Bệnh Tổ Đỉa Có Tự Khỏi Được Không, Bao Lâu Hết?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Được biết, tổn thương do bệnh lý này có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần nhưng có khả năng tái phát nhiều lần và chưa thể điều trị dứt điểm.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở bàn tay và bàn chân với triệu chứng cơ bản là da viêm đỏ, nổi nhiều mụn nước dày cứng, chìm sâu trong cấu trúc da, khó vỡ, kèm theo ngứa ngáy và nóng rát.

Tổ đỉa là một trong những thể bệnh có mức độ dữ dội và dai dẳng, đặc biệt là khi gãi hoặc chà xát. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng hiện nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.

Chàm tổ đỉa thường bùng phát mạnh vào mùa xuân – hè và có thể tự khỏi sau vài tuần (khoảng 3 – 4 tuần). Sau thời gian này, các mụn nước có xu hướng tự tiêu để lại vảy màu vàng rơm trên da. Khi bong vảy hết để lại nền da căng bóng và có màu hồng. Mặc dù có thể tự thuyên giảm nhưng bệnh lý này có khả năng tái phát cao và chưa thể điều trị hay phòng ngừa hoàn toàn

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Chàm tổ đỉa có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng tái phát nhiều lần và chưa thể điều trị hoàn toàn

Mặc dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, vướng víu, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lao động – học tập, sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, ngoại hình và yếu tố tâm lý. Hơn nữa tổn thương da không được chăm sóc còn nguy cơ bội nhiễm, tụ mủ và đau nhức.

Vì vậy, các bác sĩ Da liễu luôn khuyến khích điều trị chàm tổ đỉa trong giai đoạn bùng phát mạnh để ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa có thể cải thiện tổn thương da, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và hạn chế tần suất tái phát.

Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm mụn nước, cải thiện ngứa ngáy, viêm đỏ và giảm nguy cơ bệnh tổ đỉa tái phát, bao gồm:

1. Kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh

Tương tự các thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema, cơ chế khởi phát bệnh tổ đỉa có liên hệ mật thiết với cơ địa dị ứng dưới tác động của các yếu tố kích thích.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Xà phòng là một trong những yếu tố khởi phát và làm nghiêm trọng các triệu chứng của chàm tổ đỉa

Vì vậy để hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và tái phát nhiều lần, bạn nên kiểm soát các yếu tố khởi phát bệnh như:

  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, xà phòng, thuốc trừ sâu, dầu khoáng, hóa chất,…
  • Nấm kẽ chân, kẽ tay là một trong những yếu tố kích thích chàm tổ đỉa bùng phát. Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng da do nấm.
  • Không sử dụng nước uống có chứa niken và thức ăn có tiền sử dị ứng. Các chất kích thích trong nước và thực phẩm có thể thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh và giải phóng histamine vào da, gây nổi mụn nước, viêm đỏ, ngứa ngáy và nóng rát.
  • Các tác động cơ học như ma sát, đè nén, chấn thương, gãi cào,… cũng có thể kích thích triệu chứng của tổ đỉa khởi phát hoặc chuyển biến theo chiều hướng xấu.
  • Trong trường hợp tính chất công việc đòi hỏi tay, chân phải tiếp xúc nhiều với nước, xà phòng và hóa chất, nên cân nhắc thay đổi nghề nghiệp nếu có thể.

2. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bệnh tổ đỉa có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên không can thiệp chữa trị có thể khiến tổn thương da chậm lành, ngứa ngáy nhiều, rỉ dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây vướng víu khi sinh hoạt, làm việc.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng thuốc và can thiệp liệu pháp ánh sáng

Vì vậy trong giai đoạn bệnh khởi phát mạnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định mức độ bệnh lý và chỉ định loại thuốc phù hợp:

  • Dung dịch sát trùng: Các loại dung dịch sát trùng như bạc nitrat, hồ nước, tím Methyl,… được sử dụng khi mụn nước mới phát nhằm khử khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhóm thuốc này còn giúp tổn thương da khô thoáng và nhanh lành.
  • Thuốc bôi dạng kem/ mỡ: Khi mụn nước tiêu biến và ngưng rỉ dịch, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bôi dạng mỡ hoặc kem như corticoid, acid salicylic, kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để giảm viêm, bạt sừng, ức chế vi khuẩn và vi nấm.
  • Thuốc uống: Trong trường hợp tổn thương da gây ngứa ngáy nhiều, phù nề và nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm corticoid đường uống, thuốc kháng histamine H1, thuốc kháng nấm và kháng sinh.

