Lá Trầu Không Chữa Viêm Họng Đơn Giản Tại Nhà

Lá trầu không chữa viêm họng là cách chữa được nhiều người rỉ tai nhau. Vậy hiệu quả của cách chữa này như thế nào, liều lượng sử dụng ra sao. Vhea sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này ở bài viết dưới.

Tác dụng của lá trầu không chữa viêm họng

Trầu không (hay còn gọi là thược tương), tên tiếng anh là Piper betle L. Loại cây này rất phổ biến ở các nước Lào, Malayxia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam…

Trầu không có thân thảo nhẵn, dây leo, cuống bẹ có chiều dài khác nhau. Lá trầu không có hình gần giống trái tim, đầu thuôn nhọn, dài khoảng 4 – 9cm.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), lá trầu không tính ấm, vị cay nồng dùng để khu phong, tán hàn, dung trung hành khó, hóa đờm, trị ho, đau tức ngực.

Lá trầu không có tác dụng chữa viêm họng an toàn, lành tính
Lá trầu không có tác dụng chữa viêm họng an toàn, lành tính

Bên cạnh đó, nhờ tính ấm, lá trầu không còn giúp sát khuẩn, chống viêm, tiêu sưng vòm họng. Vì thế, loại lá này được dân gian dùng nhiều để trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Thành phần của lá trầu không cũng chứa lượng lớn tinh dầu và hai phenol quan trọng: Betel và chavico. Các chất này đóng vai trò như “kháng sinh tự nhiên” giúp ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại như: subtillis, coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

7 cách chữa viêm họng bằng lá trầu không phổ biến

Dưới đây là 7 cách dùng lá trầu không trị viêm họng an toàn, lành tính, người bệnh có thể tham khảo:

Uống nước lá trầu đun nóng

Chữa viêm họng bằng lá trầu không với cách chữa này vừa đơn giản lại hiệu quả, phù hợp cả trẻ em và người lớn.

Chuẩn bị: 6 – 7 lá trầu không tươi, 200ml nước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không
  • Đun sôi với 200ml nước
  • Để nguội, uống thay nước trong ngày
  • Đều đặn 7 – 10 ngày để làm giảm triệu chứng viêm họng

Bài thuốc từ nước cốt lá trầu

Lá trầu không rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn có thể ăn sống hoặc giã nát, lấy nước để uống trực tiếp để chữa viêm họng. Dược tính trong lá trầu không sẽ đi thẳng xuống cổ họng để sát khuẩn, làm ấm cổ họng và dịu cơn ho.

  • Cách 1: Bạn nhai trực tiếp lá trầu không, nuốt nước. Thực hiện cách này 1 – 2 lá trầu/lần và 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Lấy 7 – 8 lá trầu không, giã nát, chắt lấy nước uống, phần bã có thể ngậm từ từ rồi nuốt hoặc bỏ.

Lá trầu kết hợp với mật ong

Thành phần của mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, ho khan lâu ngày. Kết hợp lá trầu không và mật ong có tác dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả cao, giúp cổ họng thông thoáng, hô hấp tốt hơn.

Chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không, 200ml nước, mật ong

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
  • Đun sôi lá trầu không khoảng 5 – 7 phút
  • Tắt lửa, thêm 2 – 3 thìa mật ong và khuấy đều
  • Uống hỗn hợp nước khi còn ấm
  • Tuyệt đối không để hỗn hợp này qua đêm vì có thể gây ngộ độc
Lá trầu kết hợp với mật ong
Lá trầu kết hợp với mật ong

Lá trầu không chữa viêm họng với gừng tươi

YHCT quan niệm, gừng có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm. Tác dụng là giải độc, sát khuẩn tốt, đồng thời kích thích tiêu hóa hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp gừng và lá trầu không để tăng hiệu quả trị viêm họng.

Chuẩn bị: 5 – 7 lá trầu không, 15g gừng, đường phèn hoặc mật ong.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
  • Gừng tươi cạo vỏ, băm nhuyễn
  • Đun lá trầu không với 150ml nước
  • Khi nước sôi, bỏ gừng vào nấu cùng
  • Nấu thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp
  • Thêm đường/mật ong, khuấy đều cho tan
  • Chia uống 2 – 3 lần/ngày, kiên trì 10 ngày để thấy hiệu quả.

Lá trầu không và nhục đậu khấu, nụ đinh hương

Lá trầu không, nụ đinh hương, đậu khấu đều là các “vị thuốc” có tác dụng giải độc, đánh tan đờm, trị ho hiệu quả được dân gian lưu truyền để chữa bệnh viêm họng.

Chuẩn bị: 5 lá trầu không, nụn đinh hương, đậu khấu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, đổ nước và đun sôi với ngọn lửa nhỏ
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, chia uống 3 – 4 lần/ngày sau bữa ăn

Sử dụng lá trầu không và nghệ

YHCT quan niệm, nghệ có tính ôn, vị đắng hơi cay có tác dụng chống viêm, trị viêm họng hiệu quả cao. Thành phần của nghệ còn chứa 25 cacbua tecpenic, 5% tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm cực kỳ hiệu quả.

Chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không, 15g nghệ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nghệ, lá trầu không
  • Đem xay nhuyễn 2 nguyên lệu này
  • Đổ 1/3 bát nước sôi vào hỗn hợp vừa xay
  • Khuấy đều và để nguội
  • Lọc lấy nước, uống 5 lần/ngày để cải thiện bệnh viêm họng
Sử dụng lá trầu không và nghệ lành tính
Sử dụng lá trầu không và nghệ lành tính

Lá trầu không kết hợp củ nén

Củ né có tính ấm, mùi hơi hăng, vị cay có tác dụng khử phong, tán hàn, tiêu đờm và trị ho hiệu quả. Nhờ khả năng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả, củ nén khi kết hợp với lá trầu không có hiệu quả chữa viêm họng nổi bật.

Chuẩn bị: 2 – 3 củ né, lá trầu không, muối

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với muối
  • Sau khoảng 10 phút, vớt lá trầu không, để ráo
  • Thái nhỏ lá trầu không
  • Rửa sạch, bóc nhỏ và thái nhỏ củ nén
  • Đem củ nén, lá trầu không giã nát
  • Trộn hỗn hợp với 200ml nước
  • Ngâm khoảng 15 – 20 phút
  • Chắt lấy nước uống 2 lần/ngày, sau ăn 30 phút
  • Thực hiện đều đặn 10 ngày để trị viêm họng

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm họng

Khi sử dụng lá trầu không chữa viêm họng, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng lá trầu không sau khi rửa sạch để tránh bị nhiễm khuẩn dẫn tới bội nhiễm khiến việc điều trị viêm họng trở nên khó khăn hơn.
  • Nên chọn lá trầu không non, màu xanh đậm vì thành phần của nó chứa nhiều tinh dầu hơn, từ đó khả năng giải độc, kháng viêm và sát khuẩn của loai lá này cũng tăng lên.
  • Cách dùng lá trầu không chữa viêm họng có thể áp dụng cho cả trẻ em, nhưng bố mẹ nên chú ý giảm liều lượng và cho thêm ít đường hoặc mật ong để trẻ dễ uống vì vị của nó khá cay và nồng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng lá trầu không với củ nén – mật ong vì 2 nguyên liệu này khắc nhau. Việc sử dụng có thể dẫn tới đau bụng, buồn nôn…
  • Người có tiền sử bị viêm, đau dạ dày nên hạn chế dùng cách này chữa viêm họng. Nếu sử dụng nên giãn cách 2 – 3 ngày, để tránh bị loét dạ dày.
  • Việc sử dụng lá trầu không không cần tuân thủ giờ giấc nhất định, nhưng cần đều đặn, không được ngưng nghỉ đột ngột vì sẽ khiến làm giảm hiệu quả chữa bệnh.
  • Tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng, mức độ bệnh lý và cơ địa của từng người, hiệu quả sử dụng lá trầu không chữa bệnh có thể khác nhau.
  • Chữa viêm họng bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, phù hợp với mức độ viêm họng cấp tính. Nếu với viêm họng mãn tính, cách chữa này hầu như không phát huy hiệu quả.
  • Trong quá trình sử dụng lá trầu không chữa bệnh, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Ăn uống đủ chất, tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ nướng vì có thể gây kích thích vòm họng, khiến bệnh tình chuyển biến xấu đi.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục để thao bằng cách ngồi thiền, đi bộ, tập yoga để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Trên đây là một vài chia sẻ về cách sử dụng lá trầu không chữa viêm họng. Viêm họng lâu ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bên cạnh dùng lá trầu không chữa bệnh, người bệnh cũng cần thường xuyên đi khám để tăng khả năng chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *