Vảy Nến Thể Mảng: Cách Điều Trị Và Thông Tin Cần Biết
Nội dung bài viết
Vảy nến thể mảng là một trong những thể thường gặp của bệnh vảy nến (vẩy nến). Thể bệnh này điển hình bởi thương tổn có kích thước lớn, nổi cộm, thâm nhiễm, bề mặt có nhiều vảy bong và khu trú ở những vùng da tỳ đè. Hiện nay, điều trị vảy nến còn nhiều nan giải nên cần kết hợp giữa biện pháp y tế với cách chăm sóc và lối sống lành mạnh. Theo dõi bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện đặc trưng và cách điều trị hiệu quả nhất.
Vảy nến thể mảng là gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, vảy nến thể mảng là một trong những thể lâm sàng thường gặp của bệnh vảy nến. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương là các đám mảng màu đỏ, kích thước dao động từ 5 – 10cm hoặc hơn, nổi cộm hơn so với các thể khác và có giới hạn rõ với vùng da xung quanh. Thương tổn thường khu trú ở các vùng tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, ngực, lưng, xương cùng và mặt trước cẳng chân.
Vảy nến thể mảng là thể bệnh mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Thể bệnh này chỉ khởi phát ở các trường hợp bệnh đã tiến triển từ vài năm trở lên. Tuy nhiên thể mảng là một trong những thể bệnh lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và ngứa ngáy nhẹ. Bệnh gặp nhiều ở người từ 10 – 30 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở nam và nữ.
Mặc dù là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vảy nến nói chung và vẩy nến thể mảng đều tiến triển mãn tính và hầu như phát triển suốt đời. Hiện nay, điều trị và phòng ngừa bệnh lý này còn gặp nhiều nan giải do căn nguyên có nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Biểu hiện của vảy nến thể mảng và hình ảnh nhận biết
Vảy nến thể mảng là một trong thể điển hình của bệnh vảy nến. Bác sĩ Nhuần cho biết, biểu hiện lâm sàng của thể bệnh này tương đối đồng nhất và không có sự khác biệt rõ rệt ở từng độ tuổi.
Triệu chứng lâm sàng của vảy nến thể mảng
Vảy nến thể mảng thường gây tổn thương ở các vùng tỳ đè, khu trú hoặc rải rác nhiều vị trí. Thương tổn do thể bệnh này thường có tính chất đối xứng và có thể gây ngứa ngáy nhẹ.
Nhận biết bệnh vảy nến thể mảng qua biểu hiện lâm sàng:
- Tổn thương là các mảng đỏ có kích thước từ 5 – 10cm hoặc hơn
- Giới hạn rõ, nền cứng và nổi cộm hơn so với các thể khác
- Bề mặt đám tổn thương có nhiều vảy trắng màu xà cừ hoặc trắng như sáp nến
- Vảy trắng nhiều lớp, dễ cạo, dễ bong, khi cạo vụn tạo thành bột mịn màu trắng
- Tổn thương có kích thước lớn hơn khi xuất hiện ở vùng ngực
- Số lượng vảy nhiều và tăng sinh nhanh
- Có khoảng 20 – 40% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa – nhất là trong giai đoạn tiến triển và da đổ nhiều mồ hôi
Vảy nến thể mảng tiến triển theo từng đợt, xen kẽ giữa các đợt vượng bệnh với các đợt thuyên giảm. Ngoài ra, mức độ triệu chứng còn phụ thuộc vào cơ địa, yếu tố sức khỏe và chế độ chăm sóc của từng trường hợp.
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mảng
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng
Theo bác sĩ Nhuần, vảy nến là bệnh da liễu có cơ chế miễn dịch với vai trò của tế bào lympho T, bạch cầu đa nhân, cytokine, prostaglandin, eisaconoides, plasminogen, lymphokines và tăng nồng độ IgE, IgA, IgG trong huyết tương. Mặc dù được nghiên cứu từ lâu nhưng căn nguyên và cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Hiện nay các nhà khoa học cho rằng, vảy nến thể mảng và các thể lâm sàng khác đều xuất phát di truyền (gen) dưới tác động của các yếu tố khởi động. Các yếu tố này kích thích gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6, hoạt hóa tế bào lympho T, dẫn đến bất thường trong quá trình miễn dịch và tăng sinh tế bào thượng bì.
Tổn thương lâm sàng của bệnh vảy nến thực chất là hệ quả do quá trình tăng sản tế bào sừng. Thông thường, chu chuyển tế bào thượng bì kéo dài khoảng 20 – 30 ngày. Tuy nhiên ở người bị vảy nến, quá trình này chỉ dao động từ 2 – 4 ngày, dẫn đến tình trạng da viêm đỏ, thâm nhiễm, cứng cộm và bong nhiều vảy trắng.
