Bị bệnh gút có ăn được thịt gà, vịt không? Tại sao?
Nội dung bài viết
Thịt gà, vịt tương tự như tất cả các loại thịt gia cầm thường chứa nhiều purin và có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bị bệnh gút có ăn được thịt gà, vịt không và ăn bao nhiêu là đủ? Người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà, vịt
Thịt gà, vịt và các loại thịt gia cầm là món ăn quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe con người. Gà, vịt là loại thịt trắng với một số giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe bao gồm:
- Giàu protein: Protein thịt gà là protein nạc, chứa lượng chất béo thấp, có thể góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của cơ bắp. Protein trong thịt gà có thể tăng cường trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ giảm cân.
- Tốt cho tim mạch: Thịt ức gà được cho là có thể ức chế và kiểm soát nồng độ axit amin homocysteine trong cơ thể. Lượng hormone này quá cao có thể phát triển bệnh tim mạch.
- Tăng cường trao đổi chất: Trong thịt gà chứa nhiều vitamin B6 có thể giữ các mạch máu khỏe mạnh, năng lượng cao và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này hỗ trợ kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Chống ung thư: Vitamin B và niacin có thể hỗ trợ chống ung thư và ngăn ngừa các dạng ung thư liên quan đến di truyền.
- Chống trầm cảm tự nhiên: Trong các trường hợp cảm thấy chán ăn, người bệnh có thể ăn một ít thịt gà hoặc thịt gia cầm nói chung
- Tăng cường sức khỏe mắt: Thịt gà chứa nhiều retinol, alpha, beta carotene và lycopene (có nguồn gốc từ vitamin A), có thể tăng cường thị lực.
- Ngăn ngừa thoái hóa xương: Thường xuyên bổ sung thịt gà có thể ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Bị bệnh gút có ăn được thịt gà, vịt không? Tại sao?
Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phát triển từ axit dư thừa trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau đớn nghiêm trọng và đột ngột. đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gút.
Thịt gà, vịt và tất cả các loại gia cầm khác cũng như thịt, cá, động vật có vỏ đều chứa một nguồn purin nhất định. Purin khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành axit uric. Do đó, nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, lượng axit uric dư thừa các thể tích tụ trong các khớp dẫn đến bệnh gút hoặc khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
Thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm có nồng độ purin trung bình, từ 9 – 100 miligram purin trong 85 gram thịt. Bên cạnh đó, thịt vịt, ngỗng, ngan thường có hàm lượng purin cao hơn, từ 100 – 1000 miligam cho mỗi 85 gram thịt. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gút có thể tiêu thụ thịt gà, nhưng với một số lượng nhất định, khoảng 50 – 85 gam mỗi lần và không quá 3 lần mỗi tuần.
Bên cạnh đó, do lượng purin trong thịt vịt, ngỗng, ngan cao, do đó bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng. Nếu cần thiết sử dụng thịt vịt, người bệnh nên tiêu thụ khoảng 30 – 60 gram mỗi lần và không quá 100 gram mỗi tuần. Bên cạnh đó, để tăng cường dinh dưỡng và không khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp.
Cách sử dụng thịt gà, vịt cho người bệnh gút
Người bệnh gút có thể sử dụng thịt gà, vịt những với số lượng vừa phải và cách chế biến phù hợp. Ngoài ra, khi sử dụng thịt gà, vịt và các loại gia cầm nói chung, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như:
Bộ phận sử dụng:
Những người bị bệnh gút nên duy trì lượng chất béo đến 30% hoặc ít hơn mỗi ngày. Một chế độ nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
Thịt gia cầm nhiều chất béo, đặc biệt là phân da. Do đó, khi sử dụng thịt gà, vịt người bệnh gút nên dùng phần thịt ức không da hoặc những phần thịt trắng, nạc, không mỡ. Hạn chế sử dụng phần thịt sẫm màu, như đùi và cánh, các bộ phận này thường chứa nhiều chất béo, purin và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Cách chế biến thịt gà, vịt cho người bệnh gút:
Khi chế biến thịt gà, người bệnh nên hạn chế chiên, xào hoặc sử dụng công thức nấu ăn nhiều dầu mỡ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh nên nướng, luộc hoặc hấp để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, khi chế biến thịt gà, người bệnh có thể kết hợp thêm rau, củ hoặc các loại thảo mộc để tăng cường dinh dưỡng, chất xơ và hương vị cho món ăn.
Ngoài ra, người bệnh gút cần tránh ăn gà rán, gà chế biến sẵn trong các khẩu phần thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều gia vị, hóa chất và không chất dinh dưỡng. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gút
Người bệnh gút khi sử dụng thịt gà cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Không sử dụng nước luộc gà, nước hầm xương gà và nội tạng gà. Cách chế biến và các bộ phận này thường chứa nhiều purin, chất béo có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng.
- Sử dụng thịt gà, vịt kèm rau củ tươi để bổ xung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung rau củ cũng có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
- Không sử dụng thịt gà kèm các loại thực phẩm chứa nhiều purin.
- Không sử da gà, vịt, bởi vì bộ phận này thường chứa nhiều axit béo. Tiêu thụ axit béo có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và gây rối loạn tiêu hóa.
Bệnh gút có thể sử dụng thịt gà, thịt vịt nhưng với một số lượng nhất định và chế biến phù hợp để tránh tình trạng khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!