Viêm vùng chậu khi mang thai nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Viêm vùng chậu khi mang thai là một trong những trăn trở lớn của nhiều chị em. Bệnh lý phụ khoa này có thể khiến âm đạo, tử cung, buồng trứng đều bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Mang thai mắc viêm vùng chậu không thể chủ quan được, hãy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây.
Nguyên nhân gây viêm vùng chậu khi mang thai
Viêm nhiễm vùng chậu là gì? Đây là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ do vi khuẩn tấn công từ âm đạo; tử cung và cổ tử cung; ống dẫn trứng, buồng trứng. Ở phụ nữ mang thai, viêm vùng chậu chủ yếu là do những nguyên nhân sau gây nên:
Nội tiết tố cơ thể thay đổi
Khi mang thai, tất yếu cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi nhất định. Khi mang thai, nội tiết tuyến yên, tuyến giáp đều có những biến động nhất định. Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện thêm những tuyến nội tiết trong thai kỳ khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi về cả hình thể và tâm lý.
Phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó chịu, dễ cáu gắt,… bộc lộ ra ngoài rất rõ rệt. Những sự thay đổi này có thể khiến sức đề kháng cơ thể tạm thời bị yếu đi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khí hư ra nhiều
Việc ra nhiều khí hư trong giai đoạn mang thai là hết sức bình thường. Lý giải cho điều này là do lượng estrogen tăng lên khi mang thai. Khí hư ra nhiều không gây nguy hiểm gì cho thai phụ. Tuy nhiên khi có nhiều khí hư, âm đạo sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt và cần được vệ sinh sạch sẽ.
Nếu lúc này chị em không chú ý trong việc vệ sinh, hoặc vệ sinh không đúng cách, thụt rửa âm đạo quá mạnh sẽ rất dễ tạo thành tổn thương. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm vùng chậu. Thậm chí việc vệ sinh còn gián tiếp đẩy vi khuẩn từ âm đạo vào sâu hơn trong vòi trứng và tử cung.
Đã từng sinh con hoặc phá thai
Những phụ nữ mang thai đã từng phá thai hoặc sinh con một vài lần trước sẽ có nguy cơ mắc viêm vùng chậu cao hơn. Bởi lẽ những tác động này khiến âm đạo suy yếu rất nhiều, không còn đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn.
Do vậy, với những chị em đã từng trải qua sinh nở, nạo phá thai phải hết sức cẩn thận với việc chăm sóc vùng kín. Nhiều người thắc mắc: Viêm vùng chậu có thai được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ.
Dấu hiệu viêm nhiễm vùng chậu ở phụ nữ mang thai
Bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa ở nhiều cơ quan nên các triệu chứng thường khá giống nhau, không quá rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, chị em có thể nhận thấy những thay đổi của cơ thể như:
- Vùng bụng dưới đột nhiên xuất hiện những cơn đau lạ, đau lưng nhiều mặc dù thai chưa quá lớn
- Khí hư ra nhiều bất thường, khí hư kèm mủ, dịch đục, có màu, có mùi lạ
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, kèm theo sốt cao
- Âm đạo bị xuất huyết, nhiều thai phụ thường nhầm lẫn với việc sảy thai, sinh non nhưng đi khám mới phát hiện viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Ảnh hưởng gì?
Viêm vùng chậu có thể không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đang mang thai, đây lại là một vấn đề thực sự khiến các thai phụ phải đau đầu.
Gia tăng nguy cơ thai lạc chỗ
Thai lạc chỗ là hiện tượng phôi thai không làm tổ trong tử cung mà ở một vị trí khác, có thể là trong ống dẫn trứng. Hiện tượng này xảy ra do những mô sẹo của viêm vùng chậu khiến đường di chuyển của phôi thai bị cản trở. Thai không thể đi vào buồng tử cung mà bắt buộc phải làm tổ ở nơi nào đó nó đi qua.
Thai lạc chỗ đặc biệt nguy hiểm. Trường hợp không phát hiện sớm, thai nhi phát triển quá lớn có thể làm vỡ ống dẫn trứng, xuất huyết ổ phúc mạc,… gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
Đau vùng chậu mãn tính
Đau vùng chậu khi mang thai nếu không được điều trị tận gốc, viêm vùng chậu tiến triển nặng có thể dẫn đến tình trạng đau vùng chậu mãn tính. Đau vùng chậu mãn tính có thể kéo dài đến hết thai kỳ. Thậm chí, sau khi sinh con, người mẹ vẫn phải sống chung với bệnh đau vùng chậu.
Viêm vùng chậu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi
Bất kỳ bệnh lý nào xảy ra trong thai kỳ đều có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, hơn nữa viêm vùng chậu còn là bệnh lý phụ khoa. Trong quá trình mang thai, nếu việc vệ sinh vùng chậu sai cách khiến vi khuẩn di chuyển vào trong tử cung có thể khiến tử cung yếu đi.
Nguy hiểm hơn là lúc chuyển dạ, khi em bé đi qua cổ tử cung và âm đạo, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn là rất cao. Lúc này bé có thể bị suy yếu sức đề kháng từ khi mới sinh hoặc bị lây nhiễm bệnh phụ khoa.
Hầu hết những trường hợp lây nhiễm phụ khoa chỉ xảy ra trong quá trình chuyển dạ chứ không phải trong thai kỳ. Do vậy, những trường hợp thai phụ viêm nhiễm nặng các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ thay vì sinh thường.
Đau nhức kéo dài
Mang thai là giai đoạn rất khó khăn vì cơ thể mẹ phải chịu những sự thay đổi liên tục và khó lường. Nếu không may mắc viêm vùng chậu trong giai đoạn này lại càng khiến thai phụ phải chịu những cơn đau dài hơn.
Cơn đau vùng bụng dưới có thể lan rộng ra vùng lưng, khiến cơ thể thường xuyên nhức mỏi, khó chịu. Tâm lý chị em cũng từ đó mà thay đổi nhiều, dễ nổi nóng, dễ cáu gắt, trầm cảm khi mang thai.
Viêm vùng chậu khi mang thai ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Không chỉ gây đau, viêm vùng chậu còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Những triệu chứng như dịch âm đạo bất thường, cơ thể bị sốt, đi tiểu nhiều, tiểu khó,… Kèm theo đó là việc thay đổi khi mang thai khiến chị em không thực sự thoải mái suốt thai kỳ.
Chẩn đoán viêm vùng chậu đúng cách
Khi mang thai, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, chị em đều cần đến gặp bác sĩ ngay, tránh những biến chứng đối với thai nhi và mẹ. Chẩn đoán viêm vùng chậu khi mang thai cũng tương tự như các trường hợp bệnh khác. Bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước:
- Khám cơ quan sinh dục, nhận biết tình trạng viêm, sưng, dịch tiết, tổn thương sâu bên trong âm đạo
- Tiến hành các xét nghiệm dịch cổ tử cung, xét nghiệm máu, siêu âm tử cung
Điều trị viêm vùng chậu khi mang thai hiệu quả
Khi mang thai việc điều trị bệnh cần hết sức cẩn thận, các bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp lành tính, hạn chế xâm lấn để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Dùng mẹo dân gian chữa viêm vùng chậu
Dân gian thường sử dụng một số loại lá, thảo dược có tính kháng viêm để vệ sinh vùng kín. Những mẹo này giúp âm đạo luôn khỏe mạnh, tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng. Một số cách chị em có thể dùng tại nhà như:
- Đun nước lá trầu không dùng xông hơi và rửa vùng kín
- Dùng nước ép tỏi và dầu oliu thấm vào bông gạc rồi đặt trong vùng kín khoảng 1 tiếng đồng hồ
- Uống sữa nghệ
- Đun nước lá trà xanh dùng xông hơi và rửa vùng kín
Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Các bác sĩ sẽ ưu tiên các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ; tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. Việc dùng thuốc này tuyệt đối cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý dùng, tự ý ngưng hay thay đổi liều lượng.
Phòng ngừa viêm vùng chậu khi mang thai
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh lý đến thai kỳ, chị em phụ nữ đang mang thai tốt nhất nên chủ động trong quá trình phòng ngừa bệnh lý viêm vùng chậu bằng những cách sau:
- Vệ sinh vùng kín một cách cẩn thận trong suốt thai kỳ. Luôn giữ âm đạo khô thoáng, hạn chế dùng các loại đồ lót bó sát, chất liệu không thấm hút.
- Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, có nhiều thành phần hóa học, hương liệu dễ gây kích ứng.
- Tăng cường các thực phẩm có tính kháng viêm, kháng khuẩn, bổ sung lợi khuẩn. Ăn uống đủ chất, đủ bữa.
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi hoặc nằm quá lâu.
Đặc biệt, thăm khám bác sĩ định kỳ giúp chị em vừa kiểm tra sức khỏe thai nhi vừa kịp thời phát hiện viêm vùng chậu khi mang thai. Vấn đề sức khỏe phụ khoa chị em cần đặc biệt lưu ý nhiều hơn, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!