Các nguyên nhân và yếu tố có khả năng gây bệnh vảy nến thể mảng:
- Yếu tố di truyền (gen): Nghiên cứu di truyền học cho thấy, người bị vảy nến đều có gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6.
- Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố khởi phát và kích thích bệnh bùng phát mạnh. Ngoài ra, yếu tố này còn có vai trò trong cơ thể khởi phát bệnh viêm da cơ địa và các dạng tổn thương da mãn tính khác.
- Chấn thương cơ học vật lý: Tác động đè nén, ma sát, chấn thương, tai nạn,… có thể khởi động gen gây bệnh, hoạt hóa tế bào gây viêm, thúc đẩy các thành phần trung gian và dẫn đến tăng sinh tế bào sừng. Thống kê cho thấy, có khoảng 14% trường hợp khởi phát bệnh do chấn thương cơ học và vật lý.
- Viêm nhiễm: Các ổ viêm nhiễm do liên cầu khuẩn (viêm họng, viêm amidan) và virus ARN có men sao mã ngược có vai trò trong quá trình phát sinh và giai đoạn phát triển của vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng.
- Rối loạn chuyển hóa da: Da của người bị vảy nến có chỉ số sử dụng oxy cao hơn mức bình thường 400%. Tình trạng này thúc đẩy hoạt động tổng hợp ADN của lớp đáy, kích thích gián phân và tăng sinh tế bào thượng bì. Rối loạn chuyển hóa da dẫn đến tình trạng rút ngắn thời gian chu chuyển tế bào thượng bì còn lại 2 – 4 ngày (ở người khỏe mạnh là 20 – 30 ngày).
- Các yếu tố khác: Ngoài ra quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa đường đạm, suy giảm hệ miễn dịch, thể trạng suy nhược,…
Chẩn đoán vảy nến thể mảng bằng cách nào?
Vảy nến thể mảng được chẩn đoán chủ yếu qua vị trí thương tổn và biểu hiện lâm sàng. Sau đó bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán khác như:
- Mô bệnh học da: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sinh thiết mô da và quan sát dưới kính hiển vi. Hầu hết da của người bị vảy nến đều có hiện tượng dày sừng, á sừng và xốp bào. Hơn nữa, trong tế bào da xuất hiện IgG (kháng thể kháng lớp sừng) và yếu tố kháng nhân.
- Phương pháp cạo vảy Brocq: Đây là một trong kỹ thuật chẩn đoán đặc hiệu đối với bệnh vảy nến. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách dùng dao mổ hoặc thìa nạo cạo vảy da liên tục từ 20 – 100 lần. Bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện của da ở từng lần cạo để đưa ra chẩn đoán.
Vảy nến thể mảng là thể điển hình và dễ nhận biết. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:
- Á sừng liên cầu
- Á vảy nến
- Bệnh chàm khô
Các phương pháp điều trị vảy nến thể mảng hiệu quả hiện nay
Vảy nến thể mảng là bệnh lý lành tính, hầu hết chỉ gây thương tổn ngoài, ngứa ngáy nhẹ và không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng. Tuy nhiên bệnh có thể gây vướng víu, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết, điều trị vảy nến nói chung và vẩy nến thể mảng còn nhiều nan giải. Bởi phần lớn các loại thuốc và phương pháp mới chỉ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng tái phát chứ không thể điều trị dứt điểm.
Vì vậy để hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc, giảm nhẹ thương tổn ngoài da và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn nên luân phiên áp dụng các biện pháp y tế. Đồng thời cần kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ chăm sóc khoa học.
Chữa vảy nến thể mảng bằng thuốc
Vảy nến thể mảng là thể bệnh lành tính và hầu như chỉ gây tổn thương ngoài da. Vì vậy bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc bôi ngoài da để làm giảm vảy bong, cải thiện viêm đỏ và ngứa ngáy. Ở những trường hợp có tổn thương lan rộng và tái phát nhiều lần, có thể cân nhắc sử dụng thuốc uống khi cần thiết.
Các loại thuốc được dùng trong điều trị vảy nến thể mảng:
- Thuốc Goudron: Thuốc có tác dụng khử oxy, được chiết xuất từ than đá hoặc chưng cất thủy phân từ một số loại gỗ như gỗ cây thông. Loại thuốc này thường được dùng trong điều trị chàm, vảy nến nhằm làm tan nhiễm cộm, loại bỏ vảy bong và làm giảm tổn thương da. Tuy nhiên thuốc có mùi hắc, màu đen và có thể gây viêm nang lông nếu sử dụng dài ngày.
- Thuốc mỡ salicylic acid: Salicylic acid là hoạt chất có tác dụng bạt sừng, bong vảy và giảm hiện tượng á sừng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ đem lại hiệu quả với những trường hợp chưa xuất hiện thâm nhiễm và cứng cộm.
- Thuốc mỡ corticoid: Thuốc mỡ corticoid được sử dụng phổ biến trong điều trị vẩy nến thể mảng. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm vảy bong bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch. Tuy nhiên corticoid dạng bôi có thể gây giãn mạch, rạn da, mỏng da và nổi mụn trứng cá. Vì vậy hiện nay, loại thuốc này chỉ được dùng theo đợt (mỗi đợt kéo dài 20 – 30 ngày) và thường được chỉ định xen kẽ với các loại thuốc khác.
- Thuốc bôi Anthralin 0.1 – 0.3%: Thuốc Anthralin thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Thuốc có tác dụng khử oxy và ức chế enzyme điều hòa việc sử dụng men G6-PDH. Khi sử dụng thuốc, nên tránh tắm nước nóng sau khi thoa thuốc ít nhất 1 giờ đồng hồ và tránh để thuốc dây vào những vùng da nhạy cảm.
- Thuốc mỡ Calcipotriol: Calcipotriol là chất đồng đẳng với vitamin D3, có tác dụng biệt hóa tế bào sừng, ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, ức chế các chất tiền viêm và tác động vào tế bào lympho T. Loại thuốc này được chứng minh có hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với corticoid. Tuy nhiên thuốc mỡ Calcipotriol có thể để lại dát thâm kéo dài, nguy cơ tăng canxi huyết và chi phí cao hơn các loại thuốc khác.
- Thuốc uống Retinoid: Retinoid là dẫn xuất của vitamin A và được sử dụng khi vảy nến thể mảng lan tỏa trên phạm vi rộng. Thuốc hoạt động bằng cách biệt hóa tế bào, điều hòa quá trình tăng trưởng, làm chậm tăng sản tế bào biểu bì và bình thường hóa quá trình chuyển hóa của da. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng Retinoid dạng uống có thể gây viêm môi, rụng tóc, khô miệng, viêm kết mạc,…
- Thuốc kháng histamine tổng hợp: Thuốc kháng histamine tổng hợp thường được sử dụng để giảm ngứa và cải thiện thương tổn trên da. Loại thuốc này tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.
- Vitamin và viên uống bổ sung: Thực tế cho thấy, việc sử dụng các viên uống chứa vitamin H3, Biotin, Vitamin B12, C và A có thể cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng. Vì vậy ở những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với các viên uống bổ sung
Vảy nến thể mảng là một trong những thể lâm sàng lành tính và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, bác sĩ rất hiếm khi chỉ định các loại thuốc uống có khả năng ức chế miễn dịch như Cyclosporin A, Methotrexate,…
Quang hóa trị liệu (liệu pháp ánh sáng)
Quang hóa trị liệu là biện pháp sử dụng tia UV nhân tạo để biệt hóa tế bào, ức chế các chất tiền viêm và bình thường hóa quá trình chuyển hóa của da. Biện pháp này được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện thương tổn lâm sàng – đặc biệt là trong giai đoạn vượng và tái phát.
So với sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu có độ an toàn tương đối cao và ít gây độc lên cơ quan nội tạng. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi phỏng nước, ngứa, đỏ da, buồn nôn và tăng tốc độ lão hóa da.
Biện pháp khắc phục vảy nến thể mảng ngay tại nhà
Điều trị bệnh vảy nến thể mảng còn nhiều nan giải và khó khăn. Vì vậy song song với biện pháp y tế, bạn nên thực hiện một số cách khắc phục bệnh ngay tại nhà. Kết hợp biện pháp tại nhà với điều trị y tế giúp kiểm soát tổn thương, hạn chế tần suất sử dụng thuốc và giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.
Một số biện pháp khắc phục vảy nến thể mảng ngay tại nhà, bao gồm:
- Tắm/ ngâm nước ấm: Người bị vảy nến nên tắm nước ấm 1 lần/ ngày để làm mềm da và hỗ trợ loại bỏ vảy bong. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm dịu vùng da kích ứng, giảm viêm đỏ và ngứa ngáy.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng thường xuyên có thể hạn chế tình trạng da khô, bong vảy, viêm đỏ và nhiễm cộm. Ngoài tác dụng cấp ẩm, kem dưỡng còn chứa nhiều thành phần có lợi giúp tăng cường độ săn chắc của da, giảm tăng sinh tế bào thượng bì và phục hồi màng lipid.
- Phơi nắng 5 phút/ ngày: Vitamin D trong ánh nắng mặt trời được chứng minh là có tác dụng trong việc ức chế các chất tiền viêm và ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng. Vì vậy, tắm nắng 5 phút/ ngày trong khung giờ 6 – 9 giờ sáng có thể cải thiện thương tổn da và hạn chế vảy nến tái phát.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng thần kinh là yếu tố nội giới có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát và tiến triển của bệnh vảy nến. Để làm giảm thương tổn da, cần thực hiện các hoạt động giúp kiểm soát căng thẳng như giảm khối lượng công việc, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tập yoga,…
Chăm sóc & phòng ngừa vảy nến thể mảng tái phát
Vảy nến rất dễ tái phát, bởi vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn nên dự phòng tái phát với một số biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sau:
- Nên tránh tâm lý lo lắng, bi quan và căng thẳng kéo dài. Các yếu tố này có thể kích thích bệnh lan rộng, tiến triển phức tạp và hạn chế mức độ đáp ứng với điều trị.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Để loại bỏ vảy bong, nên ngâm da với nước ấm và massage nhẹ nhàng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt điều độ để nâng cao miễn dịch và thể trạng. Khi sức khỏe tổng thể được cải thiện, các triệu chứng do vảy nến thể mảng có xu hướng thuyên giảm đáng kể.
- Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trong điều trị vảy nến đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế các chất kích thích, rượu bia, cà phê và thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên cũng có thể hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh vảy nến. Vì vậy, bạn nên dành 30 phút/ ngày để thực hiện các bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng.
Vảy nến thể mảng là một trong những thể thường gặp của bệnh vảy nến. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thể bệnh này có đặc tính dai dẳng, mãn tính và gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Vì vậy bạn nên chủ động thăm khám, điều trị y tế và chăm sóc đúng cách để kiểm soát thương tổn ngoài da và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Xem thêm:
Vảy nến là một trong những dạng vảy nến thường gặp nhất, có nhiều người bị vảy nến thể mảng, nhất là người lớn. Tôi cũng bị vảy nến thể mảng nhưng dùng nhiều phương pháp mà vẫn ko khỏi. Cứ dùng thuốc thì khỏi, ngừng thì lại tái phát. Thật ko biết phải làm thế nào, sống chung vs nó có lẽ cũng là 1 cách. Nhưng nếu kéo dài ko chữa sau này mình sinh con, con dễ bị di truyền.
Chữa đi bạn ơi, mấy bệnh da liễu này có tính di truyền cao, nên bạn ko chữa sau này bé sinh ra cũng dễ mắc bệnh lắm, tội. Bạn chuyển dùng bài thuốc An Bì Thang xem đi, mình dùng và thấy đỡ, chỉ là hiệu quả ko được nhanh như Tây y thôi. Nhưng đổi lại dùng thuốc cảm nhận cơ thể khỏe mạnh hơn nhiều.
Dùng thuốc Tây dễ tái phát bệnh là đúng rồi, thuốc Tây chủ yếu điều trị triệu chứng thôi bạn à. Các bệnh khác như viêm họng, ho cũng thế, tập trung vào giải quyết triệu chứng hết. Mà nếu như thế thì khi có yếu tố thuận lợi thì bệnh sẽ lại tái phát. Mình dùng Tây y 1 thời gian thấy ko hết chuyển qua Đông y liền, mình hết bệnh 1 năm nay rồi đó.
Bạn dùng thuốc nào vậy ạ? chỉ cho mình với, mình cảm ơn trước nha.
An Bì Thang bạn ơi. Bài thuốc này được bào chế bởi chuyên gia mấy chục năm kinh nghiệm nên đảm bảo. Chứ ko giống nhiều phòng khám YHCT khác đâu. Cứ thử dùng đi bạn ạ, thuốc Đông y mình nói thật nó tốt lắm, bồi bổ cơ thể hiệu quả lắm luôn.
Căng thẳng nhiều cũng có thể gây bệnh vảy nến thể mảng đấy mọi người, các bệnh viêm da cũng thế như viêm da cơ địa nó cũng có liên quan đến stress, stress nhiều cũng là yếu tố khiến nó bùng phát. Bởi vậy mà các loại thuốc Đông y luôn có các vị có công dụng an thần để giúp người bệnh thoải mái ấy. Trước mình chả biết tí gì về Đông y, 2 năm trước bị vảy nến thể mảng bốc thuốc tại TT Da liễu Đông y VN mình mới thực sự tìm hiều về các vị thuốc. Các vị có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, giảm như sẽ gồm có ké đầu ngựa, tang bạch bì (vỏ của cây dâu tằm đó ạ), mật ong, bí đao, kim ngân (cây này tốt cho ai bị mày đay lắm), bồ công anh… Còn một số vị có khả năng dưỡng ẩm cho da như bí đao, rau má nữa… hay các vị có khả năng an thần, bổ huyết như hồng hoa… Mọi người cứ tìm hiểu kỹ mấy vị thuốc Đông y thì sẽ thấy cây cỏ nào cũng có thể làm thuốc được, quan trọng là ta dùng như thế nào thôi. chính vì vậy mà khi dùng bài thuốc An Bì Thang của TT này mình thấy khá là yên tâm. Không ngoài sự mong đợi, mình đã khỏi bệnh sau 4 tháng điều trị, 1 liệu trình trung bình sẽ là 3-4 tháng, 4 tháng là trường hợp nặng hơn tí cần dùng thêm thuốc. Đến giờ đã là 2 năm sau khi kết thúc liệu trình mình thấy cơ thể mình khỏe mạnh, không thấy triệu chứng bệnh tái phát.
Đúng là cây kim ngân chữa bệnh ngoài da rất tốt luôn. Cháu mình da nó hơi nhạy cảm, cứ thay đổi thời tiết là nổi mề đay, mẹ mình toàn lấy cả cành, cả lá kim ngân nấu nước cho nó uống, uống vài hôm là hết thôi. Đợt trước mình bị thủy đậu cũng lấy cây này + rạ lúa để nấu nước tắm, giảm ngứa và sạch da lắm. Có kim ngân trong bài thuốc An Bì Thang là tốt đó. =))
Thật à bạn ơi. Nhưng giờ kiếm kim ngân khó không nhỉ? Chắc chỉ có ở quê mới có.
Thật mà bạn, cây kim ngân giảm ngứa tốt lắm. Nếu bạn muốn mua thì ra hiệu thuốc hỏi mấy cô dược sĩ, họ thường hay biết những nơi bán thuốc nam lắm, mua ở đấy cho yên tâm, mua trên mạng sợ lắm, thảo dược kém chất lượng thì sợ lắm, ảnh hưởng tới sức khỏe, nó ko gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến mình khó chịu khi dùng ấy.
Tôi bị vảy nến thể mảng ở vùng khuỷu tay vì tôi có thói quen hay tì đè. Lúc đầu chỉ nghĩ là vết chai thôi vì nó khá nhỏ và ko rõ ràng, dần dần thì vùng da bị tì đè này có nhiều vảy trắng màu xà cừ hoặc trắng như sáp nến, nhìn ghê lắm. Được nhiều người mách nhỏ rằng tắm nước ấm tốt cho bệnh này nên từ đó mình thường xuyên tắm nước ấm, đôi khi bận quá thì chỉ dùng nước ấm rửa xung quanh vùng vảy nến để làm cho các vết vảy nến rời khỏi tay. Nhưng ko ăn thua, các mảng vảy nến vẫn lan rộng lại còn mẩn đỏ. Trong trường hợp này mình nên dùng thuốc gì để chữa mới tốt mọi người? Ai có cách gì chỉ giúp mình với ạ.
Bạn mua thuốc dưỡng ẩm về bôi đi, thuốc này giúp bạn cung cấp độ ẩm cho da giảm triệu chứng bong tróc vảy hiệu quả. nếu bạn chưa đi khám thì đi khám cái đã rồi bs kê thuốc bôi phù hợp cho, đừng tự ý đi mua. Giờ nhiều loại thuốc bôi lắm nên ko biết cái nào là phù hợp với mình đâu. với lại nhiều người bị ngứa dược sĩ hay kê thuốc có chứa corticoid để giảm nhanh triệu chứng, nhưng nó dễ khiến cho da bạn bị mỏng, giãn mạch…
Mình ở quê nên cũng chưa có thời gian rảnh để đi khám. Đi đi về về cũng mất bao nhiều thời gian, cứ tạm thời dùng mấy mẹo người thân mách. nhưng có vẻ phải đi khám rồi. Haizzz
Dành chút thời gian đi khám bạn à. Viện tỉnh cũng ok rồi, chứ ko phải ra các bệnh viện lớn như ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh đâu. Có bệnh phải khám trước mới chữa bạn à. Chúc bạn mau khỏi nhá.
https://vhea.org.vn/benh-vay-nen-co-nguy-hiem-khong-loi-khuyen-cua-chuyen-gia-de-dieu-tri-26143.html. Bạn thử đọc bài viết này xem nhé, mong sẽ giúp ích cho bạn. Mình thấy thuốc này đang được nhiều người tìm hiểu lắm. Tiện thể đọc kỹ hơn về sự nguy hiểm của vảy nến mà phòng.
Vảy nến thể mảng với vảy nến thể giọt thì cái nào nguy hiểm hơn mọi người, tôi còn chẳng thể phân biệt nổi đâu là loại vảy nến nào.
vảy nến thể giọt hay vảy nến thể mảng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, nhưng vảy nến thể mảng thường gặp nhiều hơn, trẻ con hay người lớn, người cao tuổi đều có thể bị hết.