Ngoài sử dụng thuốc, có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng để làm giảm tổn thương thực thể và các triệu chứng cơ năng do tổ đỉa gây ra. Liệu pháp này phù hợp với các trường hợp có đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc, bệnh tái phát nhiều lần và diễn tiến dai dẳng.

Thuốc Tây y thường có điểm thuận lợi là tác động nhanh vào triệu chứng của bệnh, nhờ đó mà cải thiện bệnh nhanh. Tuy nhiên, thuốc chỉ mới tập trung giải quyết triệu chứng chưa khắc phục được căn nguyên gây bệnh nên sau khi hết liệu trình thuốc tổ đỉa có thể quay lại bất cứ lúc nào. Mặt khác, thuốc dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến da nếu lạm dụng.

3. Cải thiện sức khỏe tổng thể

Căn nguyên của bệnh chàm nói chung và tổ đỉa nói riêng đều có liên quan đến cơ địa dị ứng. Khi hệ miễn dịch và thể trạng suy giảm, các yếu tố kích thích dễ dàng xâm nhập, hoạt hóa tế bào miễn dịch và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không
Ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Vì vậy để hạn chế tiến triển và tần suất bệnh tái phát, bạn nên cải thiện sức khỏe tổng thể với lối sống lành mạnh:

  • Nên ăn uống điều độ, đủ bữa và tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh, trái cây, nước lọc, thực phẩm giàu protein, Omega 3, ngũ cốc,…
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, trà đặc, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và chất bảo quản.
  • Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Vì vậy, nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 giờ đồng hồ/ ngày.
  • Thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga,… Hoạt động thể chất đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch và cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng.
  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh lao động quá sức hoặc lo lắng quá nhiều. Thực tế, căng thẳng thần kinh có thể khiến thể trạng suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm và kích thích các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Thay đổi một số thói quen xấu như hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?” và các biện pháp giúp kiểm soát, hạn chế bệnh tái phát. Đối với những trường hợp mụn nước tiến triển dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu.

Tham khảo thêm:

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận (50)

  1. Hồng Nhung says: Trả lời

    Mọi người ơi, thường bệnh tổ đỉa sẽ phải chữa trong bao lâu thì khỏi ạ. Em đang dùng thuốc Tây, có cả thuốc corticoid nữa, dùng thuốc thì đỡ mà hết thuốc một thời gian thì lại tái phát triệu chứng, cứ như thế này thì em ko biết khi nào mới khỏi bệnh. Em có nên chuyển hướng sang cách khác không ạ?

    1. Xuân says: Trả lời

      Thuốc Tây thì theo mình không nên dùng kéo dài vì các thành phần thường tiểm ẩn những tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc corticoid dễ bị bào mòn da, mỏng da, teo da… Còn thời gian điều trị bệnh thì tùy vào mỗi người, mức độ bệnh của bạn nhé.

    2. Hương Thủy says: Trả lời

      Tổ đỉa khó chữa khỏi lắm bạn ơi, phương pháp chữa hầu hết là giúp bạn kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát thôi. Nhưng thuốc Tay thì dễ phát lại lắm, cứ sau khi dùng thuốc khoảng vài tháng là bùng phát lại, có người sẽ lâu hơn nhưng tỉ lệ tái phát là cao. Bạn có thể chuyển qua Đông y ạ.

    3. Long says: Trả lời

      Nếu sợ tác dụng phụ của thuốc Tây thì chuyển sang thuốc Đông y được đó bạn ơi. Đông y an toàn mà lành tính, rất ít khi gặp tác dụng phụ, hầu hết là không ai bị tác dụng phụ cả.

  2. Phương Nga says: Trả lời

    Bị tổ đỉa là như thế nào mọi người, em nghe cái tên là sợ quá. Với tiện cho em hỏi luôn, dạo gần đây ở ngón tay em nổi mấy cái mụn nước, nhỏ thôi nhưng lại ăn sâu dưới biểu bfi da cứ không trồi hẳn lên trên. Cũng thi thoảng bị ngứa khó chịu lắm ạ.

    1. Toàn Phạm says: Trả lời

      Tổ đỉa rồi đó bạn, biểu hiện đặc trưng của tổ đỉa là mụn nước ẩn sâu dưới da có đường kính 1-2mm, nó có thể mọc rải rác hoặc mọc thành từng đám tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Tổ đỉa thì ngứa rồi khó chịu nữa. Bạn đi khám sớm đi nhé, chứ để lâu thì không tốt đâu.

    2. Lê Hân says: Trả lời

      Giống mình rồi, nhưng mình ở rìa bàn chân cơ, khó chịu cực kỳ, cứ có cảm giác cộm cộm, di chuyển cũng khó. Mình có dùng muối biển để ngâm chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 phút, lúc đầu thì cũng đỡ đấy nhưng sau thì vẫn thế. Nên giờ mình đang dùng thuốc Tây y. Cái bệnh này nó ám ảnh thực sự bạn à.

    3. Uyên says: Trả lời

      Em cũng dùng muối biển nhưng mà đỡ này, hay tại bệnh em còn nhẹ nhỉ.

    4. Toàn Phạm says: Trả lời

      Có thể do bệnh bạn nhẹ đó, mà bạn dùng trong bao lâu mà đỡ thế, mình dùng gần nửa tháng luôn á.

  3. Trung Trực says: Trả lời

    Tôi đã điều trị tổ đỉa ở tay được hơn 3 tháng nhưng mà vẫn chưa đỡ, giờ mình muốn chuyển sang Đông y thì có nên không nhỉ. Tay mình giờ ko chỉ ngứa mà còn da còn xuất hiện lớp dày sừng màu vàng nhìn rất mất thẩm mỹ.

    1. Nguyễn Thị Thương says: Trả lời

      Được nhé bạn ơi, Đông y có khi lại hợp với bạn đấy, nhưng chọn cho chuẩn nhé, giờ lắm địa chỉ do người Trung Quốc đứng tên lắm. Mình là tránh xa.

    2. Mộc Miên says: Trả lời

      Mình cũng sợ vậy, sợ thảo dược ko phải thảo dược mà là trộn với nhiều thuốc khác nhau thôi.

    3. Hòa Đinh says: Trả lời

      Nếu chữa Đông y bạn có thể tham khảo bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nhé. Bài thuốc này được bào chế ở dạng cao tiện dụng, tiết kiệm thời gian.

  4. Hà Tươi says: Trả lời

    Tôi thấy mọi người hay chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian lắm nhưng lại chả mấy ai đi thăm khám tử tế cả. Thật không biết như thế nào. Tôi đang có dấu hiệu tổ đỉa và muốn dùng phương pháp dân gian mà sợ chưa dám.

    1. Hồng Linh says: Trả lời

      Cách gì thì gì vẫn cứ phải thăm khám trước mới được dùng. Dân gian cũng có điểm hạn chế của nó đấy chứ không phải là an toàn cả đâu. Đợt mình đi khám được chẩn đoán tổ đỉa hỏi bác sĩ rằng có được dùng mẹo để vệ sinh tay ko bác sĩ bảo được, nhưng phải cẩn thận nếu không sẽ bị bội nhiễm. Hồi đó mình chỉ dám lấy lá đào để ngâm rửa cùng với thuốc bác sĩ kê. Ấy thế mà sau vài tháng dùng thuốc bệnh mình đỡ đấy.

    2. Hà Tươi says: Trả lời

      Thế thì may quá, mình chưa dám dùng luôn dù triệu chứng đang ngứa và khó chịu cực kỳ.

      1. Hồng Linh says: Trả lời

        Thế thì bạn nên đi khám xem sao nhé, cẩn thận vẫn hơn, cách nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ nếu dùng ko đúng và sai cách đấy. Chúc bạn sớm khỏi nha.

  5. Thiên Kim says: Trả lời

    Rìa bàn chân mình đợt trước tự nhiên xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ, có chỗ lại mọc thành cụm rất ngứa, đi khám bác sĩ cũng bảo là tổ đỉa nhưng mình uống được trong 20 ngày thấy đỡ được khoảng chừng 1 tháng thì mấy ngày trở lại đây các triệu chứng đấy lại xuất hiện. Mình sợ chả dám dùng thuốc Tây nữa, sợ bệnh sẽ lại tái phát nếu ngưng thuốc. Giờ không biết áp dụng cách nào để điều trị bệnh tận gốc đây.

    1. Nguyễn Phương Yến says: Trả lời

      Hay chuyển Đông y đi bác ơi, bố của bạn em trước cũng bị tổ đỉa và dùng thuốc Đông y khỏi bệnh mấy năm nay rồi. Chứ đợt trước khổ sở luôn, không đi nổi vì đau, nốt mụn cộm phía dưới. Nói chung bác ấy cũng chữa ở nhiều nơi nhưng may mắn lại khỏi ở địa chỉ Đông y chứ. Em ko biết địa chỉ, em chỉ gợi ý cho bác thế thôi ạ.

    2. Tú Nguyễn says: Trả lời

      Bị tổ đỉa ở chân là một nỗi ám ảnh của mình 3 năm trước, lúc đó những nốt mụn nước cứ mọc lên từ đầu bàn chân đến gần gót chân, khó chịu thực sự. Dùng thuốc tây và mẹo dân gian đủ cả nhưng đâu rồi lại vào đấy. Mình đắn đo mãi rồi cuối cùng đã chọn trung tâm Da liễu Đông y VN ở 123 Hoàng Ngân để điều trị. Mình được bác sĩ Nhuần thăm khám và điều trị bệnh, kê đơn thuốc 4 tháng về dùng. Thuốc có cả dạng uống, bôi và ngâm rửa khá là tiện dụng. Dùng thuốc hết tháng đầu tiên là thấy tình trạng bệnh cải thiện hẳn, ngứa ngáy ko còn nhiều và dễ chịu hơn, cơ thể cũng nhẹ nhàng hơn. Giờ đã hơn 2 năm rồi mình vẫn không thấy triệu chứng tổ đỉa xuất hiện.

    3. Thiên Kim says: Trả lời

      Uống thuốc Đông y có bị tác dụng phụ không bạn ơi, nhiều người bảo dễ bị buồn nôn, đau bụng lắm.

    4. Thu Ngân says: Trả lời

      Đau bụng, buồn nôn là do thuốc kém chất lượng đó ạ, chứ thuốc đảm bảo thì ko đâu. Hoặc do bạn dị ứng với thuốc Đông y ko uống được. Nên bạn có thể yên tâm nhé.

  6. Trịnh Thị Nhi says: Trả lời

    Không biết mọi người như thế nào chứ mình dùng lá trầu không để chữa tổ đỉa khoảng hơn 1 tháng là hết này. Cũng không phải dùng thuốc Đông y hay Tây y gì cả.

    1. Hà Tú Nguyên says: Trả lời

      Bạn dùng kiểu gì mà lại khỏi được đó bạn ơi? Sao người ta không khỏi được, phải dùng thuốc mới hết, thậm chí nó còn tái phát nhiều lần kia. Chú nhà mình dùng thuốc mãi chưa khỏi này.

    2. Trịnh Thị Nhi says: Trả lời

      Mình cũng áp dụng như mọi người hay mách thôi ạ, lấy một ít lá trầu không, rửa sạch rồi vò nát nấu sôi, để nguội bớt rồi ngâm rửa khoảng 10-15 phút. Nhưng sau đó mình đi khám lại thì bác sĩ bảo có thể do bệnh của mình nhẹ, nốt mụn mọc chưa nhiều nên dùng cách đó có hiệu quả. Mà bạn nhớ dùng lá trầu không sạch nhé.

    3. Hà Tú Nguyên says: Trả lời

      Cũng có thể đó bạn vì chú mình dùng mà chỉ thấy triệu chứng thuyên giảm chứ ko hết, giờ đang phải dùng thuốc Đông y này, mong là khỏi chứ nhìn khổ sở lắm, chú lại là lao động chính của gia đình nữa.

      1. Lê Lan says: Trả lời

        Bạn ơi, chú bạn dùng thuốc Đông y ở đại chỉ nào thế ạ, chỉ mình với. Mình cũng bị tổ đỉa lâu năm mà dùng cách nào cũng ko khỏi.

        1. Hà Tú Nguyên says: Trả lời

          Bạn cứ đến Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam thăm khám nhé, chú mình khám và lấy thuốc ở đấy. Mình cũng ko rõ là thuốc như thế nào. Chúc bạn sớm khỏi bệnh nhé!

  7. Lưu Thị Thỏa says: Trả lời

    Nếu muốn trị tận gốc thì nên dùng Đông y chứ mọi người, mấy phương pháp kia chỉ tập trung giải quyết triệu chứng bệnh thôi. Tôi dùng rồi nên tôi cảm nhận được ấy. Mẹo dân gian như lá trầu không, tỏi, nước muối biển thường chỉ giúp làm dịu nhẹ triệu chứng thôi, ko trị được tận gốc. Thuốc Tây y cũng thế, dù có thuốc uống như vẫn khó kiểm soát tốt bệnh, đặc biệt lại dễ gây tác dụng phụ. Còn Đông y, mình dùng bên 123 Hoàng Ngân, thuốc ở dạng cao nên cái đầu tiên là tiện lợi, thuốc uống Đông y có công dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết; thuốc bôi thì làm dịu da; còn thuốc ngâm rửa thì giúp sát khuẩn, làm sạch da… Chỉ sau 1 tháng điều trị là tình trạng bệnh của mình đỡ hẳn luôn. Sau 4 tháng thì hoàn toàn hết triệu chứng luôn. Tuy nhiên, nếu muốn bệnh ko tái phát bạn phải tránh xa mấy tác nhân dễ gây bùng phát bệnh nhé, dù là cách chữa có tốt đến đâu thì nếu không chăm sóc tốt sau điều trị thì vẫn tái phát thôi.

    1. Trịnh Vy says: Trả lời

      Bạn nói đúng ý mình, mình cũng là người tìm hiểu về mấy phương pháp điều trị nhất là Đông y. Đông y tuy điều trị tận gốc được nhưng nếu mà ko chăm sóc kỹ, ko tránh xa những tác nhân gây bệnh thì bệnh vẫn có thể tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Bản thân mình đã từng như vậy, bị viêm da dị ứng , dùng thuốc khỏi xong rồi nhưng tiếp xúc với một số dị nguyên thì bệnh lại phát trở lại. Nhưng may rút kinh nghiệm kịp thời lần sau ko như vậy nữa nên bệnh được kiểm soát mấy năm nay rồi.

    2. Thường says: Trả lời

      Có cảm giác khi bệnh tái phát thì mức độ nó lại nặng hơn lần trước hay sao ấy mọi người.

  8. Hiền Nguyễn says: Trả lời

    Dùng gừng trị tổ đỉa liệu có sợ bị nóng da không mọi người, gừng tính ấm mà, em đang định dùng mẹo này. Mọi người tư vấn em với ạ.

    1. Loan Loan says: Trả lời

      Được bạn ơi, nhưng cứ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đã, hoặc những người có kinh nghiệm trong chữa bệnh viêm da này. Gừng thì lành tính nên cũng sẽ ko ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    2. Lường Thị Hoa says: Trả lời

      Mình đã dùng và không sao nhé bạn ơi, gừng có tính ấm, có khả năng chống viêm, giảm ngứa nên ngâm vùng da bị tổ đỉa với gừng dễ chịu lắm. Nhưng bạn đừng ngâm nước nóng nhé, phải pha thêm nước lạnh cho nước ấm ấm hẵng ngâm.

    3. Hiền Nguyễn says: Trả lời

      Dạ em cảm ơn mọi người đã tư vấn cho em ạ. NHà em thì ở nông thôn nên mấy cái này sẵn lắm. =))

  9. Hùng Cường says: Trả lời

    Cái khó và cái ghét nhất của bệnh tổ đỉa là bệnh dễ tái phát, kiểu nó theo cơ địa nên dù có khỏi thì nếu tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh thì vẫn có thể tái phát trở lại. Không ít người vì vậy đã phải chịu cảnh sống chung với tổ đỉa rồi.

    1. Lan Anh says: Trả lời

      Không riêng tổ đỉa đâu bác ơi, viêm da cơ địa của tui cũng vậy này. Nó liên quan đến cơ địa nên khó dứt điểm lắm, cứ có yếu tố thuận lợi là sẽ tái phát vào bất cứ thời điểm nào. Hầu hết các phương pháp hiện nay cũng chỉ dừng ở mức kiểm soát bệnh và ngăn ngừa tái phát. Nhưng ít người biết điều này lại cứ nghĩ bệnh sẽ chữa được dứt điểm.

    2. Phượng says: Trả lời

      Đúng rồi, chủ yếu cách điều trị là giúp kiểm soát bệnh và ngăn ko cho tái phát. Nhưng nếu để chọn lựa mình sẽ chọn Đông y để chữa. Đơn giản phương pháp này mang lại ít rủi ro và tác dụng lâu dài nếu chọn đúng bài thuốc và cơ địa mình phù hợp. Chọn sai thì cũng như không.

