Khí Hư Màu Nâu (Huyết Trắng) Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?
Nội dung bài viết
Khí hư màu nâu có thể liên quan đến các thay đổi trong cơ thể tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên đôi khi, tình trạng này là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khí hư màu nâu có nguy hiểm không?
Huyết trắng hay khí hư màu nâu có thể gây ra nhiều lo lắng, tuy nhiên thông thường tình trạng này không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.
Tình trạng ra khí hư màu nâu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở phụ nữ mang thai, thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc trong độ tuổi sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng tiết khí hư màu nâu ít nhất một lần trong đời.
Dịch tiết âm đạo màu nâu thường phổ biến sau chu kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài trong hai ngày nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ. Chất dịch màu nâu này thường là máu và chất nhầy âm đạo bão hòa trong chu kỳ kinh nguyệt cũ, do đó thường có màu đỏ đậm hoặc nâu. Bên cạnh đó, khí hư màu nâu được xem là bình thường nếu không có mùi hôi và không gây ngứa rát âm đạo.
Ngoài ra, nếu khí hư màu nâu xuất hiện đột ngột và bạn không thực hiện các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố, điều này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khí hư màu nâu sau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn hoặc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục.
Nói tóm lại, nếu bạn xuất hiện khí hư màu nâu hoặc có khí hư sẫm màu trước và sau chu kỳ kinh nguyệt, không có mùi hôi, thì điều này thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu cảm thấy lo lắng hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý.
Khí hư màu nâu (huyết trắng) là bị gì?
Nếu bạn xuất hiện tình trạng khí hư màu nâu, các nguyên nhân và điều kiện y tế có thể bao gồm:
1. Bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt
Dòng chảy kinh nguyệt (tốc độ chảy máu từ âm đạo) thường chậm hơn vào những ngày đầu và cuối chu kỳ. Khi máu rời khỏi cơ thể một cách nhanh chóng thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sáng. Tuy nhiên khi dòng chảy chậm lại, máu có thể bị oxy hóa, điều này khiến máu chuyển sang màu nâu hoặc thậm chí là đen.
Do đó, nếu bạn có khí hư màu nâu hoặc đen ở đầu và cuối chu kỳ kinh nguyệt, điều này hoàn toàn bình thường. Đây là cơ chế làm sạch bình thường của âm đạo và không phải là dấu hiệu bệnh lý.
2. Mất cân bằng nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt
Khí hư màu nâu có thể là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Estrogen là hormone chịu trách nhiệm ổn định nội mạc tử cung. Do đó, nếu cơ thể có ít estrogen lưu thông, các lớp lót có thể bị phá vỡ tại các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiết khí hư màu nâu bất thường.
Bên cạnh đó, nồng độ estrogen thấp cũng có thể dẫn đến:
- Các cơn nóng bừng
- Mất ngủ
- Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm
- Khó tập trung
- Viêm đường tiết niệu
- Tăng cân
3. Ảnh hưởng của biện pháp tránh thai nội tiết
Các phương pháp tránh thai nội tiết, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện khí hư màu nâu trong tháng đầu sử dụng.
Hầu hết các phương pháp tránh thai nội tiết đều giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Nếu có quá ít estrogen, thành tử cung có thể bị bong ra giữa chu kỳ và gây khí hư màu nâu. Bên cạnh đó, nếu estrogen thấp hơn 35 microgam, bạn có thể bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu tình trạng khí hư màu nâu kéo dài hơn 3 tháng, bạn nên đến bệnh viện để tìm hiểu về các phương pháp tránh thai khác.
4. Rụng trứng
Một số phụ nữ có thể xuất hiện khí hư có màu bất thường khi rụng trứng. Màu của khí hư có thể có màu hồng, đỏ, nâu và có thể trộn lẫn với các chất thải khác trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các dấu hiệu rụng trứng khác có thể bao gồm:
- Chất thải màu trắng và giống như lòng trắng trứng.
- Đau bụng dưới
- Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Trong thời gian rụng trứng, bạn có khả năng mang thai cao nhất. Do đó, bạn nên có biện pháp tránh thai hoặc chăm sóc sức khỏe phù hợp nếu có mong muốn thụ thai.
5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các túi chất lỏng phát triển trên một hoặc cả hai buồng trứng. Đôi khi u nang buồng trứng có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào và có thể tự biến mất sau một vài tháng.
Trong trường hợp, u nang có thể không thể tự cải thiện và có thể phát triển lớn hơn. Nếu tình trạng này xảy ra, u nang có thể dẫn đến tình trạng khí hư màu nâu, đau bụng hoặc đau vùng xương chậu.
U nang buồng trứng không được điều trị có thể gây xoắn hoặc vỡ buồng trứng. Do đó, nếu bạn nghi ngờ u nang buồng trứng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
6. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc ở tử cung phát triển ở các vị trí bên ngoài tử cung. Các lớp niêm mạc tử cung này cũng bong ra hàng tháng và tạo thành kinh nguyệt.
Tuy nhiên các tế bào này không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Điều này khiến nội mạc tử cung bong ra bị mắc kẹt và có thể dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội, kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, lạc nội mạc tử cung cũng có thể dẫn đến tình trạng tiết khí hư màu nâu và tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đầy hơi chướng bụng
- Buồn nôn
- Nôn
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Mệt mỏi kéo dài
- Đau khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục âm đạo
7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Người bệnh Hội chứng buồng trứng đa nang có thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên mất chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, người bệnh thường có ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm, hoặc chu kỳ kéo dài 35 ngày.
Bệnh nhân u nang buồng trứng có thể xuất hiện tình trạng khí hư màu nâu và không có chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau đầu
- Nổi mụn trứng cá
- Sạm da
- Tóc mỏng hoặc phát triển lông trên mặt
- Trầm cảm, thường xuyên lo lắng và thay đổi tâm trạng bất thường
- Tăng cân
8. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng cổ tử cung và tử cung có thể dẫn đến khí hư màu nâu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau ở xương chậu và bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục
- Sốt
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Viêm vùng chậu có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm vùng chậu, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
9. Bệnh lây qua đường tình dục
Tiết dịch màu nâu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu, chlamydia. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
- Đau khi quan hệ tình dục
Không phải tất cả các trường hợp nhiễm bệnh lây qua đường tình dục đều có các triệu chứng cụ thể. Do đó, nếu bạn có hoạt động tình dục không an toàn hoặc có nhiều bạn tình, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán.
10. Mang thai
Sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu quá trình bám vào thành tử cung và phát triển thành bào thai. Các triệu chứng này phát triển sau 10 – 14 ngày kể từ lúc thụ thai và có thể dẫn đến tình trạng huyết trắng với màu sắc bất thường, bao gồm cả huyết trắng màu nâu.
Các triệu chứng mang thai sớm khác có thể bao gồm:
- Co thắt tử cung
- Đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Đau thắt ngực
Bạn có thể cân nhắc thực hiện các biện pháp thử thai tại nhà nếu nếu bạn trễ kinh nguyệt hoặc xuất hiện khí hư màu nâu. Bên cạnh đó, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
11. Thai ngoài tử cung
Trong một số trường hợp, trứng đã được thụ tinh có thể bám vào ống dẫn trứng hoặc bên trong buồng trứng và cổ tử cung. Tình trạng này được gọi là thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến tình trạng khí hư màu nâu. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau nhói ở bụng, xương chậu, cổ hoặc vai
- Đau vùng chậu ở một bên
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Có áp lực ở trực tràng
Đến bệnh viện kiểm tra nếu bạn nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nếu không được xử lý phù hợp, tình trạng này có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
12. Sảy thai
Có khoảng 10 – 20% thai kỳ kết thúc bằng sẩy thai, thường là thai trước tuần thứ 10.
Các triệu chứng sẩy thai có thể xuất hiện đột ngột và bao gồm dẫn đến một dòng chảy chất lỏng màu nâu hoặc chảy máu màu đỏ nặng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Chuột rút hoặc đau ở bụng dưới
- Xuất hiện các mô hoặc cục máu đông từ âm đạo
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
Chảy máu hoặc xuất hiện khí hư màu nâu trong thai kỳ có thể là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên bạn nên thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng bất thường hoặc khi bạn cảm thấy lo lắng.
13. Dịch tiết âm đạo sau khi sinh
Sau khi sinh, dịch tiết âm đạo có thể kéo dài khoảng 4 – 6 tuần kể từ lúc sinh con. Tình trạng này có thể bắt đầu như một dòng chảy màu đỏ nghiêm trọng và thường chứa đầy những cục máu đông nhỏ.
Tình trạng này thường có xu hướng được cải thiện sau một vài ngày, dòng máu chảy thường chậm lại, trở nên đỏ hồng hoặc nâu sẫm. Sau khoảng 10 ngày kể từ lúc sinh con, chất thải này sẽ chuyển thành khí hư màu nâu, vàng nhạt hoặc màu kem trước khi biến mất hoàn toàn.
Tình trạng này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện nếu chất dịch này có mùi hôi, có cục máu đông lớn hoặc khi bạn bị sốt. Điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
14. Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng do nồng độ estrogen dao động. Điều này có thể dẫn đến chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, khí hư màu nâu, hồng hoặc đỏ.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh
- Mất ngủ
- Khó chịu, mệt mỏi
- Dễ thay đổi cảm xúc và tâm trạng
- Khô âm đạo
- Thay đổi ham muốn tình dục
15. Ung thư cổ tử cung
Xuất hiện khí hư màu nâu hoặc chảy máu kinh nguyệt bất thường, đặc biệt là sau khi mãn kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư, phổ biến là ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng ung thư khác có thể bao gồm:
- Đau vùng xương chậu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Mệt mỏi kéo dài
- Cảm thấy có khối u ở vùng bụng dưới hoặc tử cung
- Giảm cân
- Khó tiểu hoặc đau khi đi tiểu
- Sưng chân
- Có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài với lượng máu chảy nhiều
Bất cứ ai nghi ngờ ung thư nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Khí hư màu nâu khi nào cần đến bệnh viện?
Trong nhiều trường hợp, khí hư màu nâu là máu cũ của chu kỳ kinh nguyệt trước và cần thời gian để thoát khỏi tử cung. Điều này hoàn toàn bình thường và không cần điều trị.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu:
- Khí hư màu nâu kéo dài trong nhiều ngày
- Thường xuyên xảy ra sau khi quan hệ tình dục
- Khí hư có mùi hôi
- Kèm theo các triệu chứng như đau bụng kinh, chuột rút âm đạo hoặc ngứa âm đạo
Đôi khi khí hư màu nâu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.
Phòng ngừa khí hư bất thường
Để phòng ngừa các triệu chứng khí hư bất thường, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm nguy cơ như:
- Mặc quần lót cotton và giữ khu vực sinh dục luôn khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra, bạn chỉ nên mặc quần lót vào ban ngày và không mặc vào ban đêm khi bạn đi ngủ.
- Không sử dụng dầu mỏ hoặc các sản phẩm chứa dầu mỏ để bôi trơn âm đạo. Điều ày có thể dẫn đến phát triển vi khuẩn ở âm đạo, gây khí hư bất thường, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm âm đạo.
- Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, bởi vì âm đạo có cơ chế tự làm sạch, do đó bạn chỉ cần vệ sinh bên ngoài là được.
- Nếu đang điều trị các bệnh lý âm đạo, bạn nên sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liệu trình điều trị, ngay cả khi các triệu chứng đã khỏi hẳn.
- Không nên quan hệ tình dục nếu cảm thấy các dấu hiệu bất thường ở âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng âm đạo như sản phẩm vệ sinh phụ nữ, xà phòng thơm hoặc bột, nước hoa vùng kín.
- Không mặc quần áo bó sát, chẳng hạn như đồ tắm, đồ tập thể dục, quần lót trong thời gian dài.
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình. Ngoài ra, không quan hệ nếu không đảm bảo bạn tình của bạn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Luôn luôn lau từ trước ra sau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện. Lau không đúng cách có thể khiến vi khuẩn lây lan vào âm đạo gây ngứa rát, khí hư bất thường và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm lành mạnh.
Dịch tiết âm đạo màu nâu có thể là dấu hiệu của một điều kiện y tế cần điều trị. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!