. Tuy nhiên kh sử dụng bạn nên chọn các sản phẩm đã được tách béo để không làm cơ thể bị tăng cân khi sử dụng trong thực đơn hàng ngày.

13. Người bị tăng axit uric nên ăn cần tây

Cả rau cần tây và hạt cần tây đều tốt cho người bị dư thừa axit uric. Chúng được sử dụng như những phương thuốc tự nhiên để chống lại tình trạng này nhờ vào khả năng trung hòa axit và tăng cường bài tiết axit uric ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện.

Để tận dụng được lợi ích tuyệt vời từ loại rau này, bạn hãy thêm cần tây vào món ăn hoặc ép nước uống. Đối với hạt cần tây, có thể nhai nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa mỗi ngày hoặc xay thành bột mịn pha với nước uống cho tiện.

14. Dưa chuột

Nhắc đến các thực phẩm tốt cho người bị tăng axit uric máu phải kể đến dưa chuột. Thực phẩm này được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh nhờ có đặc tính thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu. Với thành phần chủ yếu là nước, dưa chuột cũng góp phần đáng kể vào việc đào thải axit uric dư thừa qua đường tiết niệu.

người bị tăng axit uric nên ăn dưa leo
Dưa leo chứa nhiều nước và chất xơ giúp tăng cường đào thải axit uric ra ngoài theo đường tiết niệu

Dưa chuột cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm chứa rất ít nhân purin. Dân gian còn sử dụng thực phẩm này để làm thuốc giảm axit uric và hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng những cách sau:

  • Ép 1 quả dưa chuột với 2 cây cần tây lấy nước. Sau đó thêm vào 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa nước gừng uống.
  • Kết hợp nước ép cà rốt với nước ép dưa chuột và củ cải đường theo tỷ lệ bằng nhau. Dùng mỗi ngày 1 ly.

15. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một loại chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp nhiều omega 3 có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, giúp làm giảm bớt lượng axit uric dư thừa, ngăn ngừa và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh gout – hậu quả của tình trạng tăng axit uric kéo dài.

16. Bí xanh tốt cho người bị tăng axit uric

Nhiều người cứ mãi thắc mắc bị tăng axit uric trong máu nên ăn gì mà không biết rằng bí xanh chính là vũ khí tuyệt vời để chống lại tình trạng này. Thành phần chính của bí xanh là nước. Ngoài ra còn có chất xơ hòa tan, vitamin A, C và đặc biệt là kali. Những chất này giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa purin, đồng thời trung hòa axit uric dư thừa trong máu, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Với những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên uống nước ép bí xanh hoặc sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn 3- 4 lần mỗi tuần.

17. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Cuối cùng, một trong những nhóm thực phẩm bạn không nên bỏ qua khi bị tăng axit uric đó chính là các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bột yến mạch hay rau lá xanh. Chất xơ đóng vài trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đồng thời đào thải chất độc, các chất cặn bã và axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

18. Bị tăng axit uric nên uống nước gì?

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có lợi, người bị tăng axit uric cũng cần uống nhiều nước để hỗ trợ thận đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho người bệnh. Ngoài sữa tươi, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thức uống sau:

  • Nước lọc
  • Nước đun sôi để nguội
  • Một số loại nước ép trái cây: Nước ép dâu tây, dưa chuột, anh đào, dứa
  • Nước dừa
  • Nước khoáng có tính kiềm
  • Nước lá vối
  • Cà phê
  • Trà thảo mộc: Hoa cúc, trà xanh, trà gừng, trà húng quế, trà quả nhàu
  • Nước canh rau

Đối với người trưởng thành, tổng lượng chất lỏng tiêu thụ trong ngày phải từ 2 lít trở lên. Khi bổ sung nước cho cơ thể cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Uống nước đều đặn sau mỗi giờ, đừng để khi thấy khát rồi mới uống
  • Không uống quá nhiều nước cùng một lúc khiến hoạt động lọc nước ở cầu thận bị quá tải
  • Tăng lượng nước uống trong những ngày thời tiết nóng nực hoặc sau khi vận động mạnh
  • Không uống nước đun sôi đã để lâu ngày

Tăng axit uric nên kiêng gì?

Một số thực phẩm nếu ăn quá nhiều có thể thúc đẩy hàm lượng axit uric tăng cao khó kiểm soát. Chúng bao gồm:

1. Hải sản

Các loại hải sản, đặc biệt là sò, cá mòi, hàu… đều chứa nhiều nhân purin. Chúng được xếp vào nhóm các thực phẩm chứa hàm lượng purin ở mức cao nên không thích hợp với người đang bị tăng axit uric máu.

người bị tăng axit uric nên kiêng ăn gì
Người bị tăng axit uric nên kiêng ăn hàu

2. Thịt vịt

Thịt vịt không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị tăng axit uric máu vì chứa nhiều purin. Cứ ăn 100g thực phẩm này, bạn đã dung nạp vào cơ thể đến 138mg purin. Nếu ăn quá nhiều thịt vịt, hàm lượng axit uric không những tiếp tục tăng mà còn có khuynh hướng kết tủa thành urat dẫn đến bệnh gout.

3. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ cũng nằm trong danh sách các thực phẩm nên hạn chế sử dụng trong thực đơn của người bị tăng axit uric. Đặc biệt là các loại thịt sau:

  • Thịt bò: Bình thường loại thịt này rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều protein, sắt và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng với những người bị tăng axit uric, đây có thể là ngòi nổ kích hoạt bệnh gout phát triển. Sở hữu hàm lượng purin ở mức cao, thịt bò không phải là sự lựa chọn tốt nếu bạn đang trong quá trình điều trị dư axit uric trong máu.
  • Thịt bê: Hàm lượng purin có trong loại thịt này vượt quá ngưỡng 100 mg. Chính điều này đã khiến thịt bê được liệt vào danh sách các thực phẩm không tốt cho người bị tăng axit uric.

4. Măng, giá đỗ

Măng, giá đỗ hay các thực phẩm tăng trưởng nhanh như rau mầm, nấm và cả dọc mùng đều không tốt cho người bị tăng axit uric. Sử dụng chúng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ và đẩy bạn đến với nguy cơ mắc bệnh gout gần hơn.

5. Bị bệnh gout không nên uống nhiều bia rượu

Lâu nay, bia rượu vẫn không được khuyến khích sử dụng vì thức uống này có nhiều tác hại cho sức khỏe. Lạm dụng chúng quá mức chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho nồng độ axit uric tăng vượt ngưỡng cho phép và thúc đẩy bệnh gout phát triển triển.

6. Bị tăng axit uric nên kiêng ăn hạt hướng dương

Hạt hướng dương cũng nằm trong danh sách những thức ăn không tốt cho người bị dư axit uric. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn loại hạt này. Ngay cả dầu ăn chiết xuất từ hạt hướng dương cũng không nên sử dụng.

người bị tăng axit uric nên kiêng ăn hạt hướng dương
Ăn nhiều hạt hướng dương có thể làm tăng axit uric máu

7. Nho khô làm tăng axit uric

Trong 100g nho khô có khoảng 107mg purin. Tránh sử dụng thức ăn này khi đang bị dư thừa axit uric nếu bạn không muốn gặp rắc rối với bệnh gout.

8. Nội tạng của các loại động vật

Bao gồm ruột, tim hay gan… Chúng không chỉ chứa nhiều cholesterol và chất béo có hại mà còn có hàm lượng purin cao hơn rất nhiều so với thịt. Hãy cắt giảm nhóm thực phẩm này trong thực đơn ngay cả khi bạn không bị tăng axit uric trong máu.

9. Tôm

Nghiên cứu cho thấy, tôm chứa nhiều purin hơn cả thịt đỏ. Cứ ăn 100g thực phẩm này, cơ thể bạn lại được dung nạp tới 147mg purin. Điều này sẽ thúc đẩy hàm lượng axit uric trong máu tiếp tục tăng cao hơn.

Những thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc người bị tăng axit uric nên ăn gì và kiêng gì. Tăng cường ăn các thực phẩm có lợi và hạn chế các loại đồ ăn, thức uống có thể làm tình trạng bệnh của bạn thêm tồi tệ ra khỏi thực đơn ngay từ hôm nay để có thể đưa chỉ số axit uric trở về ngưỡng an toàn trong thời gian nhanh nhất.

Bạn nên tham khảo thêm

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *