Bị đau họng nhức đầu và mệt mỏi phải làm sao?
Nội dung bài viết
Đau họng nhức đầu và mệt mỏi là những biểu hiện thường thấy của một số bệnh lý về đường hô hấp. Để xác định rõ nguyên nhân gây tình trạng đau họng, nhức đầu và cải thiện triệu chứng này, bạn có thể theo dõi thông tin bài viết dưới đây.
Đau họng nhức đầu và mệt mỏi là bệnh gì?
Thông thường trước khi đưa ra chẩn đoán về một bệnh lý nào đó, các bác sĩ thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng biểu hiện ra bên ngoài kết hợp với xét nghiệm. Vậy biểu hiện đau nhức đầu và mệt mỏi là triệu chứng báo hiệu bệnh lý nào?
Chúng có thể xảy ra do các bệnh về đường hô hấp sau đây:
Viêm họng
Bệnh viêm họng xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào vòm họng gây viêm niêm mạc và khiến đau họng, nhức đầu, mệt mỏi. Bệnh có thể xảy ra quanh năm dưới bất kỳ tác nhân bất lợi nào, nhưng chủ yếu xảy ra khi thời tiết thay đổi.
Viêm họng ngoài biểu hiện với những triệu chứng cơ bản như đau họng nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, người bệnh còn gặp phải thêm một số dấu hiệu sau tùy theo cơ địa của mỗi người:
- Khó nuốt và đau họng khi nuốt
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Đau dạ dày
- Đau nhức cơ
- Có thể sưng hạch cổ
Khi bệnh chuyển biến nặng hoặc có các dấu hiệu biến chứng, bệnh nhân sẽ cảm nhận những triệu chứng bệnh gia tăng như:
- Ho dai dẳng
- Khản tiếng hoặc mất tiếng
- Ù tai, sưng tai, thính lực giảm
- Đau đầu dữ dội khi ho
- Tê cơ mặt
- Ho khan dữ dội, ho nhiều đờm
Viêm amidan
Nếu người bệnh bị đau họng nhức đầu và cảm nhận cơ thể mệt mỏi thì rất có thể bạn đã bị viêm amidan. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và cư trú trên bề mặt amidan khiến amidan bị viêm sưng to, hình thành hốc mủ.
Viêm amidan là một bệnh lý ngày càng có xu hướng phổ biến do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đối tượng thường mắc viêm amidan nhất là trẻ nhỏ bởi lúc này hệ thống miễn dịch cơ thể chưa hoàn thiện hay những thay đổi cấu trúc bất thường tại amidan gây nên.
Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng bệnh như sau;
- Cổ họng đau và vướng víu
- Nhức đầu
- Hơi thở có mùi hôi
- Mệt mỏi
- Sốt cao trên 38 độ
- Sưng hạch bạch huyết dưới hàm
- Giọng nói khàn, ho nhiều
- Cổ kém linh hoạt
- Theo dõi bằng mắt thường trước gương có thể thấy amidan bị sưng đỏ, xuất hiện đốm mủ trắng vàng trên bề mặt amidan
Cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh thường do virus xâm nhập gây nên và có khả năng lây nhiễm cao nếu có tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần đến sự can thiệp của điều trị, tuy nhiên trong quá trình bị cảm cúm những biểu hiện lâm sàng sẽ xuất hiện như:
- Đau họng nhức đầu
- Hắt hơi, nghẹt mũi
- Đau nhức cơ toàn thân
- Ho sốt nhẹ
- Sổ mũi, dịch mũi màu vàng xanh
- Khó thở
- Ù tai, nặng và áp lực trong mặt
- Chán ăn
Cảm lạnh thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, trong thời gian này người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc gần với người thân để hạn chế lây bệnh.
Cảm cúm
Mọi người thường có xu hướng nhầm lẫn rằng cảm lạnh tương tự với cảm cúm, tuy nhiên 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cảm cúm do virus (A, B, C ) gây nên với những triệu chứng bệnh trầm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường.
Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng cơ thể sốt cao, thường bị ớn lạnh đột ngột. Ngoài ra còn có tình trạng đau họng nhức đầu, ho khan, hắt hơi sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ,…
Bệnh cúm có nguy cơ bị ngăn chặn hoặc ít gây ảnh hưởng đến cơ thể nếu người bệnh thực hiện tiêm vacxin cúm, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt và tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây bệnh.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản có thể bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, trào ngược dạ dày thực quản, nói nhiều và liên tục, tiếp xúc với không khí độc hại,… Bệnh xảy ra khiến cho dây thanh quản bị viêm dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng và biểu hiện một số triệu chứng:
- Đau họng, ho nhiều
- Sốt nhẹ
- Cảm nhận cổ họng vướng víu
Viêm thanh quản nếu không do vi khuẩn hay virus xâm nhập thì có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần nghỉ ngơi. Khi bệnh kéo dài trên 3 tuần, có thể đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và đặc biệt nguy hiểm ở đối tượng trẻ nhỏ. Bởi vậy bệnh nhân cần đến cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị viêm thanh quản càng sớm càng tốt.
Những bệnh lý về đường hô hấp nhìn chung đều có những biểu hiện tương tự nhau nên thường gây khó khăn cho người bệnh trong việc chẩn đoán bệnh. Vì thế, bạn đọc khi cảm nhận triệu chứng như đau họng nhức đầu thì nên đi khám để được thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác.
Cách chữa đau họng đau đầu hiệu quả, an toàn
Đau họng nhức đầu kéo dài khiến cho người bệnh luôn cảm nhận cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy bệnh nhân nên thực hiện một số phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh trở nên tốt hơn.
Điều trị đau họng bằng thuốc Tây
Khi bị đau họng, nhức đầu, sốt, mệt mỏi,… người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây để điều trị ngắn hạn. Biện pháp này giúp giảm nhanh những triệu chứng lâm sàng của bệnh nên được sử dụng rất rộng rãi.
Các loại thuốc thường được kê là:
- Thuốc kháng sinh (Lưu ý chỉ dùng trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên, thuốc vô hiệu với virus).
- Thuốc kháng viêm NSAID.
- Thuốc Corticoid.
- Thuốc giảm ho, long đờm.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Amoxicillin, aspirin.
- Nước súc họng: Mucosolvan, nước muối sinh lý 0,1%.
Thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị nhanh tuy nhiên có thể gây nhiều tác dụng phụ lên cơ thể, đặc biệt là gan, thận, dạ dày. Bởi vậy chúng không được khuyến khích sử dụng lâu dài và bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng trong kê đơn, tránh tình trạng quá liều hoặc không đủ dược tính.
Mẹo chữa đau họng nhức đầu tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh tại nhà giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, chặn đứng các triệu chứng bệnh như ho, nhức đầu, sốt, sổ mũi,…
Những mẹo chữa tại nhà mà bạn có thể áp dụng như:
- Chườm khăn
Sử dụng khăn nhúng qua nước ở nhiệt độ thường rồi đặt ở những vùng như nách, trán, cổ, gan bàn chân để hạ sốt, cải thiện tình trạng đau đầu,…
- Súc miệng với nước muối
Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng và họng mỗi ngày nhằm giảm viêm sưng, tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau họng hiệu quả
- Uống chanh mật ong
Nước chanh mật ong hay quất mật ong ấm đều có tác dụng làm dịu cổ họng, tăng cường sức đề kháng chống mệt mỏi, nhức đầu. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều chanh để uống bởi chúng chứa nhiều axit có thể gây rát họng hơn
- Uống trà gừng
Trong gừng có tinh chất giúp giảm viêm sưng, làm ấm họng, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Tinh chất cũng giúp đầu óc thư giãn, giảm chóng mặt hay đau đầu
- Ăn tỏi
Dùng 2 – 3 tép tỏi đập dập rồi ngậm nhai nuốt từ từ để tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc họng. Tỏi có hoạt chất Allicin giúp kháng viêm tốt, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau họng nhức đầu.
Cách phòng ngừa đau họng nhức đầu
Song song với quá trình điều trị bệnh, bạn đọc cũng cần chú ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý giúp nâng cao sức khỏe và phòng bệnh tái phát:
- Nghỉ ngơi đầy đủ trong khoảng 1 tuần đầu bị bệnh.
- Uống đủ nước lọc và bổ sung thêm sữa, trái cây ép để bổ sung vitamin.
- Ăn nhiều thịt gà, trứng, trái cây, các loại đậu để tăng cường chất thu nạp trong cơ thể.
- Tránh xa chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá.
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục đều đặn và phù hợp với thể trạng bản thân.
- Vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày để phòng các bệnh liên quan.
- Tránh tiếp xúc với người xung quanh khi bị bệnh.
Biểu hiện đau họng nhức đầu thường khá phổ biến và dễ dàng trong việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài bất thường kèm sốt cao trên 40 độ C thì người bệnh nên đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!