Lang beng và bạch biến: Cách phân biệt, chữa trị

Lang beng và bạch biến là các bệnh lý ngoài da dẫn đến thay đổi sắc tố da. Mặc dù rất dễ bị nhầm lẫn, tuy nhiên đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phân biệt để có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.

Lang beng và bạch biến
Lang beng và bạch biến là bệnh ngoài da có thể gây thay đổi sắc tố da

Lang beng và bạch biến là bệnh gì?

Lang beng là bệnh lý xuất hiện khi bề mặt da bị nhiễm trùng nấm men, thường là nấm Malassezia Furfur. Trong khi đó, bạch biến là một căn bệnh da tự miễn, gây phá hủy các tế bào sản xuất sắc tố của da (melanocytes). Cụ thể lang beng và bạch biến có khái niệm như sau:

– Lang beng:

Lang beng là một bệnh nhiễm trùng bề ngoài do nấm men cơ thể bình thường gây ra. Lang beng tạo ra các biến thể màu sắc trên da bao gồm đốm đen, đỏ trên da sáng hoặc các mảng sáng trên da tối. Về cơ bản, lang ben là bệnh gây biến đổi màu sắc da.

Bệnh thường ảnh hưởng đến lưng, vai và phần trên của ngực. Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể ảnh hưởng đến cổ, phần trên cánh tay và khuôn mặt (hiếm khi xảy ra). Đặc trưng của lang ben là tạo ra một hoạt chất gây đến tẩy trắng da và hình thành các mảng da màu nhạt kéo dài trong nhiều tuần, ngay cả sau khi điều trị hiệu quả.

– Bệnh bạch biến:

Bệnh bạch biến là bệnh da liễu tự miễn, trong đó các tế bào sản xuất sắc tố của da (melanocytes) bị phá hủy dần dần. Điều này dẫn đến các vùng da trắng bình thường do không có sắc tố melanin.

Bệnh bạch biến và các loại phụ của bệnh bạch biến thường xuất hiện dưới dạng đốm trắng trên da và có thể bắt đầu làm sáng sắc tố của da. Điều này khiến da mất màu, bao gồm làm trắng da. Bên cạnh đó, các sợi lông mọc ở những vùng bị bạch biến cũng có thể mất đi màu sắc bình thường.

Vì sao lang ben và bạch biến dễ bị nhầm lẫn?

Mặc dù là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về cả nguyên nhân, đặc trưng và các điều trị, nhưng lang ben và bạch biến thường xuyên bị nhầm lẫn. Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn thường bao gồm:

  • Cả lang ben và bạch biến đều dẫn đến sự thay đổi sắc tố da.
  • Cả hai bệnh này có thể xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.

Cách phân biệt lang beng và bạch biến

1. Dấu hiệu nhận biết

– Triệu chứng lang beng:

  • Đặc trưng của bệnh lang ben gây thay đổi màu da. Về cơ bản, lang bên là tình trạng biến thể màu sắc da, cụ thể là gây ra các mảng da màu tối hoặc đỏ trên nền da sáng và mảng da sáng trên nền da tối.
  • Trên cùng một bệnh nhân, các mảng da lang ben có thể thay đổi phụ thuộc màu sắc của da. Ngoài ra, trên cùng một một bệnh nhân, các mảng da lang ben cũng có thể thay đổi theo vị trí và màu sắc tùy theo màu da trên cơ thể.
  • Lang ben có thể gây ngứa ngáy dữ dội, phát ban và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên mề đay do lang ben thường chỉ ảnh hưởng đến vai, giữa lưng và ngực, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể kéo dài đến xuống cánh tay.
Lang beng có nguy hiểm không
Bệnh lang ben gây thay đổi màu da kèm theo ngứa ngáy và nổi mề đay mẩn đỏ

– Triệu chứng bệnh bạch biến:

Bệnh bạch biến thường xuất hiện dưới dạng các đốm trắng mà không có triệu chứng khác. Sự thay đổi sắc tố da thường chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định và bắt đầu làm mất màu da.

Các mảng da bạch biến có thể phát triển theo thời gian, dần to ra. Tuy nhiên hiếm khi bệnh bạch biến ảnh hưởng đến toàn bộ bề mặt da. Nếu ảnh hưởng đến các nang lông, tóc, bệnh bạch biến có thể dẫn đến tình trạng lông hoặc tóc màu xám.

Bệnh bạch biến thường liên quan đến cơ quan sinh dục và có xu hướng xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương trước đó. Bên cạnh đó, làn da bị ảnh hưởng bởi bạch biến đặc biệt dễ bị cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến thường bao gồm:

  • Da mất màu loang lổ, thường xuất hiện trên bàn tay, mặt, khu vực xung quanh các khe hở cơ thể và bộ phận sinh dục
  • Tóc trên da đầu, lông mi, lông mày, râu và lông chuyển sang màu trắng hoặc xám
  • Mất màu ở các mô nằm bên trong miệng và mũi
  • Bệnh bạch biến có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trước 30 tuổi

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại bệnh bạch biến, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Toàn bộ các bề mặt da
  • Nhiều bộ phận trên cơ thể bạn và có xu hướng ảnh hưởng đối xứng
  • Chỉ một bên hoặc một phần của cơ thể, còn được gọi là bạch biến phân đoạn, có xu hướng xảy ra ở người trẻ tuổi, tiến triển trong một hoặc hai năm, sau đó dừng lại
  • Bạch biến cục bộ (khu trú) chỉ một vài khu vực của cơ thể
  • Bạch biến ở mặt và tay, vùng da bị ảnh hưởng nằm trên mặt, tay và xung quanh các khe hở trên cơ thể, như mắt, mũi hoặc tai

2. Nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh bạch biến:

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ được cho là có thể dẫn đến bệnh bạch biến. Tuy nhiên gen di truyền và tác động của môi trường được cho là có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số hóa chất như phenol cũng được cho là có thể dẫn đến bệnh bạch biến.

Mặc dù không rõ chính xác nguyên nhân khiến các tế bào sắc tố da bị hỏng hoặc chết. Tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến:

  • Một rối loạn của hệ thống miễn dịch
  • Di truyền
  • Một số tố kích hoạt, chẳng hạn như căng thẳng, cháy nắng nghiêm trọng, chấn thương da hoặc tiếp xúc với hóa chất
phân biệt Lang ben và bạch biến
Bệnh bạch biến thường liên quan đến di truyền trong khi lang ben là do nhiễm trùng nấm gây ra

– Lang ben:

Malassezia Furfur là một loại nấm men thông thường và là loại nấm tự nhiên sống trên bề mặt da. Tuy nhiên trong một số trường hợp loại men này có thể phát triển quá mức, dẫn đến gàu (bã nhờn).

Ngoài ra, loại nấm có thể dẫn đến tình trạng thay đổi màu sắc trên làn da khỏe mạnh. Một số yếu tố có thể kích hoạt sự tăng trưởng của loại nấm men này bao gồm:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Da dầu
  • Thay đổi nội tiết
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu

3. Biện pháp điều trị

– Bệnh lang beng:

Trong các trường hợp nhẹ, lang beng có thể điều trị bằng một loại kem chống nấm không cần kê đơn, thuốc mỡ, dầu gội đầu. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Kem hoặc kem dưỡng da Clotrimazole
  • Kem