Bà Bầu Đau Thượng Vị Là Bị Gì? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?

Bà bầu đau thượng vị là một vấn đề tương đối phổ biến và thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể cần được chẩn đoán và điều trị y tế, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

bà bầu đau thượng vị
Bà bầu đau thượng vị có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro nguy hiểm

Nguyên nhân khiến bà bầu đau thượng vị

Đau vùng thượng vị khi mang thai là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở phần trên của bụng và được giới hạn ở đường giới hạn xương sườn. Tình trạng này tương đối phổ biến nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một số nguyên nhân cần điều trị y tế.

Cụ thể, các nguyên nhân và bệnh lý có thể gây đau thượng vị khi mang thai thường bao gồm:

1. Tác động áp lực từ tử cung đang phát triển

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đau thượng vị có thể là dấu hiệu sớm khi mang thai. Điều này không có gì là bất thường khi phụ nữ trải qua các cơn co thắt không đều hoặc đau bụng, đầy hơi hoặc táo bón kéo dài.

Suốt 8 năm chịu đựng đau dạ dày, nhiều đêm mất ngủ, ngày ăn uống kém, khó tập trung, cô Tâm cuối cùng đã tìm được giải pháp giúp thoát hẳn cơn đau, tìm lại cảm giác ăn uống tốt >>> TÌM HIỂU CHI TIẾT
đau vùng thượng vị khi mang thai
Sự phát triển của tử cung trong thai kỳ có thể gây áp lực lên dạ dày và gây đau thượng vị

Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu phát triển, tăng kích thước. Khi thai nhi phát triển lớn lên, tử cung mở rộng và chiếm phần lớn không gian bên trong ổ bụng. Điều này có thể chèn ép lên vùng thượng vị và các khu vực lân cận dẫn đến đau thượng vị hoặc khó chịu ở bụng.

Tình trạng này tương đối phổ biến và bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Tác dụng Progesterone

Progesterone là hormone phát triển, tăng đột biến trong thai kỳ. Điều này có thể cản trở chuyển động ruột bình thường và khiến bà bầu đau thượng vị.

Trong thai kỳ, cả Estrogen và Progesterone đều tăng cao đột ngột, khiến nhu động ruột thay đổi, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn. Bởi vì lý do này, phải mất rất nhiều thời gian để các loại thực phẩm được tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Điều này có thể tác động và chèn ép lên tử cung đang phát triển dẫn đến tình trạng táo bón.

Táo bón và các vấn đề khác, như đầy hơi, có thể khiến thai phụ cảm thấy khó chịu hoặc đau ở thượng vị và ổ bụng. Thông thường chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước và ngưng bổ sung sắt (có sự đồng ý của bác sĩ) có thể giảm đau và cải thiện các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Căng dây chằng tròn

Một nguyên nhân khác có thể khiến bà bầu đau thượng vị là căng dây chằng tròn hỗ trợ tử cung.

Dây chằng tròn bắt nguồn từ phần trên của tử cung và gắn vào xương mu. Nhiệm vụ của dây chằng tròn là hỗ trợ tử cung và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

Tuy nhiên khi mang thai, dây chằng tròn bị kéo căng khi bào thai tăng kích thước. Điều này khiến bà bầu không thoải mái, khó chịu và đau ở bụng, lưng và mông. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân phổ biến có thể gây đau vùng thượng vị khi mang thai. Tình trạng này tương đối phổ biến và có thể gây ảnh hưởng 17 – 45% phụ nữ khi mang thai.

Khi tử cung phát triển tạo áp lực lên dạ dày, thực quản và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bà bầu thường có nguy cơ trào ngược cao hơn khi nằm.

5. Có vấn đề về mật và gan

Thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra một tình trạng gọi là ứ mật trong thai kỳ. Triệu chứng phổ biến nhất là gây ngứa ngáy trên bề mặt da nhưng không gây nổi mề đay. Bên cạnh đó, một số thai phụ có thể bị đau thượng vị, buồn nôn, nôn, vàng mắt hoặc da.

cách chữa đau thượng vị cho bà bầu
Các vấn đề về túi mật và gan ở thai kỳ có thể gây đau thượng vị khi mang thai

Ứ mật trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề rối loạn gan và các biến chứng nghiêm trọng khác. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sinh em bé sớm hơn lịch trình để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và gây tổn thương cho sự phát triển của bé.

6. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị khi mang thai, đặc biệt là sau tuần thứ 20. Triệu chứng phổ biến nhất là tăng huyết áp.

Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, bác sĩ có thể khuyến khích bà bầu uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, tránh các loại thức ăn mặn và sử dụng thuốc chống tăng huyết áp an toàn.

Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau thượng vị, đau đầu, chóng mặt, tầm nhìn mờ, đau bụng trên bên phải, nôn mửa và đôi khi gây co giật. Các biến chứng tiền sản giật có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp đúng lúc.

Do đó, nếu được chẩn đoán huyết áp thai kỳ cao, thai phụ nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi cảm thấy đau rát hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

7. Co thắt chuyển dạ

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu của các cơn co thắt chuyển dạ. Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu ở phía trên tử cung (thuộc vùng thượng vị), dẫn đến cảm giác thắt chặt dữ dội và gây đau đớn ngày càng nghiêm trọng.

đau thượng vị khi mang thai tháng cuối
Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ

Một người phụ nữ cảm thấy các cơn cơ thắt này cần đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay lập tức. Bên cạnh đó, nếu cơn đau di chuyển đến đỉnh bụng hoặc có tính trạng chảy nước ối hoặc máu từ âm đạo, hãy lập tức đến phòng cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau vùng thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau thượng vị khi mang thai là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định để sức khỏe của mẹ và bé.

Cụ thể, bà bầu đau thượng vị có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:

  • Thiếu dinh dưỡng: Các cơn đau và khó chịu ở dạ dày khiến bà bầu chán ăn, ăn mất ngon hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Điều này có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ và dẫn đến sự phát triển không khỏe mạnh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
  • Mệt mỏi mãn tính: Đau vùng thượng vị khi mang thai có thể khiến bà bầu nghỉ không thoải mái dẫn đến mệt mỏi và dễ tức giận. Điều này có thể ảnh đến tâm lý của mẹ và cả thai nhi.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Đau thượng vị khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, túi mật, lá lách và tuyến tụy. Việc điều trị trong quá trình mang thai thường gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Cách chữa đau thượng vị cho bà bầu

Hầu hết các trường hợp đau thượng vị khi mang thai được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị đau thượng vị tại nhà như:

đau thượng vị khi mang thai
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau thượng vị khi mang thai
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Điều này có thể ngăn ngừa các cơn đau ở bụng và tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Tránh các chất béo không lành mạnh: Chất béo chuyển hóa hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ có thể kích thích dạ dày, thực quản, túi mật và gây đau ở khu vực dưới thực quản.
  • Không nằm ngay ngay sau khi ăn: Điều này có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ trào ngược và gây khó chịu ở khu vực thượng vị.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng có thể giúp thư giãn các cơ bắp, ngăn ngừa chuột rút và hỗ trợ giảm đau thượng vị khi mang thai. Bất kể khi nào cảm thấy đau thượng vị, bà bầu có thể kéo căng cơ thể trong vài phút để cải thiện các triệu chứng.
  • Tránh táo bón: Trong một số điều kiện nhất định, phụ nữ mang thai có thể bị táo bón dẫn đến khó chịu vùng thượng vị. Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ mang thai được khuyến cáo sử dụng kết hợp chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước để giúp phân mềm, dễ đi ra khỏi cơ thể.
  • Uống đủ nước: Bổ sung lượng nước cần thiết có thể ngăn ngừa đau thượng vị, táo bón và đầy hơi chướng bụng. Điều này cũng hỗ trợ hệ thống trao đổi chất và ngăn ngừa mất nước ở phụ nữ mang thai.
  • Đi tiểu thường xuyên: Trong quá trình mang thai tử cung bắt đầu phát triển và chiếm nhiều không gian trong ổ bụng. Điều này có thể gây áp lực lên bàng quan và đường tiết niệu. Do đó, thường xuyên đi tiểu để giải phóng không gian, làm trống khoang bụng và ngăn ngừa các cơn đau thượng vị.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi nhiều và cân bằng công việc, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, đau bụng và khó chịu liên quan.

Đau thượng vị khi mang thai khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu tình trạng đau vùng thượng vị khi mang thai nhẹ và không thường xuyên, bà bầu có thể không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện mãn tính trong suốt thai kỳ hoặc trở nên nghiêm trọng, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

giảm đau thượng vị khi mang thai
Đến bệnh viện nếu các triệu chứng đau thượng vị trở nên nghiêm trọng

Ngoài ra, bà bầu cũng nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng như:

  • Đi ngoài ra máu tươi
  • Sốt cao
  • Nôn ra máu hoặc chất dịch như bã cà phê
  • Buồn nôn hoặc nôn kéo dài trong nhiều ngày liên tục
  • Vàng da hoặc tròng mắt
  • Sưng bụng hoặc đau bụng dữ dội
  • Khó thở
  • Cơn đau thượng vị kéo dài hơn 24 giờ
  • Táo bón kéo dài
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Đôi khi tình trạng đau thượng vị khi mang thai có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi mang thai không nghiêm trọng và cũng không thể phòng ngừa hoàn toàn. Đối với hầu hết phụ nữ, chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc cần tư vấn cụ thể hơn về kế hoạch chăm sóc trong thai kỳ.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *