Cách Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Lốt – Tốt Hơn Bạn Tưởng

Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt là một trong những mẹo trị bệnh an toàn đang được lưu truyền trong dân gian. Sở hữu đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, lá lốt có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gout mà không gây tốn kém cho người bệnh.

Tác dụng chữa bệnh gout của lá lốt

Bệnh gút xảy ra khi có sự vượt ngưỡng cho phép của hàm lượng axit uric trong máu. Khi tình trạng này kéo dài, axit uric sẽ tích tự lại hình thành nên các tinh thể muối urat sắc nhọn đâm vào khớp gây đau nhức dữ dội và khiến cho khớp bị sưng viêm một cách đột ngột. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới trong độ tuổi từ 45 – 60, những người hay hút thuốc lá, uống bia rượu.

Các loại thuốc trị bệnh gout trong tây y mặc dù có thể giúp nhanh chóng làm giảm axit uric trong máu, cắt đứt cơn đau và cải thiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh rất dễ gặp phải tác dụng phụ và bị suy giảm chức năng gan, thận. Chính vì vậy, cách chữa bệnh gout bằng thuốc nam được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh một cách an toàn và hạn chế được chi phí điều trị. Nổi bật trong đó có bài thuốc trị bệnh từ cây lá lốt.

Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt
Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân tin dùng

Cây lá lốt thuộc họ hồ tiêu, tên gọi khoa học là Piper lolot C. DC. Loại cây này sống dai và có khả năng phát triển mạnh ở các khu vực ẩm ướt. Nếu như trước đây, nhiều người chỉ biết lá lốt qua các món ăn thì ngày nay, lá lốt được sử dụng phổ biến như một phương thuốc chữa bệnh tự nhiên, đặc biệt là trong các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, thấp khớp, đau nhức xương khớp hay bệnh gút.

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

Y học cổ truyền ghi nhận, lá lốt là dược liệu có tính ấm, vị cay nhẹ. Nó có tác dụng tán hàn, trừ phong thấp, giữ ấm các khớp, làm mạnh gân cốt, tiêu thũng, chỉ thống. Sử dụng thảo dược này có thể giúp giảm sưng đau khớp, làm tổn thương viêm nhanh lành.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra lá lốt chứa nhiều hoạt chất quý, quan trọng nhất là flavonoid và alcaloid. Trong đó:

  •  Flavonoid: Đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, nó giúp bảo vệ mạch máu và các tế bào khỏe mạnh trong khớp, giảm viêm, đồng thời kích thích sản xuất collagen có tác dụng làm tăng tính lên kết cũng như khả năng đàn hồi của các mô sụn.
  • Alcaloid: chất này có tác dụng ức chế thần ngăn, ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu đau lên não độ, qua đó làm giảm cảm giác đau nhức cho người bệnh.

Ngoài ra, với đặc tính tiêu độc, lợi tiểu tự nhiên, lá lốt còn giúp hỗ trợ đào thải một lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu. Qua đó đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương và giúp ổn định bệnh lâu dài, hạn chế tần suất tái phát các cơn gout cấp.

6 cách chữa bệnh gout bằng lá lốt

Lá lốt an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng khi dùng theo đường miệng lẫn bên ngoài. Trong dân gian còn lưu truyền những cách chữa bệnh gout bằng lá lốt như sau:

1. Uống thuốc sắc lá lốt nguyên chất

Như đã phân tích ở trên, lá lốt có tác dụng làm giản axit trong máu, kháng viêm, làm dịu cơn đau nhức xướng khớp do bệnh gout mang lại. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng lá lốt sắc uống nguyên chất để cải thiện bệnh.

– Nguyên liệu

  • Lá lốt tươi: 15 – 30 gram ( có thể thay thế bằng 5 – 10 gram lá lốt khô)
lá lốt chữa bệnh gout
Lá lốt được sử dụng làm thuốc sắc uống chữa bệnh gout

– Cách sử dụng:

  • Trước tiên, đem lá lốt rửa sạch, bỏ vào ấm
  • Đổ thêm 2 bát nước, đun sôi, vặn nhỏ lửa
  • Sắc đến khi thấy nước trong ấm cạn còn 1/2 chén thì ngưng
  • Gạn ra uống vào mỗi buổi tối sau khi ăn khoảng 30 phút
  • Thực hiện 10 ngày liên tục các triệu chứng bệnh gout sẽ thuyên giảm rõ ràng

2. Kết hợp lá lốt với muối làm nước ngâm chân chữa bệnh gout

Ngâm chân vào nước ấm là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho những người đang có vấn đề về xương khớp như bệnh gout. Duy trì thói quen ngâm chân vào nước lá lốt có pha một chút muối mỗi tối có tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu đến khớp bị gout để tổn thương ở các mô nhanh được chữa lành, đồng thời làm thư giãn thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

– Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi dùng toàn thân ( trừ rễ) : 30 gram
  • 1 thìa cà phê muối ăn

– Cách thực hiện:

  • Trước tiêm rửa lá lốt cho sạch, thái khúc ngắn
  • Đun sôi 1,5 lít nước rồi thả lá lốt vào
  • Nấu trên lửa nhỏ thêm 10 phút nữa, thêm muối vào quậy tan
  • Gạn nước ra một cái chậu nhỏ, để nguội còn 45 độ rồi nhúng cả hai chân vào ngâm. Lượng nước ngâm vừa ngập đến mắt cá chân là được.
  • Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt với muối khá đơn giản, bạn cần kiên trì áp dụng hàng ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

** Lưu ý:

Không áp dụng phương pháp ngâm chân chữa bệnh gout cho những đối tượng sau:

  • Trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì
  • Bệnh nhân bị xơ cứng động mạch, tắc nghẽn động mạch
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có sức khỏe yếu

3. Bài thuốc chữa bệnh gout từ lá lốt kết hợp với cỏ xước, rễ bưởi bung và cây vòi voi

Cây cỏ xước, rễ bưởi bung và cây vòi voi cũng là những dược liệu được y học cổ truyền sử dụng để điều trị bệnh gout và nhiều bệnh lý khác về xương khớp. kết hợp lá lốt với các nguyên liệu này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

– Nguyên liệu:

  • Cây cỏ xước tươi: 30 gram
  • Lá lốt: 30 gram
  • Rễ cây bưởi bung: 30 gram
  • Cây vòi voi: 30 gram

– Cách sử dụng: 

  • Rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng tất cả các dược liệu đã chuẩn bị
  • Bỏ vào ấm, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát
  • Gạn thuốc sắc ra chén, chia làm 2 lần dùng vào buổi sáng và buổi tối
  • Với bài thuốc này, bạn nên uống ít nhất 1 tuần liền để bệnh tình có sự biến chuyển tốt từ bên trong.

4. Kết hợp lá trầu không và lá lốt chữa bệnh gout

Thành phần tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm giảm sưng viêm khớp. Chính vì vậy, dân gian thường kết hợp lá trầu chung với lá lốt làm thuốc chữa bệnh gout để nhanh thấy được kết quả tốt.

– Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 15 gram
  • Lá trầu không: 15 gram
ngâm chân bằng lá lốt chữa bệnh gout bằng
Ngâm chân với nước lá lốt mỗi ngày có tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu, giúp bệnh gout nhanh hồi phục

Cách sử dụng:

  • Hai thứ lá đem rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước
  • Đun sôi trong 10 phút cho các hoạt chất có trong lá trầu không và lá lốt giải phóng hết vào trong nước
  • Cuối cùng đổ nước ra chậu cho nguội đến nhiệt độ vừa phải rồi tiến hành ngâm chân trong 15 phút.
  • Thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm đau nhức và ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm

5. Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt ngâm rượu

Ngoài những cách trên, lá lốt còn được sử dụng để ngâm rượu chữa bệnh gout. Rượu có đặc tính sát trùng mạnh nên sẽ giúp hỗ trợ giảm sưng đau, chống nhiễm trùng tại khớp. Thêm vào đó, rượu cũng hoạt động như một chất dung môi giúp đưa các dưỡng chất trong lá lốt nhanh chóng thẩm thấu vào sâu bên trong khớp để phát huy được hiệu quả tối ưu.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cây lá lốt ( dùng thân và lá)
  • Rượu trắng 40 độ

Cách thực hiện:

  • Cây lá lốt rửa sạch, cắt khúc ngắn từ 2 – 4 cm, để cho thật ráo nước
  • Bỏ nguyên liệu đã sơ chế vào bình thủy tinh và đổ rượu vào sao cho ngập mặt lá lốt
  • Đậy nắp bình rượu kín lại, để vào nơi mát mẻ trong 1 tháng
  • Cách trị bệnh gout bằng lá lốt ngâm rượu khá đơn giản. Khi sử dụng bạn chỉ cần đổ một ít rượu vào lòng bàn tay, thoa lên khớp bị bệnh và tiến hành mát xa khoảng 5 phút cho rượu thuốc nhanh ngấm vào bên trong.
  • Lặp lại ngày 2 – 3 lần cho đến khi khớp hết sưng đau.

**Lưu ý khi dùng rượu lá lốt xoa bóp ngoài khớp

  • Tránh dùng rượu bôi ngoài khu vực da có vết thương hở, bị trầy xước hoặc nơi có làn da mỏng, nhạy cảm.
  • Thực hiện thao tác xoa bóp nhẹ nhàng để không làm khớp bị tổn thương nặng hơn
  • Một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng kích ứng, nóng đỏ da sau khi bôi rượu lá lốt. Nếu gặp phải tình huống này, bạn nên ngưng dùng rượu ngay và nhanh chóng lấy nước sạch rửa lại da.

6. Trị bệnh gout với các món ăn bài thuốc từ lá lốt

Một cách đơn giản hơn để chống lại bệnh gout với lá lốt đó chính là sử dụng nguyên liệu này trong bữa ăn. Nhờ có hương thơm đặc trưng, lá lốt được sử dụng rất nhiều trong các món ăn với vai trò là một loại rau thơm. Nó không chỉ kích thích vị giác mà còn hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gout.

Người bị bệnh gout được khuyên nên chế biến lá lốt chung với các thực phẩm chứa ít nhất purin để không làm axit uric trong máu tăng cao hơn. Bao gồm, rau xanh, cá béo hoặc cá nạc, các loại thịt có màu trắng. .

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout đơn giản được chế biến từ lá lốt:

# Món chả lá lốt

Chuẩn bị:

  • 3 lạng thịt ba chỉ
  • Lá lốt
  • Hành lá
  • Các loại gia vị
món ăn bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá lốt
Món chả lá lốt vừa thơm ngon, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Cách chế biến:

  • Rửa sạch thịt ba chỉ rồi đen xay nhỏ, ướp với một ít hạt nêm, tiêu, nước mắm để 15 phút cho thấm.
  • Lá lốt sau khi rửa xong bạn để cho ráo nước, lấy khăn lau khô từng lá để không bị bắn dầu khi chiên
  • Trải lá lốt ra một cái đĩa, xúc một miếng thịt vừa đủ vào để một bên rồi cuộn lại tương tự như khi bạn gói chả. Lần lượt cuốn cho đến khi hết thịt
  • Sau khi cuốn chả xong, lấy tăm xiên vào để giữ cho lá không bị bung ra
  •  Đun sôi dầu ăn rồi bỏ chả vào chiên vàng đều hai mặt là được. Để hạn chế lượng dầu tiêu thụ, bạn có thể đem nướng cũng rất ngon miệng.
  • Món ăn này chấm với nước mắm chua ngọt dùng kèm với bún hay cơm đều rất ngon miệng.

# Cá rô om lá lốt

– Chuẩn bị:

  • 3 con cá rô đồng
  • 30 gram lá lốt
  • 100 gram củ cải trắng
  • Nghệ tươi

– Cách chế biến:

  • Nghệ tươi dùng 1 nhánh nhỏ, cạo vỏ, giã nát
  • Cá rông đồng đánh vảy, bỏ ruột, ướp với nghệ, một ít hạt nên, hành và nước mắm, để 15 – 20 phút.
  • Lá lốt rửa sạch với nước muối, thái khúc ngắn
  • Củ cải gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn
  • Phi thơm hành rồi cho cá vào, đổ thêm một ít nước, nấu sôi
  • Bỏ củ cải vào om chung đến khi cả hai chín mềm và nước cô đặc lại
  • Cuối cùng mới cho lá lốt vào đảo đều, tắp bếp
  • Dọn ra dĩa, rắc chút tiêu và hành lá lên trên cho dậy mùi thơm
  • Ăn kèm với cơm mỗi tuần từ 2 – 3 lần

# Món canh lá lốt nấu thịt bằm

– Chuẩn bị:

  • 50g thịt lợn bằm
  • 1 nắm lá lốt
 chữa bệnh gout bằng lá lốt
Lá lốt được dùng để nấu canh chung với thịt bằm có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh gout

– Cách chế biến:

  • Thịt bằm ướp với một ít hạt nêm, hành để cho ngấm
  • Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ
  • Phi hành cho thơm rồi bỏ thịt vào đảo nhanh tay vài phút
  • Tiếp tục đổ lượng nước vừa đủ ăn vào, đun sôi
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi mới bỏ lá lốt vào, vặn to lửa cho bếp sôi trở lại là được
  • Dọn canh ăn chung trong bữa cơm khi còn nóng. Mỗi tuần ăn 3 – 4 lần để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh gout và ngăn ngừa bệnh tái phát.

# Món cháo lá lốt

– Chuẩn bị:

  • 300 gram gạo tẻ
  • 50 gram lá lốt
  • Thịt bằm hoặc cá nạc tùy sở thích

– Cách chế biến:

  • Lá lốt rửa sạch, xắt nhuyễn
  • Ninh gạo với thịt hoặc cá cho nhừ rồi nêm nếm gia vị
  • Sau đó bỏ lá lốt vào, đảo đều lên rồi tắt bếp
  • Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày

Ngoài ra, bạn có thể chế biến món trứng rán lá lốt, cá hồi kho nước dừa với lá lốt hay món canh mít non nấu lá lốt… Luôn phiên sử dụng chúng trong bữa ăn để thay đổi khẩu vị và hỗ trợ dập tắt các cơn gout cấp.

Trị bệnh gout bằng lá lốt có hiệu quả không?

Với cách sử dụng đơn giản, nguyên liệu lại dễ kiếm, cách chữa bệnh gout bằng lá lốt đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để điều trị bệnh tại nhà. Mặc dù vậy, nếu mới chỉ nghe nói đến mẹo chữa bệnh dân gian này, hẳn bạn sẽ không tránh khỏi thắc mắc về hiệu quả thực sự của lá lốt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dùng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị gout chứ không thể chữa khỏi bệnh. Bài thuốc này sẽ cho hiệu quả tốt hơn nếu hợp cơ địa và chỉ phù hợp trong giai đoạn bệnh gout còn nhẹ.

Khi chữa bệnh gout bằng lá lốt, bạn sẽ lâu thấy hiệu quả hơn như khi dùng thuốc tây. Vì vậy, cần kiên trì áp dụng lâu dài để thấy được hiệu quả rõ ràng. Một số trường hợp áp dụng bài thuốc dân gian này có thể không thấy hiệu quả do không hợp cơ địa hoặc do bệnh tình quá nặng.

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bị gout, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra để xác định cụ thể mức độ bệnh tình của mình đã ở giai đoạn nào và nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Không nên tự chẩn đoán rồi điều trị bệnh tại nhà có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh gout

  • Lá lốt an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng theo đường miệng. Tuy nhiên, do có tính ấm, thảo dược này không thích hợp cho những người đang bị nóng trong, táo bón, đau dạ dày.
  • Người bị dị ứng với một trong các thành phần của lá lốt không nên áp dụng
  • Phụ nữ sau sinh nên thận trọng khi áp dụng cách chữa bệnh gout bằng lá lốt theo đường ăn uống bởi dùng loại lá này quá nhiều có thể gây mất sữa.
  • Lá lốt dù tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 100g lá lốt tươi. Ăn nhiều lá lốt có thể gây nóng trong, lở miệng, kích ứng dạ dày.
  • Không tự ý ngưng thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn. Khi có ý định dùng lá lốt chữa bệnh tại nhà, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hiện tượng tương tác với thuốc tây.
  • Một số người có thể bị dị ứng khi dùng lá lốt gây nổi phát ban, ngứa da. Trường hợp này nên ngưng áp dụng cách chữa bệnh gout bằng lá lốt ngay. Việc tiếp tục sử dụng có thể gây hiện tượng dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hiệu quả của lá lốt trong điều trị bệnh gout chưa được chứng minh qua nghiên cứu khoa học. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng.
  • Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, dù trị bệnh bằng lá lốt hay bất kỳ phương pháp nào bạn cũng cần xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng nhiều bia rượu, thức ăn cay và đồ béo, kiêng các thực phẩm giàu purin, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa ra ngoài qua đường tiết niệu. Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao hợp lý để nâng cao thể trạng, giúp xương khớp chắc khỏe và ít bị bệnh.

Bạn nên tham khảo thêm:

1/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Với hiệu quả điều trị gout thành công lên tới hơn 90%, nguồn gốc bài thuốc rõ ràng bài thuốc nam gia truyền này đã được giới chuyên gia dành lời khen có cánh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *