Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Cẩn Thận Nếu Bị Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối!

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi đây là tình trạng xảy ra phổ biến. Bệnh khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác khó chịu, sưng viêm, đau rát hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất, dễ bị stress.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Trĩ là bệnh lý về hậu môn – trực tràng xảy ra phổ biến trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt bệnh lý này xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối hoặc khi tử cung mở rộng, có áp lực đè nén và tác động lên tĩnh mạch.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là một vấn đề, bệnh lý của tĩnh mạch  mà nó là bệnh của một hệ thống mạch máu từ tĩnh mạch, tiểu động mạch, thông nối động tĩnh mạch đến mô liên kết và hệ thống cơ trơn được lót bởi lớp biểu mô bình thường tồn tại trong ống hậu môn.

Đám rối tĩnh mạch tồn tại ở lớp dưới niêm mạc được nâng đỡ và bảo vệ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Một số thói quen sinh hoạt không khoa học như rặn khi đi cầu, ngồi lâu hoặc đứng nhiều… làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, tăng áp lực lên ổ bụng kèm ứ máu liên tục dẫn đến tĩnh mạch phình giãn. Đồng thời hình thành các búi trĩ trong lòng ống hậu môn.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể khiến bệnh nhân ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng tại vùng hậu môn. Ngoài ra thai phụ còn có thể bị chảy máu hậu môn khi đi tiêu, tiết dịch khiến vùng hậu môn ẩm ướt khó chịu.

Tuy nhiên bệnh trĩ tương đối lành tính, không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Quá trình chuyển dạ có thể làm tăng lực đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng xấu nhưng đa số trường hợp thường tự biến mất sau khi sinh.

Theo kết quả thống kê, một số phụ nữ mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai lần đầu tiên. Trong trường hợp bị bệnh trĩ trước đó, nguy cơ tái phát bệnh ở phụ nữ mang thai sẽ tăng cao hoặc bị nặng hơn.

Nguyên nhân khiến thai phụ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Dưới đây là danh sách những nguyên nhân phổ biến khi thai phụ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

  • Táo bón: Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, tử cung có dấu hiệu lớn dần và chèn ép vào ruột. Điều này khiến các chuyển động trong ruột gặp vấn đề, chức năng suy yếu. Đồng thời khiến thai phụ thường xuyên bị táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
  • Viêm nhiễm: Phân khô và rất cứng khi bị táo bón. Để đào thải phân ra ngoài, người bệnh phải rặn và dùng một lực mạnh tác động lên vùng hậu môn. Từ đó làm tăng áp lực, khiến tĩnh mạch căng phồng và hình thành búi trĩ. Ngoài ra khi bị tống tống ra ngoài, phân cứng có thể khiến hậu môn bị tổn thương, hình thành vết nứt hoặc rách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, gây nhiễm trùng và khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trọng lượng nước ói tăng: Trọng lượng túi nước ói tăng cao khi thai nhi phát triển khiến các tĩnh mạch vùng xương chậu và các vị trí xung quanh bị đè nén. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và gây ra bệnh trĩ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự lỏng lẻo chung của các mô xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai, trong đó có cả các thành tĩnh mạch. Điều này đồng nghĩa với việc các mô không còn vững chắc như bình thường và dễ bị tổn thương, các thành tĩnh mạch các xu hướng mở rộng và sưng lên, tạo điều kiện để búi trĩ hình thành.
  • Thể tích máu tăng lên khi mang thai: Thể tích máu tăng lên khi mang thai sẽ khiến tĩnh mạch giãn. Đồng thời góp phần hình thành bệnh trĩ khi mang thai.
  • Có tiền sử bị trĩ trước đây: Trong trường hợp phụ nữ bị trĩ trước khi mang thai, bệnh lý của họ sẽ tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối.
  • Bổ sung quá nhiều canxi và sắt: Sắt và canxì là hai dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều có thể dẫn đến chứng rối loạn đường tiêu hóa, táo bón và tạo nguy cơ hình thành bệnh trĩ.
Thể tích máu tăng lên khi mang thai
Thể tích máu tăng lên khi mang thai khiến tĩnh mạch giãn và góp phần hình thành bệnh trĩ

Ngoài ra một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng tác động lên vùng hậu môn trực tràng và khiến nguy cơ bị trĩ ở phụ nữ mang thai tăng cao.

  • Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai
  • Thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài, táo bón
  • Đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Căng thẳng, lo âu
  • Có thói quen ngồi lâu khi đi vệ sinh
  • Ít vận động.

Dấu hiệu nhận biết bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện những dấu hiệu sau nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

  • Đi ngoài ra máu nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia. Lượng máu tiết ra từ hậu môn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn ở trường hợp nặng
  • Búi trĩ có mặt nhẵn bóng, mềm
  • Tiết dịch ở vùng hậu môn gây ẩm ướt và ngứa ngáy nghiêm trọng
  • Khó khăn hoặc đau đớn khi đi vệ sinh
  • Có cảm giác đi ngoài không hết phân.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ tương đối lành tính. Bệnh lý này hầu như không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của bệnh nhân. Bệnh cạnh đó bệnh có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau nếu sớm thăm khám, xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp và áp dụng phương pháp chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Quá trình chuyển dạ có thể làm tăng lực đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên bệnh có thể tự biến mất sau khi sinh hoặc sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị thích hợp.

Đối với những trường hợp chủ quan, duy trì thói quen sinh hoạt xấu (rặn khi đi đại tiện, ngồi lâu…), có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bệnh trĩ có thể nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu. Đồng thời gây biến chứng sa búi trĩ.

Ngoài ra bệnh trĩ nặng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác cho mẹ bầu. Cụ thể: Thiếu máu mãn tính do đại tiện ra máu, viêm nhiễm vùng hậu môn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, tâm lý bất ổn, khó chịu, đau nhức hậu môn, vướng víu, sinh mổ đối với trường hợp bị trĩ độ 4), thuyên tắc trĩ, áp xe hậu môn, viêm phụ khoa, nứt kẽ hậu môn…

Bệnh trĩ có thể tự biến mất sau khi sinh
Bệnh trĩ có thể tự biến mất sau khi sinh hoặc sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị thích hợp

Phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Thông thường, các trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như đau đớn vùng hậu môn, ngứa ngáy… khiến thai phụ luôn có cảm giác khó chịu, bứt rứt. Thậm chí gây sa búi trĩ nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.

Để làm giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa biến chứng sa búi trĩ, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần áp dụng các phương pháp điều trị sau:

  • Ngâm trực tràng trong nước ấm: Chuẩn bị một thau nước ấm và ngâm khu vực trực tràng trong 15 phút. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng cách ngâm trực tràng với nước ấm nhiều lần trong ngày.
  • Chườm lạnh: Việc sử dụng túi đá chườm lên vùng hậu môn sẽ giúp người bệnh giảm đau và giảm sưng búi trĩ. Thai phụ có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Để điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm, người bệnh cần giữ vùng hậu môn luôn khô ráo và sạch sẽ. Sử dụng một chiếc khăn bông mềm và sạch nhúng vào nước ấm và nhẹ nhàng lau vùng hậu môn sau khi tắm hoặc sau khi đi tiêu và giữ cho khu vực này luôn khô ráo. Bởi việc dư thừa độ ẩm có thể gây ngứa và hình thành thêm nhiều kích ứng ở vùng hậu môn.
  • Thuốc bôi trơn hậu môn: Để quá trình đi tiêu diễn ra dễ dàng, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi trơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng Baking soda: Bôi baking soda dạng khô hoặc dạng ướt vào vùng hậu môn và búi trĩ để làm giảm cơn ngứa.
  • Bôi tinh dầu: Người bệnh có thể sử dụng dầu ô liu, dầu dừa để bôi lên vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch sẽ để điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, sưng đau ở hậu môn và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.
  • Xông rửa hậu môn bằng nước rau diếp cá: Rau diếp cá chứa hai hoạt chất quan trọng mang tên Quercetin và Isoquercetin. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng kháng viêm, làm bền thành mạch, giảm đau và chữa trĩ. Để thực hiện, người bệnh nấu 200 gram lá rau diếp cá cùng với 2 lít nước. Sau khi nước sôi 15 phút, tắt bếp và tiến hành xông hậu môn. Khi nước nguội thì sử dụng nước này để ngâm và rửa hậu môn, dùng bã diếp cá đắp vào búi trĩ. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Tập thể dục đều đặn: Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp dễ sinh nở, kích thích hệ tiêu hóa, giảm stress, phòng ngừa táo bón. Đồng thời giúp kiểm soát tốt bệnh trĩ và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên khi mang thai, bạn chỉ nên luyện tập những bộ môn thể thao có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga…
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn để dễ sinh nở, kích thích hệ tiêu hóa, giảm stress, phòng ngừa táo bón và trĩ

Chế độ sinh hoạt cho người bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ, nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa biến chứng, phụ nữ mang thai cần áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp và duy trì một chế độ ăn uống khoa học.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày (2,5 – 3 lít nước) để làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ, chống táo bón, giúp phân mềm và dễ đào thải.
  • Có chế độ ăn uống khoa học và cân bằng giữa các nhóm chất. Đặc biệt tăng cường bổ sung chất xơ có trong các loại rau xanh, củ và quả. Bổ sung thêm thực phẩm nhuận tràng như rau mồng tơi, khoai lang, hạt chia, chuối, rau đay, thanh long, đậu bắp… để phòng ngừa bệnh táo bón.
  • Bổi sung lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm đau và chóng táo bón bằng cách ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày.
  • Tắm rửa mỗi ngày và giữ gìn vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng. Điều này sẽ cắt giảm cơn ngứa và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai

Để phòng ngừa bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, trước tiên bạn cần phòng ngừa bệnh táo bón và loại bỏ yếu tố nguy cơ. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh táo bón và trĩ:

  • Uống nhiều nước khi mang thai.
  • Tránh nhịn đi tiêu khi có nhu cầu bởi điều này có thể gây ra bệnh táo bón và hình thành búi trĩ.
  • Tránh đứng quá lâu và tránh ngồi trong thời gian dài. Nếu có công việc cần phải ngồi trước máy tính mỗi ngày, bạn nên cố gắng đi bộ và vận động nhẹ nhàng (khoảng vài phút) sau mỗi 30 phút để giảm áp lực lên khu vực hậu môn – trực tràng.
  • Nằm nghiêng khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng.
  • Nếu thường xuyên gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, bị táo bón và bệnh lý này không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định sử dụng các loại thuốc nhuận tràng có thể sử dụng cho thai phụ.

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa bệnh táo bón, thai phụ cũng cần tránh và thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

  • Trong trường hợp bị ngứa ngáy vùng hậu môn, bạn cần tránh gãi và tránh làm trầy xước da. Bởi điều này có thể khiến tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
  • Tránh nâng hoặc bưng bê vật nặng vì hoạt động này sẽ làm tăng áp lực lên vùng hông chậu và vùng bụng.
  • Mẹ bầu bằng tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ. Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng gây táo bón và khiến cơn ngứa trở nên nặng nề hơn.
  • Bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai. Cân nặng có thể tạo áp lực lên trực tràng và khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu tăng cao.
  • Nên dành thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày, thực hiện các bài tập mỗi ngày như bài tập Kegel, bộ để cải thiện tiêu hóa và tăng lưu thông máu.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh tăng cân quá nhiều
Bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối gây ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu và tạo ra cảm giác khó chịu. Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn thuốc phù hợp và dùng đúng liều, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây nguy hiểm.

5/5 - (6 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *