Phương Pháp Tiêm Sinh Học Chữa Vảy Nến Có Khỏi Không?
Nội dung bài viết
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát các triệu chứng vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một phương pháp mới, có nhiều nguy cơ và chi phí tương đối cao.
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến là gì? Có khỏi không?
Thuốc sinh học hay tiêm sinh học là biện pháp điều trị vảy nến bằng cách tiêm hoặc truyền tĩnh mạch (dạng thuốc nhỏ giọt được truyền vào tĩnh mạch).
Các loại thuốc sinh học được sản xuất dựa trên một loại protein có nguồn gốc từ các tế bào sống được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Không giống như các loại thuốc hoạt động trên toàn bộ hệ thống miễn dịch, phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến chỉ tác động đến các bộ phận gây phát triển quá mức các tế bào da.
Thuốc sinh học được cho là có thể cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí tương đối cao và mang nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy thường được chỉ định cho bệnh vảy nến nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích của phương pháp trước khi áp dụng.
Thuốc sinh học không thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phục hồi làn da chỉ trong vòng một vài tuần.
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, thuốc sinh học được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Điều này có thể giúp thuốc thẩm thấu nhanh hon vào tế bào và hoạt động một cách tích cực hơn.
Đối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể không phù hợp cho tất cả các đối tượng bệnh. Do đó, bác sĩ có thể cân nhắc đề nghị áp dụng phương pháp nếu người bệnh thuộc các điều kiện như:
- Vảy nến toàn thân hoặc nghiêm trọng: Thuốc sinh học thường được chỉ định cho các trường hợp vảy nến vừa và nghiêm trọng. Bệnh vảy nến vừa có nghĩa là 3% – 10% cơ thể của bạn được bao phủ bởi các mảng màu đỏ, có vảy. Vảy nến nặng là tình trạng các mảng đỏ bao phủ trên 10% cơ thể.
- Bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh: Nếu bệnh vảy nến gây thay đổi thói quen sống hoặc khiến người bệnh khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng các loại thuốc sinh học.
- Tình trạng sức khỏe: Thuốc sinh học có thể không phù hợp với một số đối tượng như: Tiền sử bệnh lao hoặc nhiễm trùng, tiền sử ung thư, có các bệnh lý gây suy yếu hệ thống miễn dịch như HIV. Bên cạnh đó, thuốc sinh học cũng có thể gây tái phát một số bệnh mãn tính và tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc sinh học mà không nhận được sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Điều này có thể gây hại hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sinh học điều trị vảy nến
Hầu hết các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến đều có tác dụng phụ và rủi ro riêng biệt. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường nhẹ và không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Phản ứng dị ứng da như nổi mề đay mẩn ngứa ở khu vực tiêm sinh học
- Xuất hiện các triệu chứng tương tự như cúm
- Đau đầu
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngoài ra, phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến thay đổi một phần của hệ thống miễn dịch. Do đó, bất cứ ai sử dụng thuốc sinh học đều có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Nguy cơ này cao hơn nếu người bệnh có các bệnh như tiểu đường hoặc có các thói quen xấu như hút thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân lớn tuổi cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Các loại thuốc sinh học điều trị bệnh vảy nến
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Tùy thuộc vào loại vảy nến cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:
– Abatacept:
- Chỉ định: Điều trị viêm khớp vảy nến
- Cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm tự động vào tĩnh mạch, một lần mỗi tuần. Ngoài ra, người bệnh có thể được truyền tĩnh mạch tại cơ sở y tế, liệu trình mất khoảng 30 phút.
– Adalimumab:
- Chỉ định: Điều trị vảy nến thể mảng và vảy nến thể viêm khớp
- Cách sử dụng: Dạng tiêm tự động mỗi tuần một lần.
- Tác dụng phụ: Tăng nguy cơ rối loạn tự miễn (phổ biến là bệnh Lupus ban đỏ), tăng nguy cơ nhiễm trùng (như bệnh lao). Bên cạnh đó, bệnh nhân suy tim hoặc đa xơ cứng không nên sử dụng.
– Brodalumab:
- Chỉ định: Điều trị vảy nến thể mảng
- Cách sử dụng: Dạng tiêm tự động, mỗi tuần một lần và kéo dài trong 3 tuần liên tục.
- Tác dụng phụ: Một số người có thể có suy nghĩ tự tử và có nguy cơ tự tử cao hơn. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc sử dụng thuốc cho bệnh nhân trầm cảm hoặc từng có ý nghĩ tự tử trong quá khứ.
– Certolizumab pegol:
- Chỉ định: Điều trị vảy nến toàn thân và viêm khớp vảy nến
- Cách sử dụng: Người bệnh có thể tự tiêm hai mũi vào ngày đầu tiên. Sau đó người bệnh có thể tiêm 1 liều sau 2 tuần hoặc 2 liều sau 4 tuần.
- Tác dụng phụ: Tăng nguy cơ nhiễm trùng như ho, sốt, đau và đỏ da. Ngoài ra, không được dùng thuốc nếu người bệnh bị viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn.
– Etanercept:
- Chỉ định: Điều trị viêm khớp vảy nến và vảy nến thể mảng
- Cách sử dụng: Được bào chế dưới dạng thuốc tiêm tự động, 2 lần mỗi tuần và liên tục trong 3 tháng.
- Tác dụng phụ: Kích ứng da, nổi mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên sử dụng nếu có hệ thống miễn dịch suy yếu, viêm gan B, suy tim hoặc có bệnh đa xơ cứng.
– Golimumab:
- Chỉ định: Điều trị viêm khớp vảy nến
- Cách sử dụng: Dạng tiêm tự động sử dụng trong 4 tuần liên tục.
- Tác dụng phụ: Tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm tra nguy cơ bệnh lao và viêm gan B trước khi sử dụng thuốc.
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, thuốc sinh học cũng mang lại nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Không tự ý thay đổi liều lượng nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Điều trị đúng thời gian quy định, tránh trường hợp ngưng thuốc giữa liệu trình.
- Thuốc có thể gây hại đến thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, không sử dụng thuốc trong thai kỳ, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, trái cây tươi.
- Bổ sung lượng nước cần thiết, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Mặc quần áo rộng rãi để tránh gây kích ứng da và khiến bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Bên cạnh đó, không sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán và đồ uống có gas.
- Tắm bằng nước ấm hoặc nước mát và xà phòng không chứa chất gây kích ứng da. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể và nâng cao sức đề kháng.
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến là phương pháp vẫn đang được nghiên cứu và hoàn thiện. Thuốc cải thiện bệnh vảy nến bằng cách thay đổi hệ thống miễn dịch, do đó mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích trước khi áp dụng phương pháp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!