Nguyên nhân:
– Vảy nến thể mảng: vảy nến thể mảng và các thể lâm sàng khác đều xuất phát di truyền (gen) dưới tác động của các yếu tố khởi động. Các yếu tố này kích thích gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6, hoạt hóa tế bào lympho T, dẫn đến bất thường trong quá trình miễn dịch và tăng sinh tế bào thượng bì. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể gồm: Căng thẳng thần kinh, viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa da, rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa đường đạm, suy giảm hệ miễn dịch, thể trạng suy nhược,…
– Vảy nến thể giọt:
+ Tổn thương trên da
+ Viêm họng liên cầu khuẩn
+ Viêm amidan
+ Căng thẳng
+ Tác dụng phụ của thuốc bao gồm thuốc chống sốt rét, thuốc beta (điều trị rối loạn nhịp tim).
Triệu chứng nhận biết:
– Vảy nến thể mảng:
+ Tổn thương là các mảng đỏ có kích thước từ 5 – 10cm hoặc hơn
+ Giới hạn rõ, nền cứng và nổi cộm hơn so với các thể khác
+ Bề mặt đám tổn thương có nhiều vảy trắng màu xà cừ hoặc trắng như sáp nến
+ Vảy trắng nhiều lớp, dễ cạo, dễ bong, khi cạo vụn tạo thành bột mịn màu trắng
+ Tổn thương có kích thước lớn hơn khi xuất hiện ở vùng ngực
+ Số lượng vảy nhiều và tăng sinh nhanh
+ Có khoảng 20 – 40% trường hợp gặp phải triệu chứng ngứa – nhất là trong giai đoạn tiến triển và da đổ nhiều mồ hôi.
– Vảy nến thể giọt:
+ Da xuất hiện những nốt nhỏ, màu đỏ nhìn giống hạt mưa hay nước mắt. Các hạt này có ranh rới rõ ràng nhưng không dày đặc như vảy nến thể mảng.
+ Các nốt đỏ xuất hiện trên cánh tay, chân, ngực,… nhưng không xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hay móng tay, móng chân như các dạng vảy nến khác.
+ Các nốt đỏ thường khởi phát vào mùa đông hoặc khi không khí khô và lây lan nhanh vào mùa hè.
Ở vảy nến thể mảng, yếu tố nguy cơ do viêm nhiễm là gì vậy ạ?
Đó là “các ổ viêm nhiễm do liên cầu khuẩn (viêm họng, viêm amidan) và virus ARN có men sao mã ngược có vai trò trong quá trình phát sinh và giai đoạn phát triển của vảy nến nói chung và vảy nến thể mảng nói riêng” đó bạn.
Cảm ơn bạn @huongtit nhiều ạ. Nếu thế thì mình bị vảy nến thể mảng rồi. Mình có một mảng đỏ, bong vảy trắng ở phần khuỷu tay khá là ngứa. Mình có sẵn hộp vaseline bôi vào nhưng không thấy đỡ. Trước nó chỉ một mảng nhỏ thôi, giống như vết chàm nhỏ ấy, dần dần nó lan rộng hơn.
Ở khuỷu tay là còn may đấy, nhưng vảy nến có thể gây nguy hiểm đấy nên bạn khám và điều trị sớm đi.
Vảy nến này dùng giấm táo là hết nhé mọi người, ko khó lắm đâu. Các thành phần trong giấm táo giúp khôi phục lại độ axit của da đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm, ngứa giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần pha giấm táo với một ít nước ấm và chà xát lên vùng da bị bệnh, massage nhẹ sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt. Mình áp dụng cách này và khỏi nên muốn mọi người biết nhiều hơn. Không phải cứ ai bị vảy nến đều phải dùng thuốc đâu.
Giấm táo thì mình cũng dùng rồi, thậm chí chữa bằng dầu oliu mình cũng dùng rồi nhưng ko khỏi. Chắc do cơ địa ko hợp nên vậy. Bôi thuốc Tây cũng vậy, cứ bôi thì khỏi, hết bôi lại ngứa, lại đỏ, cuối cùng phải dùng ĐÔng y. Đông y cũng ko biết có khỏi hẳn ko nhưng hiện tại thì thấy kết quả điều trị khả quan hơn trước rất nhiều. À, mình dùng bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y VN nhé.
Thuốc An Bì Thang này có phải sắc ko bạn ơi? Mình ngại sắc thuốc lắm, cứ thấy nó cồng kênh với lại nhiều người bảo sắc ko đúng nồi, ko đúng chuẩn thì ko có hiệu quả. Nghĩ đến là thấy ngại rồi.
Thuốc này ko phải sắc nhé bạn ơi, thuốc ở dạng cao chỉ cần pha với nước thật sôi lượng vừa đủ là được. Khi thăm khám bs sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng, nói chung là tiện lợi lắm, mang đi làm để uống đều được nhé!
Được biết AN Bì Thang bào chế ở dạng cao, liệu thuốc dạng cao có hiệu quả bằng thuốc sắc thông thường ko nhỉ? Chỉ sợ mất hết dược liệu thôi. Dạng cao thì tiện lợi đấy nhưng chất lượng chưa biết thế nào.
Thuốc dạng cao mình thấy có điểm lợi đó chính là nó được bào chế dưới dạng cô đặc, chỉ lấy các tinh chất thuốc, hầu hết thuốc được bào chế ở chu trình khép kín các khâu đạt tiêu chuẩn. Còn thuốc sắc thì trong quá trình đun có thể sẽ khiến tinh chất thuốc bay hơi nên, thậm chí thuốc sắc còn cần phải dùng đúng ấm để sắc. Mà hiệu quả thì thấy ok ạ vì mình dùng rồi. Bệnh của mình khỏi được mấy tháng rồi đó.
Thuốc dạng cao ở dạng cô đặc nên dược chất được giữ nguyên hơn so với sắc thuốc uống đó bạn. Nhưng không phải vì thế mà thuốc sắc ko tốt nhá. Nói chung là cả hai đều có hiệu quả tốt nhưng dược chất trong thuốc dạng cao sẽ phần nào đó cao hơn so với thuốc dạng sắc.
Tôi bị vảy nến thể mảng, da bị dát đỏ và rất ngứa. Tôi bị mấy năm nay và dùng nhiều cách nhưng không khỏi. Được biết bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu ĐÔng y VN tốt. Mọi người có ai biết địa chỉ và số điện thoại của TT ko ạ cho mình xin với. Cảm ơn mọi người nhiều ạ.
Chẳng biết bạn ở đâu nên cứ đưa 2 địa chỉ, chỗ nào gần với bạn hơn thì tới nha. Mình cũng đang dùng bài thuốc này và thấy tốt đó ạ. Chúc bạn mau khỏe nha. Cơ sở Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. SĐT/Zalo: 0972 196 616
Cơ sở Hồ Chí Minh: 48B Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. SĐT/Zalo: 0964 12 99 62
Mình thì chưa dùng An Bì Thang và cũng chả biết nó hiệu quả thế nào. Riêng mình thì dùng Tây y và khỏi vảy nến rồi. Đông y dùng tốn bao nhiêu thời gian còn chẳng được gì.
Mình đang dùng và có hiệu quả này, tùy người hợp với thuốc nào thôi bạn ơi, có phải ai dùng Tây y cũng khỏi và Đông y cũng khỏi đâu. Tùy tình trạng bệnh nặng nhẹ. Mình dùng thuốc Tây toàn bị tái lại sau vài tuần thôi, chứ chẳng nói tới 1 tháng, vài tháng. Còn Đông y – An Bì Thang thấy thoải mái mà triệu chứng giảm rõ rệt luôn.
Bạn này đúng kiểu nói phiến diện thực sự ấy, chưa dùng mà nói như đúng rồi ấy.Ko biết thì kệ đi đừng nói. Haizz, chán lắm thanh niên này.
Những ai dùng rồi mới biết bạn ạ, chưa dùng thì làm sao biết đc hiệu quả chứ.
Tôi bị vảy nến 4 năm nay, kiểu nó sang mãn tính rồi ấy, dùng thuốc bôi cũng chỉ một thời gian là tái lại. Ko biết giờ dùng Đông y thì bao nhiêu lâu thì sẽ khỏi nhỉ?Giờ mãn tính rồi nên muốn dùng Đông y cho khỏe người, ít ra ko khỏe cái này thì khỏe cái khác.
Cũng tùy cơ địa bạn có hấp thụ tốt thuốc ko, triệu chứng có nghiêm trọng ko bạn ơi. Thường thì sẽ đc kê thuốc vs liệu trình 3-4 tháng, như bài thuốc An Bì Thang mình dùng là vậy, nhưng tùy vào mỗi người có thể kéo dài hơn tận 5-6 tháng chẳng hạn. Nhưng như đúng bạn nói ấy, thuốc Đông y ko sợ tác dụng phụ, dùng thuốc còn khỏe người ra ấy. Nên không lo lắng như thuốc tây. Với lại thuốc ĐÔng y không khỏe chỗ này lại khỏe chỗ kia nhờ có nhiều công dụng.
Em cũng bị vảy nến 4 năm và dùng thuốc phải tận 4 tháng mới hết đó ạ. Nhưng được cái Đông y dùng ko lo tác dụng phụ, em uống thấy khỏe người hẳn ra luôn ấy. Ăn ngon ngủ kỹ hơn trước.Chị cứ dùng đi ạ. Nếu chọn Đông y thì phải chấp nhận thời gian dài.
Dùng Đông y phải theo quá trình ạ. Thường các bài thuốc sẽ dao động từ 3-4 tháng 1 liệu trình.
+ Tháng đầu tiên là thuốc sẽ giúp cơ thể giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm ngứa từ bên trong. Nhiều người dùng thuốc thời gian này thấy triệu chứng bệnh nặng hơn là do sự công thuốc trong cơ thể, nhưng vài ngày sẽ hết và triệu chứng giảm dần.
+ Sang tháng thứ 2, thứ 3, thứ 4… thì thuốc vẫn có khả năng tiêu viêm nhưng sẽ tăng sức đề kháng nhiều hơn. Việc tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể sẽ giúp cơ thể tự phục hồi, ngăn ngừa tái phát nữa.
=> Mọi người nên hiểu về ĐÔng y hơn để thấy cái hay của nó so với những phương pháp điều trị bệnh khác.
Úi, đúng rồi, em dùng thuốc An Bì Thang và khoảng mười mấy ngày đầu là em thấy triệu chứng bệnh tự nhiên nặng hơn, nhưng vài ngày sau thì thấy đỡ. Từ đó các triệu chứng cứ giảm dần. Giờ thì khỏi hẳn rồi ạ. Em ko ngờ thuốc lại tốt thế.
Mình lại ko bị tình trạng công thuốc, các triệu chứng cứ dần dần thuyên giảm thôi. Sua 3 tháng thì hết hẳn. Giờ được 1 năm điều trị rồi, mong ko tái lại.
Dùng Đông y tốt nhưng thời gian hơi dài, bạn phải kiên trì vào nhé.
Bác sĩ Nhuần có giỏi ko mọi người, sao nhiều người nhắc quá lại còn cho ra đời bài thuốc An Bì Thang nữa.
Bác sĩ Nhuần trước kia là Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Có hơn 40 năm kinh nghiệm. Trước bs còn khám bệnh phụ khoa nưa. Nói chung bs là bs CKII nên chữa được nhiều bệnh. Hiện tại bs là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Đính chính lại là bài thuốc AN Bì Thang là ko phải của mình bs Nhuần bào chế mà có cả bs Nguyễn Thị Nhặn, nhiều cộng sự khác nữa. Nói chung bs thuộc dạng “”cây đại thụ” trong chữa bệnh bằng ĐÔng y đó.
Bs Nhuần giỏi lắm nhé, chữa được cả bệnh phụ khoa, da liễu rồi mụn trứng cá nữa. Thuộc dạng đa khoa đó bạn. Mình trước có tới khám vs bác sĩ, ko chỉ giỏi mà còn thân thiện nữa.
Bác sĩ Nhuần ko những giỏi chuyên môn mà còn thân thiện, có trách nhiệm trong công việc nữa, tư vấn cho bệnh nhân tận tình lắm. Mình đi khám bệnh nhiều lần nhưng ít người như bs Nhuần lắm, được cả tâm lẫn tài.
Bị vảy nến thể mảng thì nên ăn gì và kiêng gì vậy mọi người? Cứ ăn tẹt ga cho nhanh khỏe nhỉ?
Bạn phải kiêng nhé, ko kiêng ko khỏi đâu:
– Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá… Cần thận trọng khi sử dụng các thức ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ.
– Không nên ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Thay vào đó bạn nên ăn rau xanh, rau củ giàu vitamin B12, đồ ăn giàu omega – 3, các thức ăn giàu kẽm…
Song song với đó thì để cho tâm trí thoải mái, tránh căng thẳng, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Ăn tẹt ga thì chữa cả năm cũng ko hết bạn nhé. Vảy nến nó ko giống với các bệnh khác, chế độ ăn uống ko phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn nữa ấy chứ. Nói chung là đi khám bạn phải hỏi rõ cần kiêng gì để biết đường mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Bị vảy nến hình như có bài tập vẩy tay có thể khỏi được hay sao ấy nhờ, mình nghe bảo là như vậy ko biết thực hư thế nào? Ở đây có ai biết ko ạ?
Có đấy bạn, mình cũng nghe nói nhưng ko biết có tốt không? Thấy bảo còn chữa được bệnh khớp nữa hay sao ấy. NHưng chắc đó chỉ là cách hỗ trợ thôi chứ điều trị sao được.
Mình cũng thắc mắc về bài tập vảy tay này, lên mạng tìm cái này cũng thấy nhiều nữa. híc. Ở đây chắc chưa ai tập quá…