  10. Nguyễn Thanh Mẫn says: Trả lời

    Hồi tôi bị tổ đỉa tôi đã sụt 3 ký chỉ trong vòng 2 tháng vì các triệu chứng bệnh quá khó chịu, ngứa ngáy nhất là vào buổi tối khiến cho tôi bị mất ngủ, không thể yên giấc. Đi làm thì cũng như một cực hình, tôi làm ở công trường lại tiếp xúc với xi măng và hóa chất nhiều nên các triệu chứng càng trở nên khó chịu. Áp dụng nhiều cách mà vẫn ko khỏi, giờ đây sau 3 năm kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên tôi vẫn đang phải chịu đựng nó. Cứ khỏi một thời gian lại tái phát. Tôi phải làm sao đây mọi người?

    1. Bùi Thị Linh says: Trả lời

      Khi bị bệnh và dùng thuốc bạn có kiêng khem gì không bạn ơi, môi trường làm việc cũng như chế độ ăn uống cũng là yếu tố khiến bệnh của bạn khó được kiểm soát đấy.

    2. Nguyễn Thanh Mẫn says: Trả lời

      Khi bị tổ đỉa mình vẫn làm việc ở công trường bạn à. Gần đây thì thấy khó chịu quá với lập gia đình rồi nên mình đã chuyển việc khác. Hồi đó cũng chả biết phải kiêng gì nên cứ ăn uống bình thường thôi ạ.

      1. Bùi Thị Linh says: Trả lời

        Như thế thì bệnh dễ tái phát lắm, mấy bệnh viêm da phải kiêng kỹ ấy, cô bạn mình làm tóc tiếp xúc với hóa chất rồi cũng bị viêm da cơ địa mà khổ sở mất mấy năm mới hết đó.

    3. Nguyễn Thanh Mẫn says: Trả lời

      Bạn của bạn áp dụng cách nào vậy ạ? Có thể chỉ cho mình được không, chứ sống chung với nó mình đôi lúc cảm thấy cuộc sống mệt mỏi quá.

      1. Bùi Thị Linh says: Trả lời

        Bạn mình dùng thuốc Đông y bạn à, nó dùng gần nửa năm đấy, hồi đó mình đưa nó đi khám hình như là ở 123 Hoàng Ngân bạn ơi.

  11. Nga Hà says: Trả lời

    Chàm tổ đỉa này có lây không nhỉ, nhìn da chân, da tay bị bệnh mà cứ tưởng bị ghẻ chẳng dám đến gần ai vì sợ bị lây.

    1. Thế Anh says: Trả lời

      Không lây đâu bạn ơi, nó liên quan đến yếu tố di truyền, cơ địa, hễ miễn dịch thôi chứ ko do virus hay vi khuẩn gây ra nên tiếp xúc thông thường là ko lây đâu ạ. Chỉ sợ ko điều trị kịp thời, dứt điểm sau này con bạn dễ mắc phải lắm.

    2. Dương Dương says: Trả lời

      Thoải mái đi bác, bệnh này ko có lây giống thủy đậu đâu, nó chỉ là tổn thương ngoài da, cũng ko phải do virus gì cả.

  12. Nguyễn Tình says: Trả lời

    Tổ đỉa không lây nhưng không phải ko nguy hiểm, vì nếu chúng ta cứ cào gãi thường xuyên, gãi mạnh, làm vùng da bị bệnh bong tróc rồi ko chăm sóc cẩn thận thì có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng, biến dạng móng, nhất là tạo tâm lý tự ti nữa.

    1. Minh Thùy says: Trả lời

      Trước kia mình bị tổ đỉa ở tay, ngón tay mọc chi chít những mụn nước, ngứa vô cùng, đi học đưa tay lên gãi mấy đứa bạn nó trêu rằng mình bị ghẻ. Từ hồi đấy cứ thu lu vào một góc ko chơi với ai. May mắn là bệnh được chữa khỏi rồi, thật là những tháng ngày ám ảnh.

    2. Nguyễn Tình says: Trả lời

      Chỉ những người bị rồi mới hiểu thôi, nhìn bên ngoài thì người ta ko biết những người bị tổ đỉa phải chịu những gì. Không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, mất ngủ, trằn trọc, tự ti về bản thân…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *