10+ Cách Trị Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà – Dân Gian Thường Dùng

Vảy nến da đầu là một bệnh lý về da liễu gây ra nhiều mặc cảm tự ti cho người bệnh. Bởi lẽ, bệnh xuất hiện ở trên đầu với nhiều mảng bám dày màu trắng dễ nhận biết. Vì vậy, ngay khi mới xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên chữa trị ngay. Bài viết này sẽ chia sẻ 10+ cách trị vảy nến da đầu tại nhà theo cách dân gian hiệu quả và an toàn.

Top 10+ cách trị vảy nến da đầu tại nhà

Vảy nến da đầu có liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống này bị rối loạn, các cơ quan khác cũng hoạt động bất thường.

Ở người bình thường, quá trình “thay da” – tế bào mới sinh ra thay thế tế bào chết, xảy ra với chu kỳ 10 – 30 ngày. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị vảy nến thì quá trình “thay da” này nhanh hơn bình thường.

Các tế bào tăng sinh nhanh gấp 10 lần, dẫn tới tình trạng tế bào cũ chưa kịp bong ra thì tế bào mới đã xuất hiện. Dần dần, các tế bào này tích tụ lại thành từng mảng dày ở trên đầu.

Vảy nến ở đầu thường xuất hiện ở trong tóc và rìa tóc
Vảy nến ở đầu thường xuất hiện ở trong tóc và rìa tóc

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh không lây lan từ người sang người. Nhưng bệnh có tính di truyền đời này sang đời khác. Do vậy, khi xuất hiện bệnh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị đúng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách trị vảy nến tại nhà bằng các loại thảo dược an toàn và hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi.

Dưới đây là 10 cách trị vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả:

Lá khế trị vảy nến

Lá khế là một loại thuốc Nam chữa được nhiều bệnh về da như mề đay, hắc lào…. Trong Đông y, lá khế có đặc tính chua chát, tính bình.

Trong lá khế có các loại vitamin A, B, C, photpho… Nhờ đó, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và mẩn đỏ, thải độc…

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Lấy lá khế tươi, rửa sạch rồi đun với nước
  • Khi nước sôi đều, thì cho lửa nhỏ lại trong 10 phút
  • Sau đó tắt bếp, chờ nước hơi âm ấm thì ngâm đầu vào
  • Massage nhẹ nhàng da đầu, không nên lấy tay cào mạnh, tổn thương da
Lá khế là một trong những cách trị vảy nến da đầu tại nhà mà dân gian thường dùng
Lá khế là một trong những cách trị vảy nến da đầu tại nhà mà dân gian thường dùng

Cách 2:

  • Sử dụng lá khế, lá long não, lá thông, đem rửa sạch rồi đun sôi trong 15 phút
  • Chờ cho nước nguội bớt thì dùng để ủ và gội đầu.=

Lá trầu không chữa bệnh vảy nến

Trong lá trầu không có một số thành phần như: Vitamin và khoáng chất (các loại vitamin nhóm B, photpho…), axit ascorbic, carotene, carbohydrate…

Trong y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm. Do vậy, loại lá này thường hay được sử dụng để chữa các bệnh về da liễu.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 5 lá trầu không với một nắm nhỏ rau răm, rửa sạch và đun sôi trong 10 phút
  • Tiếp theo, cho một muỗng muối sạch vào và khuấy đều
  • Sau đó chờ nước nguội thì mang đi gội đầu
  • Kiên trì thực hiện 3 lần/tuần cho đến khi da đầu bớt ngứa, lớp vảy bong dần ra

Giảm ngứa bằng cây lược vàng

Trong Đông y, cây lược vàng có vị chua, tính mát, có khả năng giải độc, chống viêm. Trong Tây y, cây lược vàng có một số thành phần như: Flavonoid, vitamin B2, vitamin PP, sulfolipid… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm cơn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 3 – 5 lá lược vàng, nên chọn lá màu xanh đậm và hái vào sáng sớm
  • Cắt lá thành các miếng nhỏ rồi giã chung với ¼ thìa cà phê muối ăn
  • Lấy bã đó đắp lên vùng da đầu bị vảy nến trong 20 phút
  • Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng viêm ngừa giảm dần
Nên chọn lá lược vàng màu đậm và cắt vào sáng sớm
Nên chọn lá lược vàng màu đậm và cắt vào sáng sớm

Lá lốt giúp phục hồi da đầu

Lá lốt có tính ấm, vị nồng, lành tính. Trong lá lốt có các thành phần đáng chú ý như: tinh dầu chứa β-caryophyllene, alkaloid… có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, lưu thông máu dưới da, hỗ trợ cho quá trình hồi phục da đầu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 10 cây lá lốt (sử dụng cả lá và thân cây)
  • Cắt khúc rồi đun với khoảng 2 – 3 lít nước
  • Chờ nước nguội thì mang đi gội đầu, có thể lấy bã lá lốt chà xát nhẹ nhàng vùng da bị vảy nến
  • Kiên trì thực hiện đến khi khỏi bệnh

Giấm táo rẻ tiền tốt cho người bị vảy nến

Trong giấm táo có các thành phần chống viêm, sát khuẩn như axit acetic và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra còn có nhiều vitamin A, B, C, K… giúp phục hồi làn da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 muỗng cà phê giấm táo trộn với ½ nước lọc
  • Lấy bông gòn thấm vào dung dịch rồi chấm lên các vùng da đầu bị vảy nến
  • Để yên trong 20 phút rồi đi rửa lại bằng nước sạch
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần cho đến khi bệnh ổn định dần
Cách chữa trị vảy nến da đầu tại nhà bằng giấm táo thực hiện rất đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt
Cách chữa trị vảy nến da đầu tại nhà bằng giấm táo thực hiện rất đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt

Dầu dừa trị vảy nến da đầu

Không chỉ có tác dụng dưỡng và làm mềm da, dầu dừa còn có khả năng trị bệnh vảy nến ở đầu. Trong dầu dừa có axit lauric và monolaurin, có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm, chống viêm.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Lấy dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị vảy nến
  • Massage nhẹ nhàng và để qua đêm
  • Sáng hôm sau gội lại với nước sạch

Cách 2:

  • Trộn dầu dừa với tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà…
  • Thoa hỗn hợp lên da đầu bị vảy nến để qua đêm
  • Sáng hôm sau gội lại với nước
  • Thực hiện kiên trì cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm

Nha đam – trong uống ngoài bôi

Trong nha đam có các thành phần có khả năng kháng khuẩn tốt như: Cellulose, mannose, glucose, xylose, arabinose, acemannan…

Bên cạnh đó, nha đam có nhiều loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa. Vì vậy, nha đam có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nha đam rồi tách phần vỏ ra
  • Lấy phần gel bên trong để thoa lên vùng da bị tổn thương
  • Chờ gel khô rồi rửa lại với nước sạch
Nha đam lành tính vừa diệt khuẩn vừa phục hồi làn da bị tổn thương
Nha đam lành tính vừa diệt khuẩn vừa phục hồi làn da bị tổn thương

Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp uống nước nha đam hoặc ăn chè nha đam để chữa bệnh từ bên trong.

Trà gừng chống oxy hóa mạnh mẽ

Gừng có tính ấm, cay nồng, lưu thông khí huyết. Trong gừng có các thành phần diệt nấm, vi khuẩn như axit pantothenic, beta-carotene, capsaicin, curcumin…

Ngoài ra, gừng còn có thành phần chống oxy hóa, tốt cho da như vitamin C, nhóm vitamin B…

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 lát gừng tươi đã rửa sạch đun sôi với nước từ 2 – 3 phút
  • Để nguội rồi cho vài giọt chanh và mật ong vào uống cùng
  • Bạn cũng có thể dùng trà gừng dạng túi lọc

Nghệ tươi trị vảy nến

Trong nghệ có thành phần nổi bật nhất là curcumin. Curcumin có các dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, làm liền sẹo tốt. Vì vậy, dân gian thường sử dụng nghệ cho các vấn đề về da.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nghệ tươi rửa sạch giã nát
  • Cho một ít nước sạch vào để lấy được phần tinh chất nghệ, không nên đổ quá nhiều nước sẽ thành một dung dịch loãng
  • Lấy bông gòn thấm vào dung dịch và thoa lên da đầu

Người bệnh cũng nên tăng cường ăn các món ăn sử dụng nghệ làm gia vị để nhanh khỏi bệnh hơn.

Tinh dầu giảm triệu chứng ngứa

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu có tính sát khuẩn cao như tinh dầu tràm trà, tinh dầu hạt bưởi, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa oải hương… để trị bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy tinh dầu thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến

Cách 2:

  • Lấy tinh dầu trộn cùng dầu dừa rồi thoa lên vùng da vảy nến
  • Để qua đêm rồi gội lại với nước sạch vào sáng hôm sau
  • Kiên trì thực hiện hàng ngày cho đến khi hết ngứa
Sử dụng tinh dầu để trị vảy nến là một cách đơn giản cho những người bận rộn
Sử dụng tinh dầu để trị vảy nến là một cách đơn giản cho những người bận rộn

Lưu ý: Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về các loại tinh dầu trước khi sử dụng. Dù được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, nhưng một số loại tinh dầu vẫn có tác dụng phụ.

Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai hay đang cho con bú không nên sử dụng tinh dầu oải hương. Vì tinh dầu này thường gây cảm giác buồn nôn, đau đầu, chóng mặt.

Lá muồng trâu trị vảy nến

Lá cây muồng trâu có tính ấm, vị cay. Trong lá muồng trâu có hợp chất anthraquinone có khả năng trị nấm, vi khuẩn, xoa dịu vảy nến, hắc lào, lang ben,…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá và đọt muồng trâu, rau răm, trầu không
  • Đem đun sôi với nước trong 10 phút rồi thêm một chút muối hột
  • Chờ nước nguội thì mang ra gội đầu
  • Kiên trì thực hiện cách này từ 2 – 3 lần tuần cho đến khi khỏi bệnh

Lưu ý trị vảy nến da đầu tại nhà thành công

Vảy nến là một bệnh mãn tính và dai dẳng nhưng chưa có thuốc đặc trị. Nếu để lâu bệnh rất khó chữa khỏi. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến, người bệnh nên đi khám ngay.

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm và cần kiên trì thực hiện. Người bệnh không nên chỉ áp dụng bài thuốc dân gian mà bỏ qua thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định.

Ngoài việc điều trị bằng các bài thuốc, người bệnh nên thực hiện một số thói quen sau:

  • Tắm nắng trước 9h sáng

Ánh nắng mặt trời buổi sáng có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D – vitamin cần cho hệ miễn dịch, và tế bào T – tế bào bạch cầu. Nhờ vậy mà cơ thể có thể tạo ra các kháng thể miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn.

Người bệnh nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. Thời điểm tốt nhất là trước 9h sáng mùa Đông và trước 7h sáng vào mùa Hè.

  • Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể thải độc qua đường mồ hôi, khí huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ đó mà sức đề kháng và hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

Do vậy, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Các môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đi bộ… Nếu người bệnh cảm thấy tự ti không ra nơi đông người, hãy tập các tập aerobic, yoga, thiền…

Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch
Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch
  • Quản lý stress, nâng cao sự tự tin

Vảy nến là một bệnh không lây lan trực tiếp, do vậy người bệnh không nên quá lo sợ. Tự ti và stress sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém và bị rối loạn hơn.

Nhiều người bệnh vì tự ti mà không đến khám bác sĩ, dẫn tới tình trạng bệnh nặng nề hơn. Để nhanh khỏi bệnh thì người bệnh nên có tinh thần thoải mái và tới gặp bác sĩ sớm.

10+ cách trị vảy nến da đầu tại nhà trên sẽ phát huy hiệu quả khi người bệnh kiên trì thực hiện. Cách dân gian thường mất nhiều thời gian để thấy kết quả. Vì vậy người bệnh không nên nóng vội hay lo lắng. Điều quan trọng là giữ tinh thần thoải mái và tới gặp bác sĩ để nhận được những hướng dẫn đúng nhất.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *