Người Bệnh Gout Nên Ăn Hoa Quả Gì? 12 Loại Tốt Nhất
Nội dung bài viết
Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bị gout cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh để góp phần kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Đồng thời hạn chế urat tích tụ và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Vậy người bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Dưới đây là danh sách 12 loại tốt nhất, không nên bỏ qua.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bị gout
Trước khi tìm hiểu vấn đề “Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?”, bạn cần lưu ý những điều cần lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bị gout:
1. Lựa chọn và sử dụng những loại hoa quả chứa hàm lượng purin thấp
Nguyên nhân chính khiến bệnh gout hình thành, phát triển kèm theo các triệu chứng khó chịu là do tinh thể urat tích tụ trong các khớp. Trong khi đó tinh thể urat tích tụ ở các khớp là do cơ thể có nồng độ axit uric tăng cao.
Việc sử dụng quá nhiều loại hoa quả, thực phẩm chứa nhiều purin có thể kích thích quá trình sản sinh axit uric diễn ra bên trong cơ thể và khiến nồng độ của chất này nhanh chóng tăng cao. Điều này dẫn đến sự tích tụ kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng ở các khớp.
Chính vì những điều trên, khi lựa chọn và đưa vào chế độ ăn uống bất kỳ loại hoa quả nào, bệnh nhân bị gout cần quan tâm đến hàm lượng purin tồn tại trong các loại hoa quả đó.
2. Lựa chọn và sử dụng các loại trái cây có hàm lượng flavonoid cao, giàu chất dinh dưỡng
Đối với những trường hợp bị gout ở giai đoạn nặng, viêm sưng và thường xuyên có cảm giác đau nhức nghiêm trọng tại các khớp, người bệnh cần lựa chọn và sử dụng các loại trái cây có hàm lượng flavonoid cao, giàu chất dinh dưỡng.
Việc bổ sung vào chế độ ăn uống các loại trái cây có hàm lượng flavonoid cao, giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp người bị gout hạn chế sự phát sinh và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đồng thời giảm viêm sưng và kiểm soát một số triệu chứng khó liên quan đến bệnh gout.
3. Lựa chọn và sử dụng những loại hoa quả chứa nhiều chất xơ
Việc bổ sung vào chế độ ăn uống những loại hoa quả chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bạn kích thích nhu động ruột, đảm bảo quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng loại hoa quả này còn giúp người bị gout hạn chế sự sản sinh và tích tụ axit uric. Từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nam giới bị gout nên tiêu thụ 25 gram chất xơ mỗi ngày và 38 gram chất xơ mỗi ngày đối với những người phụ nữ bị gout.
4. Lựa chọn và sử dụng những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa
Không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout theo chiều hướng xấu, nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao còn khiến bệnh nhân mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể như các bệnh về tim mạch, thận và huyết áp.
Việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, trái cây giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, bảo vệ cơ thể khỏi những tác động và ảnh hưởng xấu của các gốc tự do – nguyên nhân gây hại tế bào, làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh tim.
Chính vì thế, để phòng ngừa những vấn đề, bệnh lý về tim xuất hiện và ức chế khả năng tiến triển của bệnh gout, người bệnh nên thêm những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
5. Tránh lựa chọn những loại hoa quả chứa nhiều oxalat
Do oxalat có khả năng kết hợp với hàm lượng axit uric dư thừa trong cơ thể gây ra bệnh sỏi thận nên những người bị gout cần tránh sử dụng các loại trái cây chứa nhiều oxalat.
- Hàm lượng oxalat cao: Hàm lượng oxalat khoảng 26 – 99mg trong mỗi khẩu phần. Những loại hoa quả chứa nhiều oxalat gồm mơ khô, quả sung.
- Hàm lượng oxalat vừa phải: Mỗi khẩu phần ăn chứa từ 10 – 25 mg oxalat. Gồm các loại hoa quả như xoài, cam quýt, chanh, mật, dâu tây, mâm xôi, việt quốc. Người bệnh nên ăn ở mức độ vừa phải.
- Hàm lượng oxalat thấp: Có từ 5 – 10mg trong mỗi khẩu phần ăn. Các loại trái cây gồm nam việt quốc, táo, bưởi, quả mơ tươi, cherry, dưa hấu, nho, dứa, đào. Người bệnh có thể sử dụng nhóm trái cây này tùy thích.
Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?
Khi đã hiểu và nắm bắt rõ các lưu ý, nguyên tắc trong quá trình lựa chọn hoa quả cho người bị gout, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng những loại hoa quả này.
Về vấn đề “Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?”, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị bệnh gout nên bổ sung vào chế độ ăn uống 12 loại hoa quả sau:
1. Quả Việt quất – Hoa quả tốt cho sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị bệnh gout
Việt quốc được xác định là một trong những loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị bệnh gout. Lợi ích này phát sinh từ hàm lượng hàm lượng purin thấp có trong quả việt quốc.
Việc thường xuyên lựa chọn và đưa quả việt quốc vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân bị gout hạn chế sự sản sinh và tích tụ axit uric. Đồng thời phòng ngừa sự tiến triển của bệnh gout và các vấn đề liên quan. Từ đó giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng viêm sưng, mức độ đau nhức và góp phần khôi phục khả năng vận động cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó quả việt quốc còn chứa nhiều thành dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể như hoạt chất anthocyanin, các loại vitamin, chất chống oxy hóa… Đây đều là những dưỡng chất không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn có khả năng cải thiện sức đề kháng, nâng cao sự dẻo dai và tốt cho sức khỏe xương khớp.
Đặc biệt anthocyanin được xác định là một hoạt chất có khả năng kháng viêm tự nhiên. Chính vì thế, việc đưa hoạt chất này vào quá trình phòng ngừa tiến triển và điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức, cải thiện tốt tình trạng viêm và sưng khớp. Đồng thời phòng ngừa gia tăng kích thước nốt tophi và bội nhiễm nốt tophi.
2. Hoa quả giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, viêm, sưng đỏ do bệnh gout – Quả Lê
Quả lê là một loại trái cây mang tính mát, kiềm tính, có vị ngọt thanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout.
Thành phần của quả lê gồm rất nhiều nước, nhiều khoáng chất thiết yếu (đồng, canxi, folate, mangan) và đa dạng các loại vitamin (vitamin C, vitamin K, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6). Việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm này vào quá trình điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng đau nhức, viêm, sưng đỏ.
Bên cạnh đó việc lựa chọn và sử dụng quả lê còn giúp bạn đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngăn cải quá trình sản sinh và tích tụ axit uric, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cơn gout cấp tái phát. Ngoài ra nếu tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong quả lê, sức đề kháng, sức khỏe tổng và hệ miễn dịch của bạn sẽ được nâng cao.
3. Quả Dưa hấu – Hoa quả chứa dưỡng chất có khả năng làm dịu tình trạng viêm, sưng đỏ ở các khớp
Trong Đông y, dưa hấu là một loại trái cây mang tính lạnh, vị ngọt. Việc thường xuyên sử dụng loại quả này sẽ giúp bạn thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố, lợi tiểu và lợi cho hệ tiêu hóa.
Theo Y học hiện đại, thành phần của quả dưa hấu gồm nước với hàm lượng cao, vitamin PP, chất xơ, năng lượng, photpho và nhiều thành phần, dưỡng chất quan trọng khác. Thành phần của dưa hấu đều là những dưỡng chất có khả năng làm dịu tình trạng sưng đỏ ở các khớp, chống viêm, giảm đau, rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu, dưa hấu không chứa purin, chứa một hàm lượng lớn nước và kali, có khả năng cung cấp nước cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout. Đặc biệt là những bệnh nhân bị gout ở giai đoạn cấp tính.
4. Quả Táo – Hoa quả giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout và phòng ngừa gout tiến triển
Tương tự như quả lê, táo là một loại trái cây mang tính mát, kiềm tính, có khả năng làm dịu cơn đau, cải thiện tình trạng viêm sưng. Đồng thời hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout và phòng ngừa gout tiến triển.
Thành phần chính của quả táo gồm các khoáng chất (đồng, kali, mangan, carbs), đa dạng các loại vitamin (vitamin C, vitamin K), chất xơ. Các vitamin trong táo có tác dụng cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể và làm tăng khả năng phòng ngừa bệnh của cơ thể.
Hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong quả táo có tác dụng hạn chế quá trình sản sinh và tích tụ axit uric. Điều này giúp bệnh nhân phòng ngừa phát sinh và cải thiện tốt những triệu chứng khó chịu của bệnh gout.
Việc tăng cường bổ sung các khoáng chất gồm mangan, đồng, kali, carbs vào quá trình nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn giảm viêm, làm dịu tình trạng sưng đỏ, đau nhức. Đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa phát sinh các bệnh xương khớp khác.
5. Hoa quả giúp hỗ trợ đào thải axit uric và các tinh thể urat ra khỏi cơ thể – Quả Bưởi
Quả bưởi chứa một hàm lượng lớn kali. Kali được xác định là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng, có khả năng hỗ trợ quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Bên cạnh đó việc tăng cường chế độ ăn uống giàu kali còn giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình đào thải hàm lượng axit uric và các tinh thể urat ra khỏi cơ thể của thận thông qua nước tiểu.
Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, bưởi chứa rất nhiều vitamin C. Việc tăng cường bổ sung vitamin vào cơ thể sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh gout và xoa dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Chẳng hạn như cảm giác đau nhức, viêm, sưng, đỏ tấy, co cứng khớp, giảm khả năng vận động…
6. Hoa quả tốt cho sức khỏe và xương khớp – Quả Nho
Nho là một trong những loại trái cây tươi chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe và xương khớp nên được khuyến cáo sử dụng cho quá trình điều trị bệnh gout. Giống với việt quốc, hàm lượng purin có trong quả nho cực kỳ thấp.
Việc tăng cường bổ sung quả nho vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế quá trình sản sinh và tích tụ axit uric. Từ đó giúp làm giảm tần suất phát sinh và mức độ nghiêm trọng của cơn đau xương khớp, viêm, sưng và co cứng khớp.
Ngoài ra thành phần dinh dưỡng trong nho còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương khớp, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời cải thiện tốt sự dẻo dai, khả năng vận động và đi lại, giảm đau nhức do gout, chống viêm, sưng và phòng ngừa bội nhiễm nốt tophi.
Những tác dụng hữu hiệu và lợi ích nêu trên xuất hiện là do trong quả nho chứa một hàm lượng lớn vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Cụ thể: Nước, coban, kali, glucose và fructose, magie, canxi, mangan, sắt, đa dạng vitamin (vitamin PP, vitamin P, vitamin K, vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12) cùng enzyme và rất nhiều thành phần quan trọng khác (phlobaphene, acid galic, acid silicic, acid phosphoric, acid chanh, acid oxalic, acid folic).
7. Quả Dứa – Hoa quả giúp phân hủy các tinh thể acid uric, giảm đau và giảm viêm
Bromelain là một hợp chất quan trọng được tìm thấy trong quả dứa. Hợp chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân bị gout phân hủy các tinh thể acid uric, giảm đau và giảm viêm. Từ đó giúp phòng ngừa gout tiến triển và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh, mang lại cảm giác dễ chịu và cải thiện tốt tình trạng đau nhức ở các khớp.
Ngoài ra một số thành phần quan trọng khác cũng được tìm thấy trong quả dứa gồm vitamin (vitamin PP, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2), canxi, photpho, sắt, axit hữu cơ, protid, nước và glucid.
Việc tăng cường bổ sung vitamin, canxi, nước và nhiều thành phần có lợi khác trong quả dứa sẽ giúp bạn chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, nâng cao sức khỏe xương khớp. Đồng thời ức chế quá trình phát triển theo hướng xấu của bệnh gout và phòng ngừa bội nhiễm.
8. Quả Dâu tây – Hoa quả giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gout, giảm đau và viêm sưng
Cảm giác đau nhức nghiêm trọng và tình trạng viêm sưng ở các khớp do bệnh gout sẽ nhanh chóng được xoa dịu khi người bệnh tăng cường bổ sung những chất có trong dâu tây. Điều này xuất hiện là dâu tây có thành phần là một lượng lớn vitamin C. Hàm lượng vitamin C trong loại trái cây này được xác định nhiều hơn so với một số loại hoa quả khác.
Ngoài ra chất quecritin cũng được tìm thấy khi tiến hành phân tích thành phần của dâu tây. Việc tăng cường bổ sung chất quecritin vào cơ thể sẽ giúp những trường hợp bị gout ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm cảm giác đau đớn và cải thiện tình trạng viêm sưng.
9. Hoa quả tốt cho người bị bệnh gout – Quả Chuối
Theo kết quả nghiên cứu, chuối là một trong những loại trái cây chứa nhiều kali. Chính vì thế việc tăng cường bổ sung loại trái cây này vào quá trình điều trị bệnh gout sẽ giúp bệnh nhân chuyển đổi nhanh hàm lượng acid uric tồn tại trong cơ thể thành dạng lỏng.
Sau đó acid uric được chuyển đến cơ quan bài tiết là thận. Chất này được lọc và được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Trung bình một quả chuối có khoảng 105 calo mỗi loại, chứa chất fructose nhưng với hàm lượng thấp. Tuy nhiên một hàm lớn vitamin C đã được tìm thấy trong loại trái cây, mang đến tác dụng hữu hiệu và nhiều lợi ích trong việc kích quá trình đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể.
Tác dụng đào thải acid uric của chuối có khả năng làm dịu nhanh cảm giác khó chịu và cảm giác đau nhức các khớp do bệnh gout gây ra. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout và phòng ngừa bệnh tiến triển.
Ngoài ra một số dưỡng chất khác được tìm thấy trong chuối như magie, vitamin B6, acid folic còn có tác dụng nâng cao sự dẻo dai, sức khỏe xương khớp. Hơn thế những dưỡng chất này còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, chống mệt mỏi và phòng ngừa phát sinh nhiều bệnh lý, vấn đề khác.
10. Hoa quả giúp cải thiện cơn đau do bệnh gout – Quả Anh đào
Kết quả của một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị bệnh gout có thể kiểm soát tình trạng đau nhức khớp, giảm 50% các cơn đau bằng cách uống 10ml nước ép anh đào (cherry) cô đặc, mỗi ngày hai lần, áp dụng trong 4 tháng.
Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều thành phần có lợi và tốt cho sức khỏe như sắt, vitamin C, chất đạm, chất béo, chất xơ, năng lượng… quả anh đào có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
Thành phần vitamin C và chất xơ có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ acid uric trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu giảm chống khuẩn, giảm viêm sưng và phòng ngừa biến chứng bội nhiễm nốt tophi.
Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong quả anh đào còn giúp bạn cải thiện cơn đau, đảm bảo giấc ngủ, chống suy nhược, mang đến cảm giác dễ chịu và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gout.
11. Quả Dưa leo – Hoa quả giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout, giảm đau nhức xương khớp khi ngủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và kết quả nghiên cứu, có khoảng 7,3 gram chất purin được tìm thấy trong 100 gram dưa leo. Chính vì thế dưa leo được đánh giá là một loại rau củ quả chứa hàm lượng purin cực kỳ thấp, rất tốt cho sức khỏe tổng thể và cho những người đang mắc bệnh gout.
Ngoài ra thành phần của quả dưa leo còn là chất xơ, đạm, photpho, đa dạng các loại vitamin (vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B5, vitamin B7) cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có khả năng đẩy nhanh quá trình bài tiết axit uric trong cơ thể thông qua nước tiểu. Điều này giúp bệnh nhân hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout và giảm đau nhức xương khớp khi ngủ.
Người bị gout có thể đưa dưa leo vào chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn sống, làm nộm, nấu chín hoặc ép lấy nước uống…
12. Quả Kiwi – Hoa quả giúp xoa dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh gout
Kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh gout nên bổ sung quả kiwi vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Bởi trong loại quả này chứa một hàm lượng lớn vitamin C và khoáng chất có tác dụng xoa dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh gout. Điển hình như cảm giác đau nhức ở các khớp, viêm, sưng đỏ, cứng khớp, khả năng vận động suy giảm…
Bên cạnh đó việc tăng cường bổ sung vitamin C trong quả Kiwi còn giúp bạn đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch, chống viêm, phòng ngừa nhiễm khuẩn, bội nhiễm nốt tophi, cải thiện tốt sức khỏe tổng thể. Một khẩu phần kiwi sẽ giúp người bệnh cung cấp 230% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Ngoài vitamin, quả kiwi còn chứa nhiều thành phần quan trọng gồm hợp chất polyphenol, phytonutrients (chất dinh dưỡng thực vật), acid folic, vitamin E, nhiều khoáng tố như kẽm, kali, sắt, đồng, canxi, crom. Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh gout và một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên bạn cần ăn kiwi với lượng vừa phải để phòng ngừa dư thừa oxalat.
Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Người bệnh gout nên ăn hoa quả gì?” và danh sách 12 loại tốt nhất người bệnh không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin về 12 hoa quả có thể giúp bạn xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị gout, kiểm soát triệu chứng và làm giảm sự tích tụ acid uric.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!