Mẹo Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Nhanh Khỏi
Nội dung bài viết
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Loại lá này khá rẻ tiền, dễ mua, dễ trồng. Nó thường được sử dụng làm thuốc uống hoặc thuốc xông rửa hậu môn để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ.
Tác dụng chữa bệnh trĩ của lá lốt
Trong đời sống, lá lốt được sử dụng phổ biến như một loại rau gia vị. Rất nhiều món ăn nếu thiếu lá lốt sẽ mất đi hương vị thơm ngon đặc trưng. Ngoài ra, loại lá này còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ, chất đường bột, protein, vitamin C, natri, sắt, kali, canxi, flavonoid, beta-caroten. Những dưỡng chất này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đặc biệt cần thiết cho người bị bệnh trĩ. Cụ thể:
- Chất xơ: Cứ ăn 100g lá lốt sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 2,5g chất xơ. Đây là một chất quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp ngăn ngừa táo bón, qua đó hạn chế được tình trạng phải rặn mạnh khi đi ngoài nguyên nhân khiến người bệnh bị sa trĩ và đau hậu môn.
- Vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong 100g lá lốt chiếm khoảng 34 mg. Đây là một chất kháng viêm tự nhiên có tác dụng giảm sưng búi trĩ, chống ngứa, làm dịu kích ứng ở các mô niêm mạc xung quanh ống hậu môn, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Sắt: Chất sắt trong lá lốt là vật liệu cần thiết để tái tạo tế bào hồng cầu mới, giúp người bị bệnh trĩ bổ sung lượng máu đã mất khi đi ngoài, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu.
- Flavonoid: Chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị phình giãn.
Y học cổ truyền còn sử dụng lá lốt làm dược liệu chữa bệnh. Vị thuốc này tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng trừ hàn, giáng khí, ôn trung, tiêu thũng ( giảm sưng viêm ), chỉ thống ( giảm đau ). Chính vì vậy, nó được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh trĩ nhằm mục đích giảm đau nhức, sưng đỏ ở hậu môn, thu nhỏ búi trĩ.
5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt có thể được sử dụng theo đường miệng hoặc dùng ngoài. Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh nên kết hợp cả 2 cách để tấn công bệnh trĩ một cách toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
1. Ăn lá lốt chữa bệnh trĩ
Về bản chất, lá lốt vẫn là một loại thực phẩm được sử dụng như một loại rau thơm. Bạn có thể thêm lá lốt vào trong thực đơn hàng ngày để tận dụng các dược chất tự nhiên để đẩy lùi bệnh trĩ từ bên trong.
Bạn có thể ăn lá lốt tươi kèm với thịt cá hay các loại rau sống khác hoặc chế biến ra nhiều món ăn như:
- Thịt bò cuốn lá lốt giúp bổ sung thêm chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu trong các trường hợp bị bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu tươi.
- Hến xào lá lốt
- Canh mít non lá lốt
- Cà tím xào lá lốt…
2. Uống nước sắc lá lốt chữa bệnh trĩ
Đây cũng là một cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đơn giản. Lá lốt tươi hoặc khô được đem sắc uống tương tự như trà giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ức chế phản ứng sưng viêm ở búi trĩ, đồng thời cải thiện các triệu chứng có liên quan.
– Chuẩn bị: 8 – 12g lá lốt khô. Nếu dùng lá tươi thì tăng liều gấp đôi
– Cách sử dụng:
- Rửa lá lốt cho sạch bụi bẩn, để ráo nước
- Bỏ hết vào ấm, đổ thêm vào 500ml nước đun sôi
- Vặn nhỏ lửa để liu riu cho đến khi cạn còn 300ml
- Gạn ra chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn khoảng 30 phút
3. Kết hợp lá lốt với nghệ chữa bệnh trĩ
Nghệ cũng là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ. Loại củ này chứa curcumin là một chất kháng viêm mạnh giúp giảm sưng bí trĩ, bảo vệ thành mạch và giúp tổn thương ở niêm mạc hậu môn nhanh hồi phục.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời này, nghệ được kết hợp với lá lốt làm thuốc xông hậu môn chữa bệnh trĩ. Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện:
– Chuẩn bị:
- 100g lá lốt tươi
- 2 củ nghệ vàng
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch cả hai nguyên liệu rồi thái nhỏ
- Tiếp theo, đun sôi 2 lít nước rồi cho nghệ cùng với lá lốt vào
- Nấu khoảng 5 phút cho các chất trong dược liệu tiết hết ra nước
- Để thuận tiện cho việc xông hơi, bạn nên chuẩn bị sẵn một cái bô hoặc chậu nhỏ. Đổ nước ra các vật dụng này rồi đưa hậu môn lên phía trên xông. Chú ý điều chỉnh khoảng cách đặt hậu môn cho an toàn để không bị bỏng hoặc chờ nước nguội bớt rồi hãy xông.
4. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp với lá ngải cứu
Lá ngải cứu cung cấp hoạt chất anabsinthine có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thu nhỏ bí trĩ. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng hoạt huyết, giúp làm tăng khả năng lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng về tim khiến các tĩnh mạch trĩ không còn cơ hội tiếp tục sưng to.
– Chuẩn bị:
- Lá lốt: 100g
- Lá ngải cứu: 100g
– Cách sử dụng:
- Sau khi rửa sạch 2 loại lá trên, bạn bỏ vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước
- Nấu từ 5 – 7 phút sẽ thấy nước chuyển sang màu hơi nâu do các chất trong lá tiết ra tạo thành
- Chờ cho nước nguội còn khoảng 40 độ đổ ra chậu ngâm hậu môn khoảng 10 phút
- Khi nước nguội hoàn toàn lấy rửa lại hậu môn cho sạch. Kết hợp lấy xác lá chà nhẹ vào khu vực bị bệnh.
- Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải cứu mỗi ngày 1- 2 lần để giảm ngứa, giúp búi trĩ bớt sưng đau.
- Trường hợp bị bệnh trĩ ngoại áp dụng cách này sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
5. Dùng muối biển và lá lốt chữa bệnh trĩ
Đặc tính sát khuẩn mạnh của muối biển chính là một vũ khí tuyệt vời để chống lại tình trạng sưng viêm búi trĩ và các cơn ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn. Do vậy, khi nấu nước lá lốt để rửa hậu môn, người bệnh có thể thêm vào nước nấu vài hạt muối để đẩy nhanh hiệu quả điều trị của phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà này.
– Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi: 1 nắm to
- Muối biển: 2 thìa cà phê
– Cách thực hiện:
- Trước tiên cho lá lốt vào nồi nấu với 2 lít nước
- Đun sôi 10 phút rồi mới thêm muối biển vào
- Quậy cho muối tan hoàn toàn thì tắt bếp
- Chờ đến khi nước nguội còn hơi âm ấm lấy ra ngâm rửa hậu môn mỗi ngày 2 lần trong các trường hợp bị sa trĩ.
6. Xông hơi lá lốt kết hợp với các dược liệu khác
Ngoài những cách trên, dân gian còn kết hợp lá lốt với một số dược liệu khác như lá sung, sinh khương (nghệ vàng), ngải cứu và lá cây từ bi để xông rửa búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.
– Chuẩn bị:
- Sinh khương: 2 củ
- Các loại lá: Mỗi thứ 1 nắm
– Cách thực hiện:
- Tương tự như những cách trên, bạn cũng đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị nấu với 2 lít nước. Riêng nghệ cần giã nát trước khi cho vào nồi nấu.
- Khi nước còn đang bốc hơi mạnh thì lấy xông hậu môn 10 – 15 phút
- Cuối cùng dùng nước này để rửa bên ngoài giúp giảm đau, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.
Lá lốt chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Lá lốt là nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, ở các vùng nông thôn hầu hết nhà nào cũng có trồng sẵn trong vườn. Những cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đều khá đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng và bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện để khắc phục bệnh trĩ tại nhà nhằm mục đích chống ngứa, giảm đau và làm cho búi trĩ teo dần.
Tuy nhiên, tùy theo đối tượng sử dụng mà lá lốt có thể phát huy hiệu quả ở các mức độ khác nhau trong điều trị bệnh trĩ. Điều này không có gì khó hiểu bởi tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi cá nhân là không giống nhau nên. Hơn nữa kết quả điều trị chung còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nguyên nhân gây trĩ…
Thông thường, lá lốt sẽ cho tác dụng tốt hơn với những người bị trĩ nhẹ ( cấp độ 1,2 ). Trường hợp bị trĩ nặng ở giai đoạn 3, 4, búi trĩ đã sưng to và sa hẳn ra ngoài thì dùng lá lốt hầu như không có hiệu quả. Bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để điều trị bệnh một cách khoa học, kịp thời nhằm tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Đánh giá một cách khách quan thì dùng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nếu chỉ dựa vào bài thuốc dân gian này thì rất khó chữa khỏi bệnh. Cần phải kết hợp toàn diện với nhiều biện pháp khác, từ việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ do bác sĩ kê đơn tới việc điều chỉnh lối sống và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý rằng, hiệu quả thật sự của cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt chưa được khoa học xác minh. Tất cả những công thức trị bệnh ở trên đều được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian truyền lại. Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào được thực hiện để chứng minh về công dụng của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ.
Việc sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài nhưng không phải ai cũng thấy được kết quả hư mong đợi. Điều này có thể gây tâm lý hoang mang, chán chường cho người bệnh.
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
- Bạn chỉ nên dùng lá lốt chữa bệnh trĩ khi bệnh còn nhẹ sau khi đã thăm khám và có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Lá lốt có tính ấm nên người bị nóng trong, nhiệt miệng, táo bón, miệng khô, hay khát nước không nên sử dụng.
- Ăn quá nhiều lá lốt có thể khiến dạ dày bị nóng và gây ra các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa. Theo khuyến cáo, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt.
- Mặc dù hiếm gặp nhưng một số trường hợp có thể bị dị ứng với lá lốt gây ra các dấu hiệu bên ngoài như nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng môi lưỡi miệng, buồn nôn… Ngưng sử dụng lá lốt ngay và nếu tình trạng dị ứng quá nghiêm trọng thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện nhờ bác sĩ xử lý cấp cứu.
- Không chữa bệnh trĩ bằng lá lốt nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong lá, bao gồm cả phương thức dùng ngoài hoặc sử dụng theo đường miệng.
- Sử dụng lá lốt sạch, được trồng theo phương pháp hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Trong quá trình thực hiện, cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường chất xơ và cắt giảm chất béo cũng như các món cay nóng trong bữa ăn, đồng thời giữ cho tâm lý luôn được thoải mái để bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên nếu cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt không thể khống chế được các triệu chứng và bệnh vẫn tiếp tục tiến triển nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị bằng phương pháp y khoa hiệu quả hơn.
Bạn đã biết chưa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!