Có nên cắt amidan cho trẻ không? Tuổi nào cắt được?

Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Căn bệnh này thường tái đi tái lại, nếu không chữa trị kịp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập của trẻ. Vậy có nên cắt amidan cho trẻ không? Trường hợp nào nên cắt và tuổi nào cắt được? Những thông tin dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp được vấn đề này.

Có nên cắt amidan cho trẻ không?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng viêm amidan là thủ phạm gây ra đau họng ở trẻ. Chính vì thế cắt amidan là điều cần thiết để giúp trẻ không gặp phải những vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Trên thực tế, amidan và VA (amidan vòng) là 2 trong 6 thành phần của vòng bạch huyết Waldayer. Amidan và VA có khả năng sản xuất ra kháng thể và lympho giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Vì vậy, amdian được coi là hàng rào miễn dịch của vùng họng miệng.

Có cần thiết phải cắt amidan?
Có cần thiết phải cắt amidan?

Như đã đề cập, nhiều người cho rằng viêm amidan là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau họng ở trẻ, vì vậy cần phải cắt bỏ. Ngược lại, nhiều phụ huynh lại lo lắng việc cắt amidan hay nạo VA sẽ làm khả năng miễn dịch tự nhiên của con bị suy giảm. Vậy rốt cuộc có nên cắt amidan cho trẻ không?

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia tai mũi họng cho rằng, viêm amidan chỉ là 1 trong những bệnh lý về đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần không chỉ làm amidan mất đi chức năng miễn dịch mà thậm chí còn ở thành một ổ vi khuẩn tiền tàng. Ổ vi khuẩn này sẽ bùng phát bất cứ khi nào và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, trong một số trường hợp, việc cắt amidan là điều cần thiết, dù là trẻ em hay người lớn.

Sau 4 năm chật vật vì viêm amidan hốc mủ đeo bám, chị Hồng đã hoàn toàn chữa khỏi bệnh nhờ NÓI KHÔNG với thuốc tây và kiên trì dùng thảo dược tự nhiên. XEM NGAY kinh nghiệm chữa viêm amidan của chị Hồng!

Hơn nữa, ngoài amidan và VA vẫn còn có các bộ phận khác có chức năng tương tự. Chúng cũng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây hại xâm nhập cơ thể. Vì vậy, việc cắt amidan không quá ảnh hưởng tới khả năng chống nhiễm trùng và miễn dịch của trẻ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị viêm amidan đều phải phẫu thuật cắt bỏ. Cách tốt nhất là khi thấy trẻ có những dấu hiệu viêm amidan, cha mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.  Việc nạo cắt amidan cần được chỉ định và thực hiện đúng quy trình, bởi các chuyên gia tai mũi họng.

Trẻ tuổi nào cắt được amidan?

Viêm amidan thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Ở giai đoạn này, các tuyến bạch huyết và những bộ phận miễn dịch khác chưa phát triển đầy đủ nên amidan đóng vai trò khá quan trọng. Cơ thể trẻ những năm tháng đầu đời cần amidan để nhận biệt, bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn tấn công vào vòm họng.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định có nên thực hiện cắt amidan ở trẻ hay không. Trong trường hợp amidan của bé khỏe mạnh thì việc viêm nhiễm sẽ có các biện pháp khác để khắc phục mà không cần cắt bỏ.

Chỉ nên cắt amidan khi có chỉ định.
Chỉ nên cắt amidan khi có chỉ định.

Đặc biệt, những trẻ dưới 3 tuổi việc cắt amidan lại không thực sự cần thiết. Vì giai đoạn này bé rất dễ bị mọc lại sau khi phẫu thuật. Việc tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện nào nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (không giới hạn độ tuổi):

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần (từ 5 – 6 lần/năm) làm ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
  • Viêm amidan đã gây các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm cơ tim, viêm cầu thận… Trường hợp này cần cắt bỏ amidan để loại bỏ nguy cơ biến chứng diện rộng, bệnh chồng bệnh khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong điều trị về sau.
  • Amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở, khó nói, khó nuốt… Thậm chí ngưng thở khi ngủ. Cắt amidan sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ đột tử do bị nghẹt đường thở.
  • Ngoài ra, một số trẻ có cấu tạo amidan đặc biệt, có nhiều ngóc ngách chứa dịch tiết gây hôi miệng, khó nuốt hoặc nghi ngờ ác tính.

Amidan có thể bị viêm bất cứ lúc nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Bên cạnh đó, chức năng của amidan sẽ giảm dần khi bé càng lớn. Hơn nữa, khi bé càng lớn thì chức năng miễn dịch mà amidan đảm nhận sẽ càng giảm đi.

Do đó, những đối tượng trẻ trên 3 tuổi nếu bị viêm amidan tái phát nhiều lần, hoặc có thể gây biến chứng, bệnh nhân nên cắt amidan để tránh gặp các vấn đề nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Lưu ý “vàng” sau khi cắt amidan cho trẻ em

Thông qua những thông tin trên, chúng ta đã có thể giải đáp được vấn đề có nên cắt viêm amidan cho trẻ không và khi nào nên thực hiện. Bất cứ ai cũng mong muốn việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, tốt đẹp. Tuy nhiên, khâu chăm sóc trẻ sau khi cắt bỏ amidan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục.

Trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ mau lành vết thương. Đồng thời hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. Các bố mẹ nên chú ý thực hiện những lưu ý sau khi bé vừa phẫu thuật cắt amidan:

  • Giai đoạn sau phẫu thuật, vết thương còn rất nhạy cảm, do đó cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp…. Đặc biệt phải cho trẻ uống nhiều nước lọc để tránh mất nước.
  • Hạn chế uống sữa và các chế phẩm từ sữa trong giai đoạn này vì chúng có thể gây ứ đọng vùng tai mũi họng… Các thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế.
  • Sau khi cho bé ăn uống, nên để con súc miệng nhẹ nhàng và làm sạch khoang miệng.
  • Khoảng 1 vài ngày sau khi mổ, bé có thể nói chuyện lại. Nhưng không được vận động và gào thét quá sức vì sẽ gây đau, tổn thương và chảy máu vết mổ.
  • Khi trở về nhà, cha mẹ cần theo dõi sát sao con trẻ. Nếu phát hiện các biểu hiện lạ như tiểu ít, nôn trớ, sốt cao… cần phải quay lại cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nếu sau khoảng 1 tuần thực hiện cắt amidan mà xuất hiện tình trạng chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Lưu ý: Cắt amidan có thể dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân được gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm vào mạch máu, khiến máu chảy không cầm được) hoặc bị rối loạn đông máu. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh cần được làm xét nghiệm kỹ lưỡng về các chức năng gan, thận và đông máu. Tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng con trẻ.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề có nên cắt amidan cho trẻ không và độ tuổi nào có thể cắt amidan. Vì cắt amidan ở những bé quá nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc và tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị an toàn cho con mình.

Bài xem thêm:

4.6/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *