5 Lá Tắm Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất (Người Lớn + Em Bé)
Chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp tắm nước lá cây là phương pháp trị bệnh theo kinh nghiệm của dân gian được nhiều người quan tâm và áp dụng. Những hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có trong thảo dược có tác dụng giảm nhẹ cơn ngứa ngáy, bảo tồn cấu trúc da, đồng thời hỗ trợ bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng. Điểm nổi bật của phương pháp này là an toàn, lành tính, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Ưu và nhược điểm của việc tắm nước lá cây trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính, biểu hiện thường gặp là những cơn ngứa ngáy khó chịu, da nổi dát đỏ, sưng, sần. Theo sự khẳng định của các nhà khoa học, căn bệnh này dễ tái phát và cần phải điều trị lâu dài. Nhưng trước đó, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh để có những phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài việc áp dụng điều trị bằng thuốc Tây y, các đối tượng có thể sử dụng các loại lá cây quen thuộc để nấu nước tắm. Đây là một phương pháp dân gian được phần lớn người bệnh biết đến và áp dụng rộng rãi. Các triệu chứng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ do bệnh viêm da cơ địa gây ra dần được cải thiện nếu người bệnh áp dụng đúng cách và kiên trì.
Khi áp dụng phương pháp tắm nước lá cây trị viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Ưu điểm:
- Lá cây được sử dụng để trị viêm da cơ địa chủ yếu là các loại thảo dược lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ;
- Nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm, chúng có thể xuất hiện trong vườn hoặc được bán nhiều ở ngoài chợ với mức giá khá rẻ, giúp người bệnh tiết kiệm được khá nhiều chi phí;
- Quy trình thực hiện đơn giản, không quá cầu kỳ;
- Phù hợp cho mọi lứa tuổi, bao gồm người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Nhược điểm:
- Tắm nước lá trị viêm da cơ địa chỉ phù hợp cho các đối tượng mắc bệnh nhẹ hoặc giai đoạn chớm nở. Những bệnh lý ở mức độ trung bình và nặng thì phương pháp này chỉ là biện pháp hỗ trợ, thậm chí không mang lại bất kỳ sự thay đổi nào;
- Hiệu quả mang lại thường khá chậm so với các phương pháp khác. Chính vì vậy, cần người bệnh phải kiên trì trong khoảng thời gian dài;
- Phương pháp trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp tắm nước lá thảo dược chỉ có giá trị trong phạm vi dân gian và chưa được giới y học hiện đại công nhận.
Tổng hợp 5 lá tắm trị viêm da cơ địa hay theo kinh nghiệm của dân gian
Sử dụng các loại lá cây trong thiên nhiên để nấu nước tắm cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa là phương pháp được lưu truyền khá phổ biến trong dân gian. Phương pháp này không chỉ phù hợp với người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng để giảm ngứa ngáy, da nổi dát đỏ.
1. Dùng lá trầu không nấu nước tắm trị bệnh viêm da cơ địa
Hết ngứa ngáy, hết viêm sưng khi người bệnh biết đến công dụng của lá trầu không và cách nấu nước tắm từ lá cây này. Đây là một trong những phương pháp dân gian được ông bà ta truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Trong Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm, mùi hơi hắc, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Trong khi đó, theo sự ghi nhận của nền y học hiện đại cho biết, trong loại lá cây quen thuộc này có chứa nhiều thành phần hoạt chất bên trong tinh dầu như: Tanin, Eugenol, Chavicol, Carvacrol,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy. Với những đặc điểm dược phẩm và tính năng trên, đối tượng bị viêm da cơ địa có thể sử dụng để đẩy lùi bệnh lý.
Người bệnh cần chuẩn bị 7 – 10 lá trầu bánh tẻ, không bị sâu đục và tiến hành nấu nước tắm theo các bước sau:
- Đem toàn bộ lá trầu không đã được chuẩn bị rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
- Vò nát tất cả lá trầu đã được làm sạch rồi cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ;
- Bắc lên bếp để đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp;
- Đổ hết phần nước ra chậu lớn và pha thêm một ít nước lạnh sao cho đủ ấm để tắm. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;
- Thực hiện mỗi ngày một lần và kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
2. Hết ngứa ngáy nhờ tắm nước lá ổi
Bé bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? – tắm nước lá ổi. Phương pháp này không chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ, người lớn bị viêm da cơ địa cũng có thể sử dụng loại nước này để cải thiện bệnh lý.
Phần lớn, dân gian chủ yếu sử dụng lá ổi non để trị viêm da cơ địa. Bởi trong loại nguyên liệu này chứa nhiều thành phần hoạt chất Tanin có dụng làm dịu các cơn ngứa ngáy, giảm viêm, cải thiện màu sắc của da. Bên cạnh đó, trong lá ổi còn có sự góp mặt của nhiều thành phần hoạt chất khác đồng công dụng với hoạt chất Tanin như: Avicularin, Quercetin, Beta – sitosterol,…
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, bạn cần chuẩn bị một nắm lá ổi non tươi và tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Đem toàn bộ lá ổi đã được thu hái rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Tốt hơn nên ngâm lá ổi vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo;
- Cho tất cả lá ổi đã được làm sạch vào trong nồi nước đang sôi (khoảng 3 – 4 lít nước). Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất trong lá ổi ra hoàn toàn;
- Tắt bếp và đổ nước ra chậu lớn, chờ nước nguội bớt rồi sử dụng để tắm;
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để giảm nhẹ các triệu chứng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ.
3. Nấu nước lá cây đơn tướng quân tắm để giảm ngứa ngáy, tiêu viêm
Cây đơn tướng quân còn được dân gian gọi là cây lá đơn đỏ, lá đơn tía, liễu đỏ. Đây là loại thảo dược có tính mát, được gian dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc với công dụng tiêu viêm, giảm đau, giải độc,… Ở một số bài nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá đơn đỏ có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tụ cầu khuẩn, khuẩn coli, một số vi khuẩn khác gây bệnh ngoài da, kể cả bệnh viêm da cơ địa.
Với bản chất lành tính, không chứa độc hại, người lớn và cả trẻ nhỏ có thể sử dụng lá cây đơn tướng quân để nấu nước tắm cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa gây nên.
Việc nấu nước lá cây đơn tướng quân để trị viêm da cơ địa được thực hiện khá đơn giản, cụ thể hơn:
- Rửa sạch một nắm lá đơn tướng quân bằng nước hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 10 phút để sát khuẩn;
- Vớt ra để ráo rồi cho vào nồi cùng với 3 – 4 lít nước;
- Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ khoảng 10 phút thì tắt bếp;
- Đổ hết phần nước ra thau lớn, chờ nước nguội bớt rồi dùng để tắm. Người bệnh có thể sử dụng phần bã để chà sát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;
- Áp dụng đều đặn 3 – 4 lần/ tuần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
4. Giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nhờ tắm nước lá chè xanh
Cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây nên dần được xoa dịu khi người bệnh biết đến công dụng của lá chè xanh. Đây là một trong những phương pháp điều trị an toàn, thích hợp cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong lá chè xanh chứa nhiều thành phần hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên như: Polyphenol, Epicatechicalat, Epicatechin… Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa, từ đó giúp chữa lành vết thương được nhanh chóng, bảo vệ da khỏi các dị nguyên gây hại.
Chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi và tiến hành thực hiện nấu nước tắm theo các bước sau:
- Làm sạch toàn bộ lá chè xanh vừa được thu hái bằng nước sạch;
- Vò nát toàn bộ lá chè xanh vừa được làm sạch trước khi cho vào nồi nước;
- Bắt lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 15 – 20 phút để các tinh chất có trong lá chè xanh ra hoàn toàn. Có thể thêm một ít muối biển để tăng tính sát khuẩn;
- Đỗ toàn bộ phần nước ra chậu lớn, pha thêm một ít nước lạnh vừa đủ dùng để tắm;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Trị viêm da cơ địa bằng nước tắm từ lá khế
Theo sự ghi nhận của giới y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tân sinh, khử phong nhiệt. Trong khi đó, giới y học hiện đại cho biết, trong lá khế chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như: viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, vảy nến,…
Dùng lá khế trị viêm da cơ địa phù hợp cho cả người lớn và cả trẻ nhỏ. Người bệnh nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng cho bệnh lý này gây nên, đồng thời, phòng ngừa nguy cơ trường hợp tái phát.
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bằng lá khế, người bệnh có thể sử dụng loại lá cây này để nấu nước tắm theo các bước sau:
- Đem một nắm lá khế tươi rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn, vi khuẩn;
- Sau đó, vớt ra để ráo rồi cho vào nồi nước khoảng 2 – 3 lít. Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá khế ra hoàn toàn;
- Đổ toàn bộ nước ra chậu, chờ nước nguội dần là có thể dùng để tắm;
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày một lần để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng lá cây nấu nước tắm trị viêm da cơ địa
Để đảm cho việc tắm nước lá cây trị viêm da cơ địa đạt được kết quả tốt, người lớn và trẻ nhỏ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn loại lá cây còn tươi, không bị sâu đục để sử dụng trị viêm da cơ địa. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại lá cây trồng tự nhiên, không bị phun thuốc trừ sâu, thuốc thúc đẩy tăng trưởng;
- Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên tắm cho trẻ nơi kín gió, phòng ốc thoáng mát và nhanh chóng lâu khô người nhẹ sau khi tắm. Tuyệt đối không được ngâm người trẻ quá lâu trong nước ấm;
- Kiểm tra độ ấm của nước trước khi tắm. Không nên tắm nước lá cây quá nóng hoặc quá nguội. Việc tắm nước quá nóng có thể gây bỏng da hoặc khiến da bị khô, dễ bị kích ứng. Trong khi đó, nước quá nguội sẽ làm thuyên giảm công dụng vốn có của bài thuốc;
- Đối với các đối tượng có vết thương hở hay đang trong tình trạng sưng mủ, tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này. Bởi, nước là một trong những môi trường thuận lợi làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh, từ đó làm gia tăng khả năng nhiễm trùng;
- Không nên áp dụng liệu pháp tắm nước lá cây trị viêm da cơ địa trong khoảng thời gian quá lâu. Việc lạm dụng tắm lá cây quá mức có thể khiến da bị khô, sần, có thể làm gia tăng sự kích ứng.
Bên cạnh việc tắm nước lá cây mỗi ngày, các đối tượng bị viêm da cơ địa cần chú trọng xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Hạn chế tối đa việc gãi mạnh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Đồng thời, sử dụng các bộ quần áo thoải mái, làm từ chất liệu cotton hút mồ hôi, tránh mặc các trang phục bó sát hay dễ sinh ngứa ngáy. Mặt khác, người bệnh nên tiến hành thăm khám nếu quá trình điều trị bằng phương pháp tắm lá cây không đạt được kết quả như mong đợi.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!