Phác đồ điều trị viêm vùng chậu mới nhất

Viêm vùng chậu không điều trị có thể dẫn đến các mô sẹo và các túi áp xe nhiễm trùng ở hệ thống sinh sản. Điều này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở đường sinh sản và gây vô sinh. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu phác đồ điều trị viêm vùng chậu và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

phác đồ điều trị viêm vùng chậu
Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm vùng chậu của Bệnh viện Từ Dũ

Tổng quan về viêm vùng chậu

1. Định nghĩa

Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ. Tình trạng này thường xảy ra sau khi nhiễm khuẩn lây lan qua đường tình dục. Vi khuẩn sẽ lây lan từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và gây viêm.

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm vùng chậu thường nhẹ. Một số phụ nữ có thể không gặp bất cứ dấu hiệu đặc trưng nào, do đó đôi khi người bệnh có thể nhận biết tình trạng bệnh. Khó mang thai và đau vùng chậu mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu.

2. Sinh bệnh học

Viêm vùng chậu là hậu quả của nhiễm trùng ngược dòng từ kênh cổ dẫn đến nhiễm trùng nội mạc tử cung, phúc mạc vùng chậu, tai vòi và các bộ phận khác trong hệ thống sinh dục. Đôi khi vi khuẩn có thể theo đường bạch huyết hoặc đường máu, lan đến tử cung, phần phụ và viêm phần phụ.

3. Tác nhân chính

Tác nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

  • Chlamydia trachomatis
  • Neisseria gonorrhoeae

Các tác nhân khác bao gồm:

  • Mycoplasma
  • Streptococci
  • Gardnerella vaginalis
  • Ureaplasma ureaticum
  • Hominis
  • Bacteroides spp
  • Các vi khuẩn kỵ khí

Tuy nhiên trên thực tế, viêm vùng chậu thường là nhiễm trùng phối hợp của các loại vi khuẩn.

4. Dấu hiệu nhận biết chính

Các dấu hiệu chính của bệnh viêm vùng chậu có thể bao gồm:

  • Đau từ nhẹ đến nặng ở khu vực xương chậu và vùng bụng dưới
  • Chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Đau giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, có thể có mùi hôi
  • Sốt hoặc ớn lạnh

5. Di chứng viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu không được điều trị có thể dẫn đến việc hình thành các mô sẹo hoặc các túi chất lỏng (áp xe) nhiễm trùng ở  hệ thống sinh sản. Tình trạng này có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn ở cơ quan sinh sản và gây vô sinh.

biến chứng viêm vùng chậu
Đau vùng chậu mãn tính và thai ngoài tử cung là dấu biến chứng phổ biến của bệnh viêm vùng chậu

Bên cạnh đó, một số biến chứng viêm vùng chậu khác có thể bao gồm:

  • Thai ngoài tử cung
  • Vô sinh nữ hoặc hiếm muộn
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Áp xe vòi trứng
  • Viêm phần phụ
  • Nhiễm trùng hệ thống và gây đe dọa đến tính mạng

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm vùng chậu

Hiện tại không có xét nghiệm chẩn đoán dành riêng cho bệnh viêm vùng chậu. Do đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này dựa trên các đặc điểm:

Các yếu tố nguy cơ:

  • Có nhiều bạn tình
  • Trẻ hơn 25 tuổi
  • Tiền căn viêm vùng chậu
  • Có bạn tình viêm nhiễm niệu đạo hoặc mắc bệnh lậu

Tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu:

  • Đau vùng hạ vị hoặc đau vùng chậu
  • Đau khi tác động đến cổ tử cung, đau ở tử cung hoặc đau phần phụ
  • Tiêu chuẩn thêm vào (có một hoặc nhiều triệu chứng)
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38.3 độ C
  • Viêm cổ tử cung, chảy dịch đục như dịch mủ
  • Tăng CRP (chỉ số CRP trong máu sẽ tăng cao nếu người bệnh bị viêm nhiễm)
  • Nhiễm hoặc có tiền sử nhiễm N. gonorrhoeae hoặc C. Trachomatis ở cổ tử cung

Cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Thai ngoài tử cung
  • Xuất huyết nang buồng trứng
  • U nang buồng trứng xoắn
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư buồng trứng tiến triển cấp
  • U xơ tử cung hoại tử
  • Viêm ruột thừa cấp
  • Viêm đài thận bể, viêm bàng quang, xuất hiện các cơn đau thận quặn

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu mới nhất

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu theo Tây y là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện tại. Cụ thể, phương pháp này sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt  và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cụ thể, phác đồ điều trị viêm vùng chậu như sau:

1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị viêm vùng chậu cần tuân thủ các nguyên tắc như:

  • Điều trị sớm bằng kháng sinh phổ rộng, bao phủ vi khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí, liên cầu khuẩn và N gonorrhoeae, C trachomatis.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định, đúng chỉ định và theo dõi các phản ứng phụ.
  • Không quan hệ tình dục cho đến khi điều trị hoàn tất.
  • Tầm soát và điều trị cho bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đề nghị điều trị nội trú cho các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người bệnh không đáp ứng hoặc không dung nạp kháng sinh đường uống
  • Người bệnh không tuân thủ các nguyên tắc điều trị
  • Không thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn khi dùng thuốc
  • Phát triển thể nặng, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau vùng chậu nghiêm trọng
  • Xuất hiện khối nhiễm trùng (túi mủ) ở vùng chậu, bao gồm nhiễm trùng gần khu vực tai vòi
  • Có các nguy cơ cần phẫu thuật, chẳng hạn như viêm ruột thừa

2. Phác đồ điều trị viêm vùng chậu ngoại trú của Bệnh viện Từ Dũ

Phác đồ 1:

  • Dùng Ceftriaxone 250 mg (tiêm bắp) một liều duy nhất
  • Dùng Doxycycline 100 mg (thông qua đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày. Sử dụng cách 12 giờ, liên tục trong 14 ngày

Trong trường hợp viêm âm đạo hoặc nghi ngờ viêm âm đạo hoặc bệnh nhân đã trải qua thủ thuật phụ khoa trong vòng 2-3 tuần trước, dùng bổ sung:

  • Dùng hoặc không dùng Metronidazole 250 mg (dùng qua đường uống) 2 viên / 2 lần / ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ liên tục trong 14 ngày.
Thuốc điều trị viêm vùng chậu
Dùng Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp một liều duy nhất để điều trị viêm vùng chậu

Phác đồ 2:

  • Sử dụng Doxycycline 100 mg (đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ và liên tục trong 14 ngày.
  • Dùng Cefotaxim 1 g (tiêm bắp) hoặc các CPS thế hệ 3 khác, với 1 liều duy nhất.

Lưu ý: Trong trường hợp có dấu hiệu hoặc nghi ngờ viêm âm đạo hoặc bệnh nhân đã trải qua thủ thuật phụ khoa trong vòng 2 đến 3 tuần trước, sử dụng bổ sung:

  • Dùng Metronidazol 250 mg (dùng qua đường uống) 2 viên / 2 lần / ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ và liên tục trong 14 ngày.

Hoặc có thể sử dụng phác đồ điều trị viêm vùng chậu sau:

  • Dùng Probenecid 1 g (đường uống) liều duy nhất.
  • Dùng Cefoxitin 2 g (tiêm bắp) 1 liều duy nhất.
  • Dùng Doxycycline 100 mg (dùng theo đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ, liên tục trong 14 ngày.

Lưu ý: Trong trường hợp viêm âm đạo hoặc nghi ngờ viêm âm đạo hoặc bệnh nhân đã trải qua thủ thuật phụ khoa trong vòng 2 đến 3 tuần trước, sử dụng bổ sung:

  • Metronidazol 250 mg (đường uống) 2 viên / 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ, liên tục trong 14 ngày.

3. Phác đồ điều trị viêm vùng chậu nội trú của Bệnh viện Từ Dũ

Chỉ định điều trị nội trú:

  • Chẩn đoán không chắc chắn
  • Phát hiện khối áp xe nhiễm trùng ở vùng chậu thông qua siêu âm
  • Người bệnh mang thai
  • Không tuân thủ phác đồ điều trị viêm vùng chậu ngoại trú
  • Các dấu hiệu nghiêm trọng
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc người bệnh sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
  • Các triệu chứng không được cải thiện lâm sàng sau 72 giờ điều trị ngoại trú

Phác đồ 1:

  • Sử dụng Doxycyclin 100 mg (dùng thông qua đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ
  • Dùng Cefoxitin 2 g (tiêm mông), 4 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 6 giờ

Hoặc:

  • Dùng Cefotetan 2 g (tiêm mông), 4 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 6 giờ
  • Dùng Doxycyclin 100 mg (đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 12 giờ

Phác đồ này được tiếp tục chỉ định thêm trong vòng 24 giờ kể từ lúc người bệnh có dấu hiệu cải thiện về lâm sàng. Sau đó chỉ định Doxycycline 100 mg 1 viên / lần, 2 lần / ngày để sử dụng đủ đợt điều trị là 14 ngày.

Trong trường hợp áp xe buồng trứng, chỉ định kết hợp kháng sinh để tăng cường hiệu quả điều trị vi khuẩn kỵ khí để đủ đợt điều trị 14 ngày:

  • Metronidazol 250 mg (đường uống) 2 viên / 2 lần/ngày, mỗi liều cách 12 giờ
  • Doxycyclin 100 mg (dùng qua đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ

Hoặc:

  • Dùng Dalacin C 300 mg 1 viên / lần, 3 lần / ngày, mỗi liều cách 8 giờ
  • Dùng Doxycyclin 100 mg (dùng đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ
cách điều trị viêm vùng chậu
Dùng Gentamycin điều trị nhiễm trùng vùng chậu

Phác đồ 2:

  • Sử dụng Gentamycin tấn công 2 mg / kg, liều duy trì 1,5 mg / kg / 8 giờ
  • Dùng Dalacin C (Clindamycin) 600 mg 1.5 lọ / lần, 3 lần / ngày, mỗi liều cách 8 giờ

Hoặc:

  • Dùng Doxycyclin 100 mg (đường uống) 1 viên / lần, 2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ
  • Unasyn (Ampicillin + sulbactam) 1.5 g (tiêm mông) 2 lọ, 4 lần / ngày, mỗi liều cách nhau 6 giờ

Phác đồ điều trị viêm vùng chậu này cần được ngừng trong 24 giờ sau khi người có cải thiện về mặt lâm sàng. Sau đó sử dụng Doxycycline 100 mg 1 viên, 2 lần / ngày cho đủ đợt điều trị 14 ngày.

Nếu có áp xe buồng trứng, chỉ định sử dụng kết hợp kháng sinh, để tăng hiệu quả trên vi khuẩn kỵ khí đến khi đủ đợt điều trị 14 ngày:

  • Dùng Metronidazol 250 mg (dùng thông qua đường uống) 2 viên,2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ
  • Dùng Doxycyclin 100 mg (đường uống) 1 viên, 2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ

Hoặc:

  • Dùng Doxycyclin 100 mg (đường uống) 1 viên, 2 lần / ngày, mỗi liều cách 12 giờ
  • Dùng Dalacin C 300 mg 1 viên, 3 lần / ngày, mỗi liều cách 8 giờ

Bệnh viêm vùng chậu không được điều trị có thể dẫn đến hình thành các mô sẹo áp xe ở hệ thống sinh sản. Điều này có thể gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thống sinh sản và tăng nguy cơ vô sinh. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các phác đồ điều trị viêm vùng chậu và có kế hoặc điều trị phù hợp.

Thông tin thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *