Đau Dây Thần Kinh Tọa Ở Chân – Cách Xử Lý, Giảm Đau

Đau dây thần kinh tọa ở chân thường được mô tả là một con đau nhói giống như điện giật hoặc gây ra cảm giác nóng rát ở đùi và chân. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp.

Đau thần kinh tọa ở chân
Đau thần kinh tọa ở chân có thể gây đau, tê, mỏi và mất cảm giác ở chân, bàn chân

Đau thần kinh tọa ở chân là gì?

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau nhức ở hông, lưng dưới, chân và bàn chân.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ tủy sống hông đến mặt sau của chân. Các dây thần kinh tọa cung cấp sức mạnh, cảm giác ở hông, mông, chân và góp phần vào các phản xạ tự nhiên ở chân.

Các cơn đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và cánh nhánh của dây thần kinh này. Thông thường, bệnh thường gây ảnh hưởng đến lưng dưới, hông, phần bên ngoài của đùi và chân. Cơn đau thường gây ảnh hưởng đến một bên chân, ít khi gây ảnh hưởng đến cả hai bên.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Thông thường đau dây thần kinh tọa không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, các cơn đau nghiêm trọng có thể gây khó khăn khi đi lại hoặc đứng. Do đó, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa thường đi kèm các triệu chứng gây ảnh hưởng đến khu vực lưng dưới, đùi, chân và bàn chân. Đau là triệu chứng đầu tiên và thường liên quan đến các áp lực, kích thích và viêm quanh dây thần kinh. Thông thường, các cơn đau được miêu tả là một cơn đau nhói và chỉ ảnh hưởng đến một bên chân.

Bên cạnh đó, các cơn đau có thể được cảm thấy theo nhiều cách khác như:

  • Đau như điện giật
  • Đau nhói hoặc cảm thấy có nhịp đập ở chân
  • Đau âm ỉ liên tục
  • Cơn đau chỉ gây khó chịu nhẹ và tự cải thiện ngay sau đó

Hiếm khi các cơn đau thần kinh tọa ở chân có thể gây ảnh hưởng đến cả hai chân. Tuy nhiên, cơn đau có thể đan xen giữa hai chân trong các thời gian khác nhau.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa ở chân có thể gây ngứa ran, căng cứng, châm chích ở chân

Các triệu chứng khác khi đau dây thần kinh tọa ở chân có thể bao gồm:

  • Yếu cơ ở bắp đùi: Tình trạng này xảy ra khi các cơ đùi bị ảnh hưởng dẫn đến xuất hiện một điểm yếu được cảm thấy khi cố gắng di chuyển hai đùi lại với nhau.
  • Yếu chân và cơ chân: Khi ảnh hưởng đến các cơ chân, có thể dẫn đến một điểm yếu khi người bệnh uốn cong đầu gối và khi hướng bàn chân hoặc các ngón chân lên, xuống. Tình trạng này có thể tăng nguy cơ trượt chân, gây khó khăn khi đi bộ hoặc khiến người bệnh không thể nâng bàn chân khi đi bộ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp khó khăn khi thay đổi vị trí hoặc cố gắng di chuyển bằng đầu các ngón chân.
  • Tê chân: Chèn ép dây thần kinh tọa ở chân có thể gây mất các xung thần kinh, điều này có thể gây tê bắp chân, gót chân, mu bàn chân hoặc lòng bàn chân.
  • Dị cảm: Dị cảm được mô tả là cảm giác bất thường trên da do dẫn truyền thần kinh không đúng cách. Cảm giác này có thể bao gồm tình trạng ngứa ran, căng cứng, châm chích hoặc có cảm giác côn trùng bò trên da, đặc biệt là mặt sau của đùi và lòng bàn chân.

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa ở chân có thể không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Do đó, cách tốt là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Chẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh tọa ở chân

Chẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh tọa là điều cần thiết để thiết lập kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và các đề nghị các xét nghiệm liên quan.

Kiểm tra thể chất bao gồm kiểm tra các cơn đau ở lưng dưới, mông, đùi và phản xạ ở hai chân người bệnh. Bên cạnh cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra phản ứng của các dây thần kinh chịu trách nhiệm co duỗi chân. Ngoài ra, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào chân của người bệnh để xác nhận các cơn đau ở vùng bắp chân hoặc đùi.

Tuy nhiên, bác sĩ không thể chẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh tọa ở chân chỉ bằng các kiểm tra thực thể. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán.

chân đoán đau thần kinh tọa ở chân
Bác sĩ có thể đề nghị nhiều xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đau thần kinh tọa

Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:

  • Thử nghiệm nâng chân thẳng (SLR): Trong thử nghiệm này, người bệnh được yêu cầu nằm thẳng và nâng cao một chân, chân còn lại để thẳng hoặc uốn cong. Tình trạng đau dây thần kinh tọa ở chân có thể gây đau ở chân được nâng lên.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát các dây thần kinh ở hông, xung quanh các mô mềm, tình trạng viêm xung quanh các dây thần kinh. Ngoài ra, MRI có thể xác định tình trạng viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc các khối u có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định các bất thường ở đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm hoặc phồng đĩa đệm.
  • Xét nghiệm tiêm dây thần kinh có chọn lọc: Xét nghiệm này được cho là phương pháp chính xác và hiệu quả trong việc chẩn đoán đau dây thần kinh tọa. Việc tiêm thuốc được hỗ trợ với tia X, siêu âm hoặc CT để đảm bảo thuốc được tiêm đến đúng vị trí.

Điều trị tình trạng đau dây thần kinh tọa ở chân

Hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh tọa không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng nghỉ ngơi. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị như:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các cơn đau có thể được cải thiện tại nhà bằng sự kết hợp nhiều kỹ thuật, thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi hợp lý. Một số biện pháp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa ở chân tại nhà bao gồm:

Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể cải thiện các cơn đau dây thần kinh tọa ở chân
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Trong hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh tọa có thể tự cải thiện sau một thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây ảnh hưởng, kích thích chân.
  • Chườm ấm: Tắm nước ấm hoặc chườm nóng vào khu vực đau có thể cải thiện các cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng ít nhất 4 lần mỗi ngày có thể ngăn ngừa các cơn đau và chống viêm.
  • Massage: Các thao tác massage, xoa bóp có thể kích thích lưu lượng máu trong cơ thể, hỗ trợ giảm căng thẳng, đau cơ và giải phóng áp lực lên các dây thần kinh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Khi các cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giảm đau nhẹ nhàng để điều hòa và hồi phục chức năng dây thần kinh tọa ở chân. Một số bài tập phổ biến thường bao gồm Pilates và Yoga.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Theo một số chuyên gia, việc thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống có thể tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa. Do đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh để bổ sung vitamin B12 và các khoáng chất cần thiết.

2. Điều trị y tế

Trong trường hợp các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc phổ biến như Ibuprofen và Acetaminophen có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau thần kinh tọa ở chân. Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách chống lại các hóa chất trong não để ngăn ngừa các tín hiệu đau ở não. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn đau hoặc làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau. Tác dụng phụ bao gồm khô miệng, buồn ngủ, táo bón và suy giảm chức năng tình dục.
  • Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc chống động kinh như Gabapentin, Phenytoin và Pregabalin có thể hỗ trợ giảm đau liên quan đến đau thần kinh tọa. Tương tự như các loại thuốc khác, tác dụng phụ thường bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, táo bón và đau đầu nhẹ.
  • Tiêm corticosteroid: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticosteroid để chống viêm và cải thiện các cơn đau. Tác dụng phụ thường bao gồm gây đau ở vị trí tiêm, gây đỏ hoặc thay đổi màu da, gây nhiễm trùng khớp và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

Ngoài ra, trong các trường hợp rất hiếm khi xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân. Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp đau đớn dữ dội trong một thời gian dài và không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật có thể giảm đau hiệu quả nhưng thường có nhiều tác dụng phụ.

Ngăn ngừa đau dây thần kinh tọa ở chân

Khởi động, kéo giãn các cơ bắp thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục có thể ngăn ngừa tình trạng đau dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp ngăn ngừa các tình trạng y tế có thể gây tổn thương dây thần kinh ở chân bằng các biện pháp:

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không
Thực hành chế độ ăn uống lành mạng có thể cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa

Thường xuyên luyện tập thể dục thể và vận động thể chất. Người bệnh có thể đi bộ và thực hiện các động tác phù hợp trong 30 phút mỗi ngày và 4 – 5 ngày mỗi tuần để ngăn ngừa tình trạng đau dây thần kinh ở lưng, hông và chân.

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu người bệnh thừa cân, béo phì.
  • Không hút thuốc, bao gồm hút thuốc lá thụ động.
  • Theo dõi mức độ cholesterol và huyết trong tâm kiểm soát.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu hoặc uống rượu trong tầm kiểm soát để ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính và tổn thương dây thần kinh. Theo các chuyên gia sức khỏe, lượng rượu an toàn cho nữ giới là 1 ly mỗi ngày và 2 ly mỗi ngày cho nam giới.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali như chuối hoặc thịt gà có thể ngăn ngừa chấn thương cơ bắp, gân và các dây thần kinh.

Đau dây thần kinh tọa ở chân thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hoặc vận động phù hợp. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu đau dây thần kinh kèm theo các dấu hiệu như:

  • Sưng ở cả hai chân
  • Giãn tĩnh mạch gây khó chịu
  • Đau khi đi bộ
  • Đau chân trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài trong một vài ngày

Đôi khi một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây chấn thương các dây thần kinh ở chân. Thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

5/5 - (5 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Nhờ phương pháp chữa bệnh KHÔNG DÙNG THUỐC, đảm bảo AN TOÀN, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ TOÀN DIỆN, Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi nỗi đau nhức, tê bì do ĐAU THẦN KINH TỌA MÃN TÍNH gây ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *