7 bài tập cho người viêm khớp dạng thấp nhanh phục hồi
Nội dung bài viết
Thực hiện các bài tập cho người viêm khớp dạng thấp có thể hỗ trợ giảm đau, cứng khớp và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó tập thể dục và vận động thường xuyên có thể mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Không giống như các dạng viêm khớp khác, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây đau, dẫn đến hao mòn xương và biến dạng khớp. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim và các mạch máu.
Hiện tại không có phương pháp điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm và hạn chế các nguy cơ khuyết tật về thể chất. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên vận động cũng mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng cũng như tăng tính linh hoạt của xương khớp.
Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
7 bài tập cho người viêm khớp dạng thấp
Đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp, luyện tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên có thể cải thiện các cơn đau, tăng cường sự linh hoạt của khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập cho người viêm khớp dạng thấp có thể hỗ trợ giảm đau, cứng khớp và các triệu chứng khác như:
1. Bài tập kéo căng các khớp
Thực hiện kéo giãn các khớp có thể cải thiện tính linh hoạt, giảm độ cứng và tăng phạm vi chuyển động của các khớp bị ảnh hưởng. Kéo căng các khớp thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng rất quan trọng để cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Các bài tập kéo giãn khớp phục thuộc vào khớp bị ảnh hưởng và các triệu chứng liên quan. Thường xuyên kéo giãn các khớp có thể làm giúp các khớp di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt, đặc biệt là khớp gối, bàn tay và khuỷu tay.
Các bước kéo giãn khớp phổ biến bao gồm:
- Khởi động, làm nóng cơ thể bằng cách đi bộ tại chỗ hoặc đứng trong 3 – 5 phút.
- Thực hiện kéo giãn các khớp bị ảnh hưởng, giữa yên tư thế trong 10 – 20 giây.
- Lặp lại động tác 2 – 3 lần. Người tập có thể sử dụng các dây đeo hỗ trợ để duy trì quá trình kéo căng.
Trong các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách kéo giãn an toàn và hiệu quả. Nếu các động tác gây đau hoặc khó chịu, người bệnh nên ngừng luyện tập và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
2. Đi bộ
Đi bộ là một hình thức tập thể dục tác động thấp có thể giúp điều hòa, cải thiện sự linh hoạt của khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó đi bộ thường xuyên cũng có thể điều hòa nhịp tim, giúp các khớp thư giãn và hỗ trợ giảm đau.
Theo một số nghiên cứu, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giúp bạn tăng cường tâm trạng, cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên khi đi bộ cần lựa chọn giày phù hợp và giữ nước, ngay cả khi người tập không cảm thấy mệt mỏi hoặc đổ mồ hôi. Ban đầu, người tập có thể đi bộ chậm rãi sau đó tăng tốc độ dần dần theo quá trình luyện tập.
Nếu cảm thấy khó khăn khi giữ sự căn bằng, người bệnh có thể sử dụng gậy hoặc các dụng cụ khác để giúp ổn định cơ thể và tránh té ngã.
3. Thái cực quyền
Thái cực quyền là một bộ môn võ thuật truyền thống Trung Quốc kết hợp các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi với sự tập trung tinh thần cao.
Các bài tập thái cực quyền có thể cải thiện các chức năng cơ bắp, hạn chế cứng khớp, giảm đau, giảm mức độ căng thẳng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tập thái cực quyền cũng có thể tăng cường tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
4. Yoga
Các bài tập yoga kết hợp các tư thế thư giãn kết hợp với hơi thở phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Một số nghiên cứu cho biết, yoga là một trong những bài tập cho người viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả tốt nhất ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Bên cạnh đó, luyện tập yoga thường xuyên cũng hỗ trợ cải thiện tâm trạng và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Trao đổi với huấn luyện viên yoga hoặc người có chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập.
5. Đi xe đạp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và gây đau tim. Do đó, người bệnh có thể tham khảo các bài tập đi xe đạp cường độ vừa phải để tăng cường sức mạnh của hệ thống xương khớp và cải thiện chức năng tim.
Bên cạnh đó, đi xe đạp có thể cải thiện tình trạng cứng khớp gối, tăng phạm vi chuyển động, sức mạnh ở bàn chân và tăng sức bên tổng thể.
Người bệnh có thể đạp xe ngoài trời, tham gia các nhóm đi xe đạp hoặc sử dụng xe đạp tại phòng tập thể dục. Khi luyện tập cần chú ý các dấu hiệu của cơ thể, nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi.
6. Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Viêm khớp dạng thấp có thể gây suy yếu các cơ dẫn đến tình trạng đau khớp. Do đó, tập luyện sức mạnh cơ bắp có thể hỗ trợ giảm áp lực lên các khớp, cải thiện các hoạt động hàng ngày và ngăn ngừa các cơn đau.
Nâng tạ cường độ thấp tại nhà là một bài tập cho người viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Người bệnh có thể thử nâng tạ 1 – 1.5 kg tại nhà 2 – 3 lần mỗi tuần để tăng cường cơ bắp. Trao đổi với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cổ tay và các ngón tay trước khi luyện tập tạ.
7. Luyện tập các môn thể thao dưới nước
Nước có thể hỗ trợ trọng lượng cơ thể. Do đó thực hiện các bài tập dưới nước có thể giảm áp lực lên các khớp và tránh các tác động mạnh ảnh hưởng đến khớp.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thường xuyên bơi lội, tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải dưới nước để tăng tính linh hoạt, phạm vi chuyển động, tăng cường sức mạnh cơ bắp và điều hòa chức năng tim mạch.
Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập dưới nước có thể có thể tăng cường tâm trạng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc nhà vật lý triệu liệu để được hướng dẫn các bài tập cho người viêm khớp dạng thấp phù hợp và hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì và luyện tập đúng các động tác. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu trong thời gian đầu luyện tập. Tuy nhiên, luyện tập với cường độ vừa phải và đều đặn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
Các bài tập người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tránh
Không có các bài tập cụ thể không phù hợp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên khi thực hiện các bài tập, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh các bài tập quá sức hoặc các bài tập gây đau đớn.
Các bài tập này thường bao gồm các động tác cường độ cao hoặc gây áp lực, chèn ép lên các khớp.
Lưu ý khi thực hiện bài tập cho người viêm khớp dạng thấp
Để tránh các tổn thương không mong muốn và rủi ro khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên tham khảo một số lưu ý như:
- Luyện tập thường xuyên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc đau đớn, người bệnh có thể thay đổi cường độ luyện tập và tăng dần theo thời gian.
- Thực hiện một loạt các bài tập và trộn các thói quen hàng ngày có thể giúp người bệnh tránh việc gây căng thẳng lên cơ bắp hoặc các khớp.
- Chọn giày phù hợp và có thể cung cấp sự bảo vệ và cân bằng phù hợp khi thực hiện các bài tập.
- Sử dụng thảm tập thể dục để chống trơn trượt hoặc té ngã.
- Mặc quần áo phù hợp, thoải mái và thấm mồ hôi nhanh chóng.
- Nghe nhạc có thể cung cấp động lực và giúp người bệnh kiên trì luyện tập.
- Luyện tập các bài tập đa dạng để tránh nhàm chán.
- Điều chỉnh cường độ các bài tập theo triệu chứng. Nếu các các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên giảm cường độ tập thể dục để tránh chấn thương không mong muốn.
- Trao đổi với nhà vật lý trị liệu chuyên về viêm khớp dạng thấp để được hướng dẫn các thói quen tập thể dục an toàn và phù hợp. Điều này đặc biệt phù hợp với người bệnh đang trải qua các đợt tái phát viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng.
Tập thể dục thường mang lại hiệu quả tốt đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Các bài tập có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng khớp, tăng cường sức mạnh, tăng tính linh hoạt và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên trước khi luyện tập, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!