Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không, Làm Sao Phòng Ngừa?

Bệnh tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nghiên cứu cho thấy, bệnh chủ yếu di truyền từ cha mẹ sang con cái. Hiện nay, không có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể giảm tần suất bệnh tái phát bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, nâng cao sức khỏe tổng thể và chăm sóc da đúng cách.

Bệnh tổ đỉa có lây không
Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mãn tính, điển hình bởi sự xuất hiện của các mụn nước khu trú ở bàn tay và bàn chân. Tổn thương da đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, đôi khi gây sưng nóng và đau rát nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nghiên cứu di truyền học và mô bệnh học, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng và phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Các yếu tố này thường bị kích thích và làm phát sinh tổn thương lâm sàng do một số tác nhân khởi động như nhiễm trùng, dị ứng thuốc, hóa chất, căng thẳng, tăng tiết mồ hôi,…

bệnh tổ đỉa có bị lây không
Chàm tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm mà chủ yếu di truyền từ cha mẹ sang con cái

Tương tự các bệnh da liễu mãn tính khác, chàm tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Thống kê cho thấy, người bị tổ đỉa thường có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các thể chàm khác như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Do căn nguyên chưa được làm rõ nên hiện nay không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm tổ đỉa. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần.

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ bệnh tái phát với một số biện pháp sau:

1. Tránh tiếp xúc với hóa chất và xà phòng

Hóa chất và xà phòng được xác định là có vai trò trong cơ chế phát bệnh chàm tổ đỉa. Các yếu tố này có thể gây hư hại tế bào sừng khiến da suy giảm chức năng đề kháng, tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập và bùng phát tổn thương lâm sàng.

Hơn nữa, các trường hợp khởi phát bệnh do hóa chất có thể đi kèm với tổn thương da dạng viêm da tiếp xúc kích ứng. Ở những trường hợp này, mụn nước thường nổi cộm trên bề mặt da, chứa dịch trong suốt và có kích thước lớn hơn so với tổ đỉa thông thường.

bệnh tổ đỉa có lây không
Tiếp xúc với xà phòng có thể khiến da tổn thương và kích thích bệnh tổ đỉa bùng phát

Vì vậy bạn nên thực hiện một số biện pháp giúp hạn chế tiếp xúc với hóa chất và xà phòng:

  • Xem xét bảng thành phần của các sản phẩm làm sạch da và loại trừ sản phẩm chứa độ pH cao, có chất bảo quản và thành phần dễ gây kích ứng.
  • Sử dụng bao tay khi giặt đồ, rửa chén và dọn dẹp nhà cửa.
  • Mang ủng khi làm vườn hoặc phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Nếu tính chất công việc yêu cầu phải tiếp xúc với hóa chất và xà phòng thường xuyên, nên cân nhắc thay đổi công việc (nếu có thể).

Xà phòng và hóa chất là yếu tố kích thích chính trong cơ chế khởi phát bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên nhân khác như nấm mốc, mạt bụi, lông chó mèo, kim loại, thức ăn gây dị ứng, thuốc, côn trùng,…

2. Giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách

Chàm tổ đỉa có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa xuân hè và giảm nhẹ vào mùa thu đông. Nguyên nhân là do nhiệt độ và độ ẩm cao khiến da bài tiết nhiều mồ hôi và kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch.

bệnh chàm tổ đỉa có lây không
Dưỡng ẩm đều đặn giúp cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc và tăng chức năng đề kháng của da

Vì vậy để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, chú trọng làm sạch vùng da ở lòng bàn tay, bàn chân và các kẽ tay, kẽ chân. Nếu da bài tiết quá nhiều mồ hôi, bạn nên ngâm rửa tay chân với nước muối pha loãng 1 lần/ ngày.
  • Hạn chế mang giày thể thao và giày tây khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời nên thay vớ mỗi ngày.
  • Ưu tiên mang giày sandals và dép kẹp để giữ vùng da chân khô ráo và thông thoáng.
  • Với những người bị rối loạn bài tiết mồ hôi, nên sử dụng bột talc để giảm mồ hôi, khử mùi, hạn chế nhiễm nấm và kích thích tổ đỉa bùng phát.
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm cho tay và chân 1 – 2 lần/ ngày tùy vào tình trạng da và yếu tố thời tiết. Sử dụng kem dưỡng đều đặn có tác dụng làm mềm, nuôi dưỡng các tế bào hư tổn và tăng cường chức năng đề kháng cho da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh nhằm giữ ẩm cho làn da và hạn chế tình trạng nứt nẻ, bong tróc,…
  • Nên hạn chế các tác động cơ học như gãi cào, ma sát, đè nén,… Tác động cơ học có thể khiến da chảy máu, xây xước và bùng phát các vấn đề da liễu.
  • Cắt ngắn móng tay và móng chân để tránh bụi bẩn và mồ hôi tích tụ. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp hạn chế nấm da và tổ đỉa tái phát.

3. Tăng cường sức khỏe tổng thể

Hệ miễn dịch suy yếu và căng thẳng thần kinh là điều kiện thuận lợi để chàm tổ đỉa và các thể chàm – eczema khác bùng phát. Vì vậy bên cạnh việc chăm sóc da và cách ly với yếu tố kích thích, bạn nên cải thiện sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch.

bệnh chàm tổ đỉa có lây không
Ăn uống điều độ giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ chàm tổ đỉa tái phát

Các biện pháp giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe:

  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế stress.
  • Nếu gặp phải các vấn đề tâm lý, bạn nên dành thời gian trò chuyện với người thân, chơi với thú nuôi, ngủ đủ giấc, nghe nhạc và đọc sách để giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực.
  • Nên ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
  • Dành 15 – 30 phút/ ngày tập thể dục để nâng cao sức khỏe và giảm căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn tác động tích cực đến hệ miễn dịch và điều hòa các phản ứng quá mẫn của cơ quan này.
  • Nên giữ tâm lý lạc quan, tích cực, tránh lo âu và căng thẳng quá mức.
  • Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để hạn chế dùng các loại thuốc có khả năng dị ứng cao hoặc các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch.

Có thể thấy, bệnh tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm mà chủ yếu di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bệnh lý này có tiến triển mãn tính, dai dẳng và tái phát thường xuyên. Vì vậy bên cạnh điều trị y tế, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *