Viêm Loét Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Có Gây Tử Vong Không?

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tương đối lành tính và có thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các trường hợp chủ quan, không can thiệp điều trị và chăm sóc, ổ viêm loét có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét do ăn uống không điều độ, lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nghiện rượu bia,…

Các nguyên nhân này kích thích dạ dày tăng tiết axit, dẫn đến hiện tượng dịch vị dư thừa xâm lấn và ăn mòn niêm mạc. Ở giai đoạn mới phát, viêm loét dạ dày thường chỉ gây đau thương vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn loét, mức độ và tần suất của các triệu chứng có xu hướng tăng lên đáng kể.

Mặc dù là bệnh lý phổ biến và có thể điều trị hoàn toàn tuy nhiên ở những trường hợp chủ quan và không điều trị sớm, loét dạ dày có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng nặng nề như:

4 năm chịu đựng HP dạ dày khiến tôi vô cùng mệt mỏi, có những lúc còn bị xuất huyết tiêu hóa. Nhưng nhờ kiên trì dùng thuốc, tôi đã thoải mái hơn rất nhiều, ăn được, ngủ được sau 2 tháng >>> XEM NGAY

1. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tiến triển. Biến chứng này xảy ra khi ổ viêm loét bị tổn thương nặng, dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu và xuất huyết. Xuất huyết dạ dày đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu hoặc bã nôn có màu cà phê, phân đen, bụng đau dữ dội,…

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không
Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày có thể tiến triển chậm và khó nhận biết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, ổ viêm loét có thể bị tổn thương đột ngột và chảy máu ồ ạt (thường là do dùng thuốc chống viêm, lạm dụng rượu bia). Nếu không được xử lý kịp thời, biến chứng này có thể gây mất máu nhiều, choáng, hạ huyết áp và tử vong.

2. Hẹp môn vị

Môn vị là cơ quan nối liền giữa dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Hẹp môn vị xảy ra khi loét dạ dày lan tỏa rộng đến phần môn vị. Theo thời gian, cơ thể có xu hướng hình thành sẹo ở các ổ viêm để ngăn chặn hoạt động xâm lấn mô của dịch vị. Tuy nhiên sự xuất hiện bất thường của các mô sẹo ở môn vị có thể thu hẹp không gian của cơ quan này, gây gián đoạn quá trình dẫn lưu thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.

Hẹp môn vị khiến thức ăn ứ đọng tại dạ dày trong một thời gian dài, dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng. Biến chứng này điển hình bởi triệu chứng đau thượng vị dữ dội, dai dẳng và kéo dài, buồn nôn và nôn mửa, dịch nôn có mùi hôi rất khó chịu, tiêu chảy,…

3. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày xảy ra khi ổ viêm loét bị ăn mòn hoàn toàn và tạo thành lỗ thủng ở niêm mạc dạ dày. Biến chứng này khiến dịch vị và thức ăn tràn vào ổ bụng, gây đau bụng dữ dội, bụng cứng, đầy trướng, người mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, tụt huyết áp,… Cơn đau do thủng dạ dày thường khởi phát ở vùng thượng vị sau đó lan khắp ổ bụng, vai và ngực.

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không
Thủng dạ dày xảy ra ở người bị loét dạ dày do lạm dụng rượu bia, thuốc chống viêm, giảm đau,…

Thủng dạ dày thường xảy ra do viêm loét dạ dày không được điều trị, lạm dụng rượu bia, thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm – giảm đau, hút thuốc lá trong nhiều năm,…

Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Thống kê cho thấy, thủng dạ dày không được xử lý trong 12 giờ đầu tiên có tỷ lệ tử vong lên đến 15%.

4. Tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lành tính và có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên ổ viêm tiến triển trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên) có nguy cơ ác tính hóa và dẫn đến ung thư dạ dày.

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy, cơ chế hình thành khối u ác có liên quan đến loét niêm mạc kéo dài, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học.

Ung thư dạ dày là biến chứng có mức độ nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm. Ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời, biến chứng này vẫn có nguy cơ tử vong và để lại các di chứng nghiêm trọng.

5. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có tính chất chu kỳ và thường khởi phát khi bụng đói hoặc ăn quá no. Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – ngay cả khi ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi và giảm mức độ tập trung.

bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không
Bệnh loét dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống

Hơn nữa, loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột non. Vì vậy bệnh lý này kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, sụt cân, người xanh xao và thiếu máu.

Viêm loét dạ dày có gây tử vong không?

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến. Mặc dù bệnh lý này tương đối lành tính và có thể điều trị hoàn toàn nhưng với những trường hợp không can thiệp chữa trị và chăm sóc đúng cách, ổ viêm loét có thể tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của viêm loét dạ dày như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày đều có nguy cơ tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất phương hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không lơ là và chủ quan trước các biểu hiện của cơ thể.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?”. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc có thể hình dung được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và chủ động trong việc thăm khám – điều trị.

Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?

5/5 - (8 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *