Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy và cách chữa an toàn

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy thường xảy ra do tăng cân quá nhanh, duy trì một tư thế ngủ trong thời gian dài, nội tiết tố bất ổn,… Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi nhưng đau vai gáy kéo dài có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, sụt cân và ăn ngủ kém. Chính vì vậy, nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục an toàn để kiểm soát và phòng ngừa cơn đau tái phát.

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy
Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy do đâu? Làm sao để cải thiện?

Dấu hiệu đau mỏi vai gáy khi mang thai

Mang thai là thời điểm mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Chính vì vậy trong thời điểm này, cơ thể dễ bị đau nhức, mệt mỏi, nhiễm trùng và tâm lý bất ổn. Một trong những vấn đề thường gặp nhất trong thời gian mang thai là đau mỏi vai gáy.

Đau vai gáy là hội chứng tương đối phổ biến xảy ra khi cơ, xương, dây chằng và dây thần kinh ở vùng cổ, bả vai và gáy bị chèn ép, hư hại và tổn thương. Hội chứng này thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng và phụ nữ mang thai.

Đau mỏi vai gáy khi mang thai đặc trưng với các triệu chứng sau:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
  • Vùng cổ và vai đau nhức, ê mỏi
  • Cơn đau có xu hướng nặng hơn khi vận động, cúi hoặc xoay cổ và giảm dần khi nghỉ ngơi
  • Theo thời gian, tình trạng đau nhức có thể lan ra toàn bộ vùng lưng trên, bả vai, cánh tay và bàn tay
  • Đôi khi đi kèm với triệu chứng nóng ran, tê bì, châm chích và rối loạn cảm giác
  • Cổ tê cứng và gặp khó khăn khi vận động
  • Một số mẹ bầu có thể bị chóng mặt, đau đầu và hoa mắt

Tình trạng đau nhức vai gáy ở mẹ bầu thường không có tính đồng nhất do phụ thuộc thể trạng và nguyên nhân cụ thể. Đa phần thai phụ đều chỉ đau mỏi, tê bì nhẹ và triệu chứng thường tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên một số mẹ bầu có thể bị đau nhiều, gáy cổ cứng và gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt.

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy – Do đâu?

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là do nội tiết tố bất ổn, tăng cân quá nhanh, lười vận động và duy trì một tư thế ngủ trong thời gian dài. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể bị đau mỏi, tê bì và cứng cổ gáy do lười vận động, ăn uống thiếu chất hoặc do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp mãn tính.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy:

1. Thay đổi nội tiết tố đột ngột

Khi mang thai, buồng trứng có thể tăng sản xuất hormone progesterone nhằm giữ bào thai trong buồng tử cung và ngăn chặn tử cung co bóp quá mức (gây sảy thai). Ngoài ra, hormone này còn có vai trò tăng huyết động mạch, đảm bảo quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cho thai nhi, tạo nút nhầy ở cổ tử cung giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bảo vệ thai nhi.

hiện tượng đau vai gáy khi mang thai
Hormone thay đổi đột ngột chính là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy, đau lưng,… khi mang thai

Tuy nhiên, hormone progesterone tăng đột ngột có thể khiến cơ vùng cổ và thắt lưng bị chùng xuống gây đau nhức, tê bì và cứng cổ. Ngoài ra, ảnh hưởng của hormone này còn gây ra cơn đau ở vùng thắt lưng, khớp háng và khớp gối.

2. Duy trì 1 tư thế ngủ trong thời gian dài

Áp lực từ bụng bầu khiến thai phụ có thói quen duy trì một tư thế ngủ trong thời gian dài. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây chèn ép lên vùng cơ bả vai, dây thần kinh liên sườn, đốt sống, khớp háng và gây đau mỏi vai gáy, đau khớp háng, thắt lưng,…

Đau mỏi vai gáy do tư thế ngủ thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Nếu không cải thiện, cơn đau có thể gia tăng mức độ theo thời gian gây cứng cổ, khớp bả vai và làm giảm khả năng vận động.

3. Tăng cân quá nhanh

Tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề xương khớp trong thời gian mang thai. Trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột làm tăng áp lực lên cơ vùng cổ, đốt sống, dây chằng và các dây thần kinh xung quanh. Vì vậy từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu dễ nhận thấy cơn đau khởi phát ở vùng cổ, thắt lưng, khớp háng và khớp gối.

hiện tượng đau vai gáy khi mang thai
Đau vai gáy khi mang thai cũng có thể là hệ quả do thai phụ tăng cân quá nhanh

Tăng cân quá nhanh thường xảy ra ở những thai phụ ăn uống quá mức, không cân chỉnh lượng thực phẩm phù hợp với thể trạng và giai đoạn phát triển của thai nhi. Ngoài ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, thói quen này còn làm tăng áp lực lên dạ dày và đường ruột.

4. Thói quen lười vận động

Thân hình nặng nề khi mang thai chính là “rào cản” khiến mẹ bầu lười vận động và không tập thể dục thường xuyên. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, thói quen lười vận động có thể khiến các cơ, đốt sống và khớp thiếu linh hoạt, dễ tổn thương và đau nhức do trọng lượng cơ thể đè nén.

Hơn nữa, thói quen này còn khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, không có đủ sức khỏe và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.

5. Không giữ ấm cơ thể

Khác với người bình thường, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy nếu thường xuyên có thói quen tắm nước lạnh và không giữ ấm cơ thể khi di chuyển ngoài trời, mẹ bầu có khả năng bị đau nhức khớp gối, thắt lưng và đau mỏi vai gáy.

Tiếp xúc với không khí và nước lạnh có thể làm co mao mạch, giảm lưu lượng máu tuần hoàn gây co cứng cơ, kích thích dây thần kinh và làm bùng phát tình trạng đau nhức. Đau mỏi vai gáy do nhiễm lạnh thường có tính chất dai dẳng và âm ỉ.

6. Ăn uống thiếu chất

Đau mỏi vai gáy khi mang thai cũng có thể là hệ quả do ăn uống thiếu chất. Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu cần cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhằm đảm bảo nhu cầu của cơ thể và thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên nếu ăn uống thiếu chất, mẹ bầu có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến thể trạng suy nhược, xương khớp đau nhức và tê mỏi.

7. Biểu hiện của bệnh xương khớp mãn tính

Ngoài những nguyên nhân thông thường, bà bầu bị đau mỏi vai gáy còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau:

hiện tượng đau vai gáy khi mang thai
Trong một số ít trường hợp, đau mỏi vai gáy có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp mãn tính

Cách chữa bà bầu bị nhức mỏi vai gáy an toàn

Đa phần bà bầu bị nhức mỏi vai gáy đều do những nguyên nhân thông thường. Nếu kịp thời thay đổi tư thế sai lệch và điều chỉnh thói quen xấu, cơn đau có thể thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn. Trong trường hợp triệu chứng tiến triển dai dẳng và có mức độ nặng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng thuốc. Chính vì vậy, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa tham vấn y khoa – kể cả thuốc dạng bôi, dán hoặc xịt. 

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện đau mỏi vai gáy an toàn mẹ bầu có thể áp dụng:

1. Sử dụng gối ngủ và đai nâng đỡ bụng bầu

Dùng đai nâng đỡ bụng bầu và gối ngủ giúp làm giảm áp lực từ thai nhi lên ổ bụng, cơ vai, đốt sống thắt lưng và khớp háng. Ngoài ra, các dụng cụ hỗ trợ này còn giúp mẹ bầu dễ dàng thay đổi tư thế khi ngủ, tránh tình trạng khó thở, đau nhức và mệt mỏi.

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy
Dùng gối ngủ dành riêng cho bà bầu giúp thai phụ dễ dàng thay đổi tư thế ngủ và giảm đau vai gáy

Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể dùng đai nâng đỡ bụng bầu để làm giảm áp lực và mức độ chèn ép của thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ. Sử dụng dụng cụ này giúp mẹ bầu dễ dàng đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

2. Giảm đau bằng các biện pháp an toàn

Ngoài ra để giảm nhanh tình trạng đau mỏi, cứng cổ gáy và tê bì, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau an toàn như:

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy
Massage vùng cổ giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau nhức và tê cứng cổ
  • Chườm nóng/ chườm lạnh: Chườm nóng/ chườm lạnh là biện pháp giảm đau an toàn và đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt. Nếu bị đau mỏi vai do nhiễm lạnh, mẹ bầu nên chườm túi nóng hoặc khăn ấm lên vùng vai nhằm thư giãn cơ bắp, kích thích tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng co cứng cơ, tê bì, đau nhức khó chịu. Hoặc có thể chườm túi lạnh lên vùng cổ vai gáy để giảm sưng đỏ, nóng rát, đau mỏi và tê bì.
  • Xoa bóp vùng cổ: Tuần hoàn máu kém là một trong những yếu tố khiến vùng cổ, vai, gáy co cứng, đau nhức và khó khăn khi vận động. Vì vậy, mẹ bầu có thể nhờ người thân trong gia đình xoa bóp vùng cổ để thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép và giảm đau nhức. Khi xoa bóp, có thể dùng kèm với tinh dầu đinh hương, cam thảo hoặc khuynh diệp để tăng tác dụng giảm đau. 
  • Tắm nước ấm: Nếu tình trạng đau nhức có mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể tắm nước ấm để làm dịu cơn đau, cải thiện tình trạng tê cứng cổ và tăng khả năng vận động của vùng cổ, vai, gáy. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp mẹ bầu thư giãn, giảm mệt mỏi và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực. 

Khi mang thai, tuyệt đối không được thực hiện bấm huyệt và châm cứu. Tác động vào một số huyệt vị nhạy cảm có thể tăng co bóp tử cung gây sảy thai, xuất huyết tử cung và sinh non. 

3. Tập thể dục thường xuyên

Khi thai nhi phát triển ổn định, mẹ bầu nên dành từ 10 – 30 phút/ ngày để tập thể dục. Hoạt động thể chất với cường độ vừa phải giúp cải thiện tính dẻo dai, tăng độ linh hoạt của xương khớp, giảm mức độ chèn ép lên cơ, dây chằng, dây thần kinh và hỗ trợ kiểm soát tình trạng đau mỏi vai gáy.

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy
Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy nên dành từ 10 – 30 phút/ ngày để tập thể dục

Luyện tập thường xuyên không chỉ giảm đau mỏi ở vùng vai gáy mà còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau khớp háng, đau vùng thắt lưng và đau dây thần kinh liên sườn trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên khi luyện tập, nên lựa chọn các bộ môn có cường độ nhẹ và không gây áp lực lên xương khớp như yoga và bơi lội. Tránh chạy bộ hoặc đạp xe trong thời gian mang thai.

Trong trường hợp cổ tê cứng, đau nhức nhiều và gặp khó khăn khi vận động, thai phụ có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe xương khớp. 

4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Các thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn uống thiếu chất, ăn uống quá mức,… đều có làm tăng áp lực lên xương khớp và gây đau nhức vai gáy. Do đó để giảm mức độ cơn đau và phòng ngừa tái phát, mẹ bầu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:

Bà bầu bị nhức mỏi vai gáy
Nên xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm cải thiện sức khỏe và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện
  • Xây dựng thực đơn ăn uống tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi để tránh tình trạng ăn uống quá mức gây tăng cân đột ngột.
  • Nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá hồi, mực, thịt nạc, các loại hạt, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và cần tránh sử dụng các nhóm thực phẩm khó tiêu, dễ gây tăng cân như đồ hộp, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, bánh kẹo,…
  • Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu canxi và vitamin D của cơ thể như cà phê, trà đặc, rượu bia và nước ngọt có gas.

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên hệ thống xương khớp mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

5. Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết

Ở một số ít trường hợp, bà bầu bị đau mỏi vai gáy có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp mãn tính. Các bệnh lý này thường gây đau nhiều, cơn đau tiến triển dai dẳng, âm ỉ và tăng dần mức độ theo thời gian.

Vì vậy thai phụ nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Đau mỏi vai gáy kéo dài, đau nhiều và không thể cử động vùng cổ
  • Triệu chứng có mức độ nghiêm trọng và không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà
  • Xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh nặng như tê bì ngón tay, yếu cơ, rối loạn cảm giác

Nếu xảy ra do các bệnh xương khớp mãn tính, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, cân nhắc về sức khỏe thai nhi và độ tuổi của mẹ bầu để đề xuất hướng khắc phục phù hợp.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai. Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm soát cơn đau, cải thiện các triệu chứng đi kèm và tăng cường sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, cần chú ý các biểu hiện bất thường của cơ thể và tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết. 

Tham khảo thêm: 12 cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng mẹo đơn giản

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *