Hơn 150 năm ứng dụng vào điều trị bệnh gút, bài thuốc nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chấm dứt chuỗi ngày đau đớn, mất ăn mất ngủ. [XEM CHI TIẾT]

Mẹo Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Trầu Không Nhiều Người Dùng

Lá trầu không là một trong những loại thảo mộc chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh tác dụng chữa lành vết thương và bệnh tiểu đường, người bệnh cũng có thể chữa bệnh Gout bằng lá trầu không. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý cách thực hiện và liều lượng.

chữa bệnh Gout bằng lá trầu không
Lá trầu không chữa bệnh Gout có thực sự đem lại hiệu quả?

Lợi ích của lá trầu không đối với bệnh Gout

Lá trầu không có nguồn gốc từ họ thực vật Piperaceae. Đây là một loại lá phổ biến, có hình trái tim và màu xanh đậm. Ở Ấn Độ, loại lá này mang ý nghĩa tâm linh, thường dùng để dâng hoặc cúng các vị thần linh. Ở Việt Nam, ngoài dùng làm cây leo thơm trông như các loại cảnh trong nhà hay ăn trầu, lá trầu không còn được sử dụng như vị thuốc thiên nhiên quý giúp đem lại lợi ích sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo các chuyên gia, loại lá hình trái tim này thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe cơ thể. Cụ thể, cứ 100 gram lá trầu không có chứa đến 1.9 – 2.9 microgam vitamin A, 1.3 microgam iot, 1.9 – 30 microgamvitamin B2, 13 microgam vitamin B1, 0.63 – 0.89 microgam acid nicotinic,…

Theo các nghiên cứu, những hoạt chất này thường đem lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm nhanh lượng acid dư thừa trong dạ dày. Vì thế, chúng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở những đối tượng mắc bệnh do uống quá nhiều thuốc Tây. Bên cạnh đó, dược liệu còn giúp cải thiện chứng táo bón và tránh các vấn đề về răng miệng như hôi miệng hoặc sâu răng,…

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

Ngoài những công dụng này ra, lá trầu không còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout nhờ những tác dụng sau:

  • Tác dụng giảm đau: Tinh dầu trong lá trầu không có chứa lượng lớn hoạt chất Chavibetol, Chavicol, Eugenol và Estragol. Những tinh chất này có khả năng tác động đến hệ thần kinh giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh Gout gây nên.
  • Đặc tính sát trùng, chống oxy hóa và chống nấm: Lá trầu không có đặc tính sát trùng, kháng nấm và chống oxy hóa nhờ chứa lượng lớn polyphenol. Do đó, chúng có tác dụng trong việc giảm viêm và hỗ trợ phục hồi các khớp xương bị hư tổn.
  • Cân bằng chuyển hóa acid uric: Tác dụng này mặc dù vẫn chưa được chứng minh cụ thể, nhưng theo một số nguồn tin, các tinh chất dưỡng chất được tìm thấy trong lá trầu không có khả năng cân bằng chuyển hóa acid uric và hỗ trợ đào thải acid này ra ngoài, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Hướng dẫn cách chữa bệnh Gout bằng lá trầu không

Mỗi loại dược liệu tự nhiên thường sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh Gout bằng lá trầu không, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian được lưu truyền dưới đây.

1. Điều trị bệnh Gout bằng ngâm nước lá trầu không

Ngâm chân bằng nước lá trầu không giúp tăng cường lượng máu lưu thông đến khớp xương, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh. Thêm vào đó, cách làm này còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.

điều trị bệnh Gout bằng lá trầu không
Ngâm chân nước lá trầu không mỗi ngày giúp chống nhiễm khuẩn chân và hỗ trợ điều trị bệnh Gout ở ngón chân.

+ Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không to bản, đem rửa sạch và vò nát
  • Cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước
  • Sau khi nước sôi tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút để các hoạt chất, tinh dầu chứa trong lá hòa tan hoàn toàn
  • Lọc lấy nước lá, có thể chờ nước nguội hoặc pha thêm nước để nước hạ xuống nhiệt độ thích hợp 40 – 50 độ C
  • Tiến hành ngâm chân với thời gian ngâm không quá 20 phút

Lưu ý: Bài thuốc ngâm chân chữa bệnh Gout bằng lá trầu không thường thích hợp ở những đối tượng mắc bệnh ở khớp ngón chân, bàn chân. Tuy nhiên, khi ngâm, người bệnh nên chú ý khu vực ngâm tốt nhất không có vết thương hở nào. Bên cạnh đó, thời gian ngâm không quá lâu tránh máu dồn về chân dẫn đến tình trạng lưu thông kém, làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu do tụt huyết áp.

2. Đắp lá trầu không giúp giảm đau khớp

Khi cơn đau Gout bùng phát, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng đau và sưng bằng bài thuốc đắp từ lá trầu không sau đây.

+ Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá trầu không đem rửa sạch
  • Để ráo nước và giã nhuyễn với một ít muối
  • Đắp hỗn hợp lá này lên vùng bị đau nhức

Thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhận được kết quả điều trị tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể hơ nóng lá trầu không và đắp lên vị trí khớp bị Gout. Cách làm này giúp cơn đau thuyên giảm một cách đáng kể, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

3. Nước ép lá trầu không và mật ong chữa Gout

Nước ép lá trầu không và mật ong không chỉ hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa mà còn giúp giảm nhanh triệu chứng đau ở người bị bệnh Gout.

+ Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 5 – 10 lá trầu không, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Thái nhỏ và xay chung với 1 ly nước
  • Sau đó hòa tan với 1 –  2 muỗng cà phê mật ong và uống

Mỗi ngày uống 1 ly nước ép lá trầu không và mật ong (uống liên tục trong 5 – 7 ngày) vừa giúp giải độc cơ thể vừa giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở xương khớp do Gout gây nên.

chữa bệnh Gout bằng lá trầu không
Nước ép lá trầu không và mật ong có tác dụng cải thiện và phòng ngừa bệnh Gout phát triển thành viêm khớp.

4. Chữa bệnh Gout bằng lá trầu không và dừa xiêm

Bên cạnh dùng lá trầu không nguyên chất, người bệnh cũng có thể phối hợp dược liệu này chung với các loại thảo dược, nguyên liệu khác để làm tăng tác dụng điều trị bệnh. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là bài thuốc chữa bệnh Gout bằng nước dừa xiêm và lá trầu không.

Tương tự như lá trầu không, nước dừa cũng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể. Trong quá trình phối hợp trị liệu, loại thức uống tự nhiên này đóng vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất các thành phần trong lá trầu ra ngoài một cách nhanh chóng. Từ đó đẩy nhanh tốc độ hấp thụ và hỗ trợ chữa bệnh.

Ngoài ra, nước dừa còn là một chất điện giải, có tác dụng ngăn chặn sự mất nước của cơ thể. Đồng thời, chúng còn giúp cân bằng quá trình trao đổi chất và làm giảm cholesterol xấu trong máu.

Hơn nữa, nước dừa cũng chứa nhiều kali và hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và giải độc. Nếu thường xuyên tiêu thụ nước dừa không chỉ mang lại tác dụng tốt đối với tim mạch mà còn giúp làm sạch và giảm sự hình thành acid lactic, hỗ trợ tăng đào thải acid uric ra ngoài. Từ đó giúp chống lại tình trạng đau nhức do bệnh Gout gây nên.

+ Cách làm và dùng lá trầu không và nước dừa:

  • Sử dụng 100 gram lá trầu không tươi, nên chọn loại lá vừa, không quá non hay quá già
  • Rửa sạch lá, để ráo và cắt nhuyễn
  • Dừa xiêm đem rửa sạch bên ngoài, vạt nắp gáo
  • Đem lá trầu không ngâm vào trong nước dừa và đậy nắp lại
  • Sau khi ngâm khoảng 30 phút, chắt nước dừa ra ly và uống

Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức và sưng tấy, người bệnh nên áp dụng mẹo chữa bệnh Gout bằng lá trầu không và dừa xiêm trong vòng 3 – 4 tuần. Mỗi ngày uống 1 trái. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng khoảng 30 phút để các hoạt chất dinh dưỡng chứa trong lá trầu không và nước dừa được cơ thể hấp thu hoàn toàn, thúc đẩy tốc độ chữa lành bệnh.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng lá trầu không chữa Gout

Lá trầu không mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh Gout, ung thư và một số bệnh lý tiêu hóa khác. Đặc biệt, nhờ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên lành tính nên việc tiêu thụ dược liệu này thường không gây hại đối với sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên, ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm nên thận trọng khi sử dụng bài thuốc đắp hoặc ngâm từ lá trầu không, nhất là ở những người bệnh chưa bao giờ tiếp xúc với lá này. Nguyên nhân chủ yếu là do lá có thể gây các phản ứng dị ứng như nổi mề đay hoặc sưng đỏ trên da,…

trị bệnh Gout bằng lá trầu không
Đối tượng có cơ địa dị ứng với lá trầu không tốt nhất không nên sử dụng

Vì vậy, trước khi sử dụng bài thuốc dân gian, người bệnh nên thực hiện kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với lá trầu không hay bằng cách đắp một ít dược liệu lên vùng da ở cánh tay hoặc cổ tay và tiến hành quan sát trong 24 giờ. Nếu cơ địa dễ dị ứng, bệnh nhân không nên áp dụng tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp chữa trị nào từ dân gian.

Cách chữa bệnh Gout bằng lá trầu không mặc dù được nhiều người bệnh áp dụng, nhưng mẹo chữa bệnh này thường mang lại hiệu quả không cao. Do đó, để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân cần kết hợp điều trị chung với thuốc Tây theo hướng dẫn từ bác sĩ. Đồng thời nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau chóng bình phục.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *