Có nên chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô không?
Nội dung bài viết
Chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về những lợi ích mà mẹo chữa này mang lại. Liệu có nên áp dụng hay không? Những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Tìm hiểu tác dụng của lá tía tô trong việc chữa bệnh phụ khoa
Lá tía tô hay còn được gọi là tô diệp – thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Theo các tài liệu Đông y ghi nhận, dược liệu này có vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng và tính ấm. Nó có rất nhiều công dụng như giải uất, tán phong hàn, tiêu viêm, sát trùng…
Từ lâu lá tía tô đã được ứng dụng trong điều trị các chứng bệnh thông thường. Nhất là các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm… Ngoài ra, loại thảo dược này còn được tận dụng để điều trị các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Điển hình như các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa bao gồm viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến…
Không chỉ được lưu truyền trong phạm vi dân gian, lá tía tô còn được nghiên cứu dựa trên khoa học. Phân tích từ các nhà nghiên cứu ghi nhận loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần hoạt chất với dược tính cao. Điển hình như hoạt chất quercetin, acid rosmarinic,…
Nhờ đó mà lá tía tô được ghi nhận là có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất hữu hiệu. Trong đó có thể giúp ức chế hoạt động và hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn, nấm men, trùng roi gây viêm nhiễm phụ khoa.
Hơn nữa, loại thảo dược này còn chứa một lượng lớn vitamin C và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Chúng giúp nâng cao đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. Đây cũng được cho là những yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng với quá trình điều trị bệnh phụ khoa nói riêng và các bệnh lý khác trong cơ thể nói chung.
Có nên chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô không?
Như đã phân tích ở trên, lá tía tô là thảo dược chứa tất nhiều thành phần có dược tính cao. Nhờ đó đem lại khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt và mang tới rất nhiều tác dụng quý với quá trình điều trị bệnh phụ khoa. Tuy nhiên các thành phần hoạt chất trong tô diệp còn ở dạng tự nhiên nên sẽ hấp thu chậm và chậm cho kết quả.
Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô chỉ nên được nhìn nhận là giải pháp hỗ trợ. Nó chỉ có thể đáp ứng trong các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa nhẹ. Nếu mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… thì mẹo chữa này sẽ không thể đáp ứng.
Hơn nữa, hiệu quả mà cách chữa này mang lại còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của cơ địa mỗi người. Vẫn có thể áp dụng cách chữa bệnh phụ khoa bằng tía tô nhưng tuyệt đối không được lạm dụng hay quá kỳ vọng. Việc thăm khám và tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định vẫn là yếu tố quyết định tới quá trình kiểm soát và điều trị bệnh.
Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô
Có nhiều cách dùng lá tía tô để chữa bệnh phụ khoa được lưu truyền trong dân gian. Mỗi cách sẽ có những ưu điểm riêng. Nữ giới có thể căn cứ vào mức độ bệnh, biểu hiện triệu chứng để lựa chọn cách chữa phù hợp nhất.
Dưới đây là 5 cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô rất đơn giản có thể tham khảo và áp dụng:
1. Ngâm rửa vùng kín với lá tía tô và muối biển
Ngâm rửa vùng kín với nước sắc lá tía tô kết hợp muối biển là cách rất dễ thực hiện. Chỉ cần tốn khoảng 30 phút đồng hồ mỗi ngày là bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa rất tốt.
Với cách này các thành phần hoạt chất trong thảo dược có thể phát huy tốt dược tính. Giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu dưới vùng kín. Đồng thời ngâm rửa với nước lá tía tô còn giúp làm giảm mùi, giúp se khít “cô bé”.
Hơn nữa, muối biển cũng là một nguyên liệu có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn rất mạnh. Khi kết hợp với nước sắc lá tía tô sẽ nâng cao hiệu quả ức chế và tiêu diệt các tác nhân vi khuẩn, trùng roi, nấm men gây viêm nhiễm phụ khoa.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi cùng với 1 ít muối biển.
- Tía tô đem ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo và vò nhẹ.
- Đun sôi 2 lít nước, cho tía tô vào tiếp tục đun thêm 2 – 3 phút.
- Đổ ra thau thêm nước mát vào pha ấm rồi loại bỏ phần bã.
- Cho muối vào khuấy đều và dùng nước này để ngâm rửa vùng kín khoảng 10 phút.
2. Xông hơi vùng kín bằng lá tía tô
Một cách sử dụng lá tía tô chữa bệnh phụ khoa rất đơn giản nữa là bạn có thể dùng thảo dược này để xông hơi vùng kín. Việc xông hơi sẽ giúp các thành phần hoạt chất trong tô diệp đi sâu vào trong âm đạo.
Từ đó có khả năng phát huy tốt công dụng. Ngoài việc kháng khuẩn, sát trùng từ sâu bên trong thì cách này còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương do viêm ở phần phụ. Đây là những yếu tố quan trọng giúp việc điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi.
- Đem thảo dược đi ngâm rửa với nước muối cho thật sạch.
- Sau đó cho vào cối giã cho hơi nát.
- Đun sôi 1,5 lít nước rồi đổ ra thau và cho thảo dược vào.
- Dùng nước này để xông hơi vùng kín trong khoảng từ 15 – 20 phút.
- Chú ý giữ khoảng cách với mặt nước xông bởi nhiệt độ cao có thể khiến vùng kín bị kích ứng hay bỏng.
3. Kết hợp lá tía tô với gừng tươi
Kết hợp tô diệp với gừng tươi cũng là một công thức trị bệnh phụ khoa rất hiệu nghiệm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Cả 2 nguyên liệu này đều có tính ấm với khả năng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Hơn nữa, hoạt chất beta-carotene, capsaicin, acid pantothenic… dồi dào trong gừng còn có khả năng đáp ứng tốt với nhiều chủng vi khuẩn và nấm men gây viêm nhiễm phụ khoa. Giải pháp từ lá tía tô và gừng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm ở vùng kín và hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô cùng với 1 nhánh gừng tươi.
- 2 nguyên liệu trên đem rửa sạch, lá tía tô vò sơ qua còn gừng giã nát hoặc cắt nhỏ.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng và tô diệp vào đun thêm 2 – 3 phút nữa.
- Cho ra thau và dùng xông hơi vùng kín khoảng 10 – 15 phút.
- Chú ý giữ khoảng cách với nước xông để tránh gây kích ứng hay bỏng da.
- Khi nước xông nguội thì có thể loại bỏ bã và tận dụng nước này để vệ sinh vùng kín.
4. Chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô kết hợp lá ngải cứu
Ngoài cách kết hợp với gừng thì bạn cũng có thể kết hợp tô diệp với ngải diệp. Lá ngải cứu cũng là thảo dược có tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh phụ khoa.
Hàm lượng hoạt chất anabsinthine dồi dào trong ngải diệp được nhiều nghiên cứu đánh giá là có thể phát huy tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt. Kết hợp lá tía tô và lá ngải cứu nhất định sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh phụ khoa.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và 1 nắm lá ngải cứu ở dạng tươi.
- Cần đem các nguyên liệu này đi rửa sạch rồi để ráo.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả lá tía tô và lá ngải cứu vào đun thêm 3 phút.
- Cho nước ra thau, thêm nước mát vào cho ấm rồi dùng ngâm rửa vùng kín.
- Thực hiện 1 lần/ ngày khoảng 10 – 15 phút là có thể nhận được kết quả tốt.
5. Bổ sung các món ăn từ lá tía tô
Bên cạnh các cách sử dụng lá tía tô từ bên ngoài như ngâm rửa, xông hơi thì bạn có thể bổ sung thảo dược này vào chế độ ăn uống. Bằng cách chế biến các món ăn như trứng chiên tía tô, cháo tía tô, ăn kèm với rau sống…
Cách này mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Điển hình như lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện chức năng miễn dịch. Đây đều là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới quá trình điều trị bệnh phụ khoa.
Lưu ý khi dùng lá tía tô chữa bệnh phụ khoa
Lá tía tô (tô diệp) là thảo dược tự nhiên nên được đánh giá cao bởi sự an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này để chữa bệnh phụ khoa. Bởi vùng kín là khu vực rất nhạy cảm.
Cần chú ý tới một số vấn đề như sau:
- Mẹo chữa bệnh viêm phụ khoa bằng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Chính vì vậy cần phối hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Quá lạm dụng mẹo dân gian có thể gây gián đoạn quá trình điều trị hoặc khiến cho bệnh tình chuyển biến xấu hơn.
- Giải pháp này có tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì khi áp dụng mới nhận thấy rõ kết quả.
- Trước khi sử dụng cần đem lá tía tô đi ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng. Cách này sẽ giúp làm sạch thảo dược, loại bỏ được hết bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc. Kỹ càng trong khâu chuẩn bị sẽ tránh được nguy cơ gặp phải các rủi ro.
- Lá tía tô có thể gây dị ứng, kích ứng ở những người có cơ địa và làn da quá nhạy cảm. Nếu nhận thấy có dấu hiệu dị ứng như vùng kín nóng rát hay sưng đỏ thì nên ngừng ngay. Đồng thời báo cho bác sĩ được biết để can thiệp kịp thời.
- Trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa cần chú ý kết hợp với các giải pháp chăm sóc tại nhà. Ăn uống sinh hoạt điều độ. Vệ sinh vùng kín, thường xuyên thay và giặt đồ lót sạch sẽ. Đặc biệt là tuyệt đối tránh quan hệ tình dục.
Chữa bệnh phụ khoa bằng lá tía tô là mẹo dân gian đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên để tác động toàn diện tới diễn tiến của bệnh cần kết hợp dùng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn bác sĩ. Với những bệnh phụ khoa nghiêm trọng thì tuyệt đối nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!