Đau dạ dày nên ăn cháo gì dễ ăn, dễ làm, giảm đau?
Nội dung bài viết
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh đặt ra mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các món cháo có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả, bạn có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống.
Đau dạ dày có nên ăn cháo không?
Đau dạ dày là thuật ngữ dùng để chỉ những tổn thương ở các bộ phận trong cơ quan này như thượng, vị, môn vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn,… Đây là một dạng rối loạn chức năng đường ruột thường gặp nhất với các triệu chứng đặc trưng là đau vùng thượng vị, đầy hơi khó tiêu, nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày nhưng phổ biến là do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của mỗi người.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cháo là món ăn rất giàu dưỡng chất và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày rất tốt. Để cải thiện tình trạng đau dạ dày của bản thân thì đây chính là món ăn mà người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua với những công dụng sau đây:
- Cháo là món ăn loãng mềm, chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa nên rất thích hợp sử dụng cho người bị đau dạ dày. Nếu người bệnh ăn cháo sẽ tránh được tình trạng dạ dày phải co bóp nhiều để tiêu hóa thức ăn, đồng thời đẩy lùi cơn đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Gạo là thành phần chính của cháo, thành phần tinh bột trong gạo rất dồi dào và có khả năng giảm đau dạ dày. Khi tinh bột đi vào dạ dày sẽ tạo nên một lớp màng bọc trên lớp niêm mạc, giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của acid dạ dày và giảm đau hiệu quả.
- Ngoài ra, thành phần tinh bột trong cháo còn có khả năng giảm tiết dịch vị dạ dày, trung hòa lượng acid dư thừa, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do cơn bệnh dạ dày gây ra.
- Việc sử dụng kết hợp gạo với nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác để nấu thành cháo cho người bệnh sử dụng sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn, đồng thời nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
Với những thông tin trên thì ta thấy được, cháo là món ăn rất thích hợp để sử dụng cho người bị đau dạ dày, nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Vì vậy, khi bị đau dạ dày bạn hãy nấu cháo cùng với nhiều loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng khác để sử dụng.
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Bật mí ngay
Ăn cháo mỗi khi bị đau dạ dày sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rất hiệu quả, tuy nhiên không phải món cháo nào cũng có thể mang lại hiệu quả giảm đau. Vì vậy, người bệnh hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về một số món cháo có tác dụng tích cực đến quá trình điều trị bệnh để đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số món cháo dễ ăn, dễ làm và mang lại hiệu quả giảm đau dạ dày khá tốt bạn có thể tham khảo:
Đẩy lùi cơn đau dạ dày bằng cháo lạc đậu đỏ
Khi nhắc đến các món cháo có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày thì không thể không nhắc đến cháo lạc đậu đỏ. Đây là món ăn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động cả một ngày dài.
Bên cạnh đó, lạc và đậu đỏ đều là những nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hoá, có tác dụng hỗ trợ làm lành các vết loét rất hiệu quả. Bạn có thể chế biến món lạc đậu đỏ dùng khi bị đau dạ dày theo hướng dẫn sau đây:
– Nguyên liệu:
- 30 gram gạo tẻ
- 30 gram đậu đỏ
- 50 gram lạc
- 50 gram đường phèn
– Cách thực hiện:
- Đậu đỏ và lạc đem đi rửa sạch rồi cho vào nước ngâm khoảng 30 phút cho mềm. Gạo tẻ vo sơ để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Cho đậu đỏ và lạc vào nồi cùng với 1,5 lít nước, bắc lên bếp đun sôi rồi cho gạo tẻ vào.
- Vặn nhỏ lửa lại tiếp tục đun cho đến khi tất cả các nguyên liệu trên chín mềm thì cho đường phèn khuấy tan rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn này khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh chỉ nên ăn món ăn này từ 3 – 4 lần/tuần vì ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng khó tiêu.
Cháo cao lương thịt dê – món cháo giúp giảm đau dạ dày
Cháo cao lương thịt dê cũng là một trong những món ăn có tác dụng giảm đau dạ dày rất tốt mà người bệnh không nên bỏ quả. Theo Đông y, thịt dê có tính hàn khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng tỳ vị giúp hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt, chính vì vậy đây là thực phẩm rất thích hợp để điều trị các bệnh lý về dạ dày thường gặp.
Cao lương là loại gạo có hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào, nếu người bệnh sử dụng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tránh được tình trạng mệt mỏi và suy nhược do ăn uống kém. Cách chế biến món cháo cao lượng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu:
- 100 gram gạo cao lương
- 100 gram thịt dê
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Thịt dê đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp với gia vị trong khoảng 15 phút. Gạo cao lượng đem đi vo sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho gạo và thịt dê vào nồi, đổ nước vào cho ngập rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại và tiếp tục đun.
- Nấu cho đến khi hạt gạo và thịt chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô và sử dụng khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Người bệnh nên chia cháo thành 2 – 3 phần và sử dụng trong bữa phụ mỗi ngày để tránh gây tiêu chảy, lạnh bụng.
Cháo bắp cải tôm thịt tác dụng tốt với người bị đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo cải bắp tôm thịt là món ăn rất thích hợp sử dụng cho những người bị đau dạ dày do viêm loét. Trong thịt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thành phần kali trong thực phẩm này còn có khả năng làm thư giãn đầu óc và hạn chế các cơn đau dạ dày do stress gây ra hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chế biến món cháo bắp cải tôm thịt bạn có thể tham khảo:
– Nguyên liệu:
- 200 gram bắp cải
- 100 gram gạo nếp
- 50 gram tôm nõn
- 50 gram thịt lợn băm
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Gạo nếp đem đãi sạch bụi bẩn và tạp chất, sau đó cho vào thau ngâm với nước sạch.
- Cải bắp đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước, vớt ra để ráo rồi dùng dao thái nhỏ. Hành tím lột bỏ, đem đi rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Tôm nõn lột bỏ vỏ và chỉ trên lưng sau đó đem đi rửa sạch, cho tôm và thịt lợn băm vào bát ướp với một ít gia vị.
- Bắc chảo lên bếp đợi cho nóng thì cho dầu ăn và hành tím vào phi thơm, sau đó cho thịt lợn và tôm vào xào đến khi dậy mùi thì tắt bếp và đổ ra bát.
- Gạo nếp cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải rồi bắc lên bếp hầm nhừ. Khi cháo chín nhuyễn thì cho rau bắp cải và hỗn hợp tôm thịt đã xào vào đảo đều, tiếp tục đun đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và sử dụng ngay khi còn nóng để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon của món ăn.
Giảm đau dạ dày bằng món cháo phật thủ nấu đường phèn
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, quả phật thủ có vị đắng, hơi chua cay và tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hoá và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Dùng quả phật thủ nấu cháo cho người bị đau dạ dày sử dụng sẽ có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu hoặc khó tiêu.
– Nguyên liệu:
- 60 gram gạo tẻ
- 15 gram phật thủ
- 30 gram đường phèn
– Cách thực hiện:
- Phật thủ sau khi mua về thì đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Khi mua nên chọn mua quả già và chín vàng, nếu dùng quả non nấu cháo sẽ tạo ra vị đắng rất khó ăn.
- Cho phật thủ vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc nồi lên bếp đun cho đến khi phật thủ chín nhừ thì tắt bếp, lọc lấy nước nấu và bỏ bã.
- Cho gạo tẻ vào nồi nước phật thủ rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ, đun đến khi cháo chín nhuyễn thì cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hết thì tắt bếp.
- Bạn có thể ăn cháo phật thủ khi còn nóng hay để nguội đều được. Sử dụng món cháo này liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo dạ dày và lá lách heo
Dạ dày và lá lách heo đều là hai loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và có khả năng cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Khi cơn đau dạ dày bùng phát, bạn hãy dùng dạ dày và lá lạch heo nấu cháo để ăn. Đây là món ăn có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi chức năng của dạ dày và đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương ở lớp niêm mạc do viêm loét gây ra.
– Nguyên liệu:
- 100 gram gạo tẻ
- 1 cái dạ dày heo nhỏ
- 1 cái lá lách heo
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Lá lách và dạ dày heo đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, sau đó vớt ra để cho ráo hết nước.
- Cho một ít rượu và gừng đập dập vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi, sau đó cho lá lách và dạ dày heo vào chần sơ để loại bỏ bớt mùi hôi.
- Vớt lá lách và dạ dày heo ra rửa sạch với nước một lần nữa, dùng dao thái thành lát mỏng, cho vào bát ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút.
- Gạo sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải, đem bắc lên bếp đun cho đến khi chín nhuyễn thành cháo.
- Khi hạt gạo mềm và nở đều thì cho dạ dày và lá lạch heo vào nấu chung, nấu đến khi tất cả các nguyên liệu trên chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và sử dụng, bạn có thể cho thêm vào một ít hành lá để tăng thêm hương vị của món cháo.
- Khi bị đau dạ dày hãy sử dụng món ăn này khoảng 3 lần/tuần, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên ăn cháo nóng khi bụng đang đói.
Nấu cháo nếp long nhãn sử dụng khi bị đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Câu trả lời là cháo nếp long nhãn cũng là một trong những món cháo có tác dụng giảm đau dạ dày rất tốt mà người bệnh nên đưa vào thực đơn ăn uống. Hàm lượng chất xơ dồi dào bên trong long nhãn sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn, đồng thời long nhãn còn chứa một số thành phần dưỡng chất có tác dụng chống suy nhược thần kinh, từ đó giúp giảm đau dạ dày do stress một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, đây là món cháo không nên sử dụng để cải thiện tình trạng đau dạ dày cho phụ nữ có thai, những người bị béo phì hoặc tiểu đường khi dùng cũng không nên cho thêm đường vào.
– Nguyên liệu:
- 100 gram gạo nếp
- 50 gram long nhãn
- 30 gram đường phèn
– Cách thực hiện:
- Long nhãn đem rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo. Gạo nếp đem vo sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Cho gạo nếp vào nồi cùng với 2 lít nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ trong khoảng 50 phút, khi cháo chín nhừ thì cho đường phèn vào quậy cho tan hết.
- Tiếp đó cho long nhãn vào đun khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp là hoàn thành món cháo.
- Cháo long nhãn nên sử dụng khi nguội mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Người bệnh nên ăn cháo long nhãn khoảng 3 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày.
Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non
Việc sử dụng kết hợp rau sam, búp ổi và hồng xiêm non để nấu thành cháo sử dụng sẽ có tác dụng rất tốt đối với những người bị đau dạ dày là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn chào gì? Đây là món cháo có hàm lượng chất xơ rất dồi dào, nếu người bệnh sử dụng sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, từ đó các cơn đau dạ dày cũng sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.
– Nguyên liệu:
- 90 gram rau xam
- 30 gram gạo tẻ
- 20 gram búp ổi non
- 10 gram hồng xiêm non
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Rau sam, búp ổi non và hồng xiêm non đem đi rửa sạch bụi bẩn, cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước trên lửa nhỏ. Đun cho đến khi tất cả các nguyên liệu trên chín mềm thì lọc lấy nước và bỏ bã.
- Gạo tẻ sau khi vo sạch thì cho vào hỗn hợp nước ở trên, bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở đều và chín nhừ thành cháo. Tiếp đó chỉ cần nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Chia lượng cháo trên thành 2 phần sử dụng trong ngày, để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên ăn cháo khi còn nóng và lúc bụng đang đói.
- Sử dụng món ăn này liên tục trong 3 ngày sẽ thấy triệu chứng đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt, chỉ nên sử dụng món ăn này với liều lượng vừa đủ để tránh gây táo bón.
Lưu ý khi ăn cháo dành cho những người bị đau dạ dày
Cháo là món ăn có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị đau dạ dày, bên cạnh câu hỏi đau dạ dày nên ăn cháo gì thì khi chế biến và sử dụng người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau:
- Khi nấu cháo cho người bị đau dạ dày sử dụng, bạn hãy nêm nếm thêm một chút đường giúp tăng thêm độ thơm ngon của món cháo. Đồng thời, cách này còn có tác dụng ức chế quá trình tiết acid dịch vị ở dạ dày rất hiệu quả.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với một số loại dầu thực vật khi nấu cháo giúp tăng khả năng giảm tiết dịch vị, đồng thời giúp tăng hương vị của món cháo. Một số loại dầu thực vật tốt cho người bị đau dạ dày được chuyên gia khuyên dùng là dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng,…
- Nên hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng khi nêm cháo như tiêu ớt, không ăn kèm cháo với các loại thực phẩm cay nóng làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau dạ dày.
- Khi nấu cháo sử dụng để giảm đau dạ dày người bệnh nên hạn chế kết hợp với sụn gà, sụn bò, thịt bò nhiều gân,… Đây là những loại thực phẩm rất khó nấu chín mềm, ngay cả khi nấu chín mềm cũng rất khó tiêu hóa. Nếu người bệnh sử dụng sẽ gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Để quá trình ăn cháo chữa bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên ăn ngay khi còn nóng, ăn từ từ một chút một. Tránh ăn cháo quá nhiều một lần, thay vào đó hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế gây áp lực lên dạ dày.
Đau dạ dày nên ăn cháo gì? Câu trả lời là những món cháo có tác dụng giảm đau dạ dày rất tốt và cách thực hiện bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày diễn ra kéo dài thì tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!