Mụn mủ ở mặt: Cách điều trị, giảm nhanh sưng đỏ
Nội dung bài viết
Mụn mủ ở mặt là tình trạng lỗ chân lông trên da bị viêm bị tắc nghẽn bởi mủ, bã nhờn (dầu thừa) và các mảnh vụn tế bào. Mặc dù mụn mủ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở mặt, cổ, vai và lưng.
Mụn mủ ở mặt có đặc điểm như thế nào?
Mụn mủ trên mặt là những nốt mụn nhỏ trên da có chứa dịch hoặc mủ, thường xuất hiện dưới dạng mụn đầu trắng được bao quanh bởi da đỏ. Những nốt mụn mủ thường giống như mụn trứng cá thông thường, nhưng kích thước lớn hơn và đau đớn.
Mụn mủ có thể phát triển trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường hình thành ở lưng, ngực và mặt. Mụn mủ có thể được tìm thấy trong các cụm trên cùng một khu vực của cơ thể.
Triệu chứng đặc trưng của mụn mủ khác với các loại mụn bọc khác. Mụn mủ là một mụn sưng đỏ, có đầu chứa đầy mủ màu trắng, vàng hoặc màu kem chảy ra nếu mụn mủ bị đâm hoặc vỡ.
Đôi khi mụn mủ có thể xuất hiện chấm màu nâu ở giữa mụn đầu trắng. Đây được gọi là lõi mụn hay nhân mụn trứng cá và là các mảnh vụn làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Mụn mủ có xu hướng xuất hiện gần các tuyến dầu, đặc biệt là xung quanh mặt, lưng, ngực và vai. Mụn có thể thay đổi kích thước từ rất nhỏ đến khá lớn. Không giống như các dạng tổn thương mụn không viêm, chẳng hạn như mụn đầu đen, mụn thịt và các loại mụn trứng cá, mụn mủ đôi khi hơi mềm khi chạm vào.
Nguyên nhân hình thành mụn mủ
Mụn mủ trên mặt có thể hình thành khi da bị viêm do phản ứng dị ứng với thức ăn, chất gây dị ứng trong môi trường hoặc vết cắn của côn trùng độc.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến mụn mủ trên mặt là do sự phát triển của mụn trứng cá. Mụn trứng cá hình thành khi các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn và các tế bào chết.
Sự tắc nghẽn này khiến các tế bào da phồng lên, hình thành mủ. Lúc này da sẽ hình thành các nốt sần, chứa đầy bã nhờn, vi khuẩn và các mảnh vụn tế bào. Vi khuẩn phổ biến nhất có thể dẫn đến mụn trứng cá và mụn mủ và Propionibacteria acnes.
Các tác nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến mụn trứng cá là thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh, chế độ ăn uống không phù hợp, dầu thừa, bụi bẩn và một số loại thuốc. Bên cạnh đó, đôi khi mụn mủ trên mặt cũng có thành phần di truyền.
Cách trị mụn mủ sưng đỏ ở mặt nhanh chóng
Mụn mủ thường có thể tự cải thiện nếu không bị tác động. Tuy nhiên mụn mủ ở mặt thường gây mất thẩm mỹ, do đó hầu hết mọi người không thể đợi mụn mủ tự khỏi. Do đó để tăng tốc độ chữa lành mụn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
1. Điều trị mụn mủ ở mặt với tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ là tràm trà, Melaleuca alternifolia, có nguồn gốc từ Úc. Tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn và giảm viêm da. Cụ thể, tinh dầu tràm trà có thể dầu cây trà giúp chống lại P.acnes và S.epidermidis, hai loại vi khuẩn có thể gây ra mụn mủ trên mặt.
Để điều trị mụn mủ với mụn trứng cá một cách nhanh chóng, bạn có thể thực hiện như sau:
- Trộn 1 phần tinh dầu tràm trà với 9 phần nước
- Dùng tăm bông để thoa hỗn hợp lên vùng da mụn
- Thoa kem dưỡng ẩm (nếu muốn) sau khi hỗn hợp đã khô
- Thực hiện quá trình này 1 – 2 lần mỗi ngày
2. Giấm táo chữa mụn mủ trên mặt
Giấm táo được sản xuất bằng cách lên men táo có khả năng chống lại vi khuẩn và virus. Giấm táo có chứa một số loại axit hữu cơ đã được chứng minh là có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Ngoài ra, axit succinic đã được chứng minh là có thể ngăn chặn tình trạng viêm, ngăn ngừa sẹo. Bên cạnh đó, giấm táo cũng làm khô dầu thừa và ngăn ngừa mụn tái phát.
Cách điều trị mụn mủ với giấm táo:
- Trộn 1 phần giấm táo và 3 phần nước (sử dụng nhiều nước hơn cho da nhạy cảm)
- Rửa mặt sạch sẽ, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da bằng bông gòn hoặc tăm bông
- Để yên trong 5 – 20 giây, rửa sạch bằng nước và lau khô
- Lặp lại quá trình này 1 – 2 lần nếu cần thiết
Điều quan trọng cần lưu ý là khi thoa giấm táo lên da có thể gây bỏng nhẹ và kích ứng. Do đó, luôn luôn pha loãng giấm táo với nước.
3. Thoa trà xanh lên da điều trị mụn mủ
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể tăng cường sức khỏe khi uống. Mặc dù không có bất cứ nghiên cứu nào về lợi ích của trà xanh đối với mụn trứng cá, tuy nhiên việc thoa trực tiếp lên da đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị mụn bọc, mụn mủ ở mặt.
Trà xanh có chứa flavonoid và tannin, có thể chống lại vi khuẩn và hỗ trợ giảm viêm. Bên cạnh đó chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của mụn mủ trên mặt.
Để điều trị mụn mủ trên mặt với trà xanh, bạn có thể thực hiện như sau:
- Ngâm túi trà xanh hoặc lá trà xanh tươi vào nước sôi khoảng 3 – 4 phút
- Để trà nguội
- Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn, thoa nước trà lên da hoặc đổ nước trà vào bình xịt để thoa lên da
- Để da khô tự nhiên sau đó rửa bằng nước sạch và lau khô
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn là trà xay nhuyễn với mật ong để làm mặt nạ.
4. Mặt nạ mật ong và quế chữa mụn mủ
Cả mật ong và quế đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cao. Bổ sung các chất chống oxy hóa trên da có thể giảm mụn hiệu quả hơn hơn benzoyl peroxide và retinoids.
Mật ong và quế cũng có khả năng chống vi khuẩn và giảm viêm, đây là hai yếu tố gây ra mụn mủ ở mặt.
Cách làm mặt nạ mật ong và quế điều trị mụn mủ như sau:
- Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa quế với nhau để tạo thành hỗn hợp sệt
- Sau khi rửa mặt, đắp mặt nạ lên mặt và giữa nguyên trong 10 – 15 phút
- Rửa sạch mặt và lau khô
5. Nha đam dưỡng ẩm điều trị mụn mủ
Nha đam thường được sử dụng để dưỡng da, điều trị tình trạng trầy xước, phát ban, bỏng da và một số tình trạng ngoài ra khác.
Nha đam cũng chứa axit salicylic và lưu huỳnh, cả hai hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị mụn tại nhà.
Để điều trị mụn với nha đam, bạn có thể thực hiện như sau:
- Sử dụng gel nha đam hoắc cạo phần gel từ lá nha đam tươi
- Bôi trực tiếp gel lên mặt như một sản phẩm dưỡng ẩm
- Lặp lại 1 – 2 lần mỗi ngày
Các biện pháp điều trị mụn mủ ở mặt tại nhà thường có hiệu quả tốt và không mang lại các tác dụng phụ như khô da, đỏ hoặc kích ứng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị cụ thể.
Điều trị y tế đối với mụn mủ sưng đỏ ở mặt
Mụn mủ ở mặt thường có thể tự lành. Tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa hình thành sẹo. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:
1. Thuốc bôi
Axit salicylic:
Axit salicylic có đặc tính chống viêm và hoạt động như một chất tẩy tế bào chết trên da. Hoạt chất này thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, mụn ẩn và mụn mủ ở mặt.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây kích ứng da, có cảm giác bỏng rát da, đau nhức cơ thể và khó thở nếu sử dụng với liều lượng cao.
Benzoyl Peroxide:
Các dạng thuốc bôi ngoài da có chứa benzoyl peroxide có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Benzoyl Peroxide thường được sử dụng để chống viêm, giảm sưng và làm khô các nốt mụn mủ trên mặt.
Tác dụng phụ của Benzoyl Peroxide bao gồm gây khô da và có cảm giác nóng rát. Bên cạnh đó, đối với người có làn da khô, bác sĩ có thể không khuyến khích sử dụng Benzoyl Peroxide.
Ngoài ra, sử dụng Benzoyl Peroxide trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Retinoids:
Retinoids tại chỗ là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát mụn trứng cá, bao gồm mụn mủ trên mặt. Retinoids là dẫn xuất vitamin A, hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình tẩy tế bào chết và thúc đẩy sản xuất da mới. Sau đó, các tế bào mới sẽ đẩy các tế bào da cũ ra khỏi lỗ chân lông và giải phóng tình trạng tắc nghẽn.
Retinoids tại chỗ thường được coi là an toàn để sử dụng, tuy nhiên đôi khi sản phẩm có thể dẫn đến cảm giác nóng rát trên da; kích ứng nhẹ gây ngứa, bong tróc da, đóng vảy, bỏng rát; tăng sắc tố da và khiến da nhạy cảm với cái lạnh hoặc cái nóng.
Adapalene:
Giống như Retinoid, Adapalene được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, bao gồm mụn mủ ở mặt. Adapalene là thuốc kê theo toa ở nhiều dạng chẳng hạn như thuốc bôi ngoài da, kem dưỡng da và gel.
Adapalene hoạt động bằng cách giữa cho các tế bào da chết và dầu thừa không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp ngăn ngừa hình thành mụn mủ. Adapalene cũng ngăn ngừa tình trạng hình thành các vết sưng tấy, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
Adapalene hoạt động bằng cách ngăn chặn mụn hình thành dưới bề mặt da. Do đó, người dùng phải thoa sản phẩm lên khắp mặt, giống như bạn thoa kem dưỡng ẩm, để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm khô da, bong tróc da, đỏ, kích ứng và châm chích nhẹ. Bên cạnh đó, trong vài tuần đầu sau khi sử dụng, tình trạng mụn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, sau đó cải thiện dần trong 12 tuần.
Thuốc kháng sinh tại chỗ bao gồm clindamycin và erythromycin:
Các loại kháng sinh tại chỗ được sử dụng để điều trị mụn mủ ở mặt. Thuốc hoạt động bằng cách giảm số lượng vi khuẩn gây ra mụn, hỗ trợ chống viêm, giảm sưng tấy và đỏ ở nốt mụn.
Thông thường, cần 4 – 6 tuần điều trị liên tục để cải thiện tình trạng mụn mủ ở mặt.
Tác dụng phụ bao gồm kích ứng nhẹ, nóng rát hoặc châm chích, mẩn đỏ và khô da.
2. Thuốc uống điều trị mụn mủ trên mặt
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Kháng sinh thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc bôi để điều trị tình trạng mụn mủ ở mặt.
Doxycycline và amoxicillin thường được chỉ định để điều trị mụn mủ ở mặt. Mặc dù mang lại hiệu quả tương đối tốt, nhưng tác dụng của kháng sinh thường giảm theo số ngày sử dụng. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Isotretinoin:
Isotretinoin là dẫn xuất vitamin A đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc điều trị mụn trứng cá, dạng nang, mụn bọc, nốt sần nặng và mụn mủ ở mặt nghiêm trọng. Isotretinoin là một loại thuốc uống phổ biến, có đặc tính chất viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Tuy nhiên không sử dụng Isotretinoin khi có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai. Thuốc có thể dẫn đến quái thai.
Khi nào mụn mủ trên mặt cần đến bệnh viện?
Mụn mủ trên mặt có thể trở nên nghiêm trọng, xuất hiện thành từng mảng lớn và lây nhiễm sang các bộ phận cơ thể khác. Đến bệnh viện ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Bạn cũng nên đến bệnh viện nếu mụn mủ gây đau đớn, rò rỉ dịch. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng da nghiêm trọng. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Sốt
- Nóng vùng da bị mụn mủ
- Da sần sùi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau bụng tiêu chảy
- Da ở vùng da nổi mụn mủ
- Mụn mủ trên mặt lớn và đau đớn
Phòng ngừa mụn mủ trên mặt
Đối với những người dễ bị mụn trứng mủ trên mặt, có một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa mụn bọc, mụn mủ. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Giữ cho da mặt sạch và không có dầu thừa
- Gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa mụn mọc ở chân tóc
- Sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, sản phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da không gây mụn
- Tắm sau khi hoạt động thể chất để loại bỏ dầu thừa và mồ hôi có thể dẫn đến mụn
Mụn mủ ở mặt rất phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Có nhiều biện pháp tại nhà và chăm sóc y tế có thể cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên nổi mụn, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn và chẩn đoán phù hợp.
Tham khảo thêm: Các thuốc trị mụn (uống + bôi) tốt nhất và cách sử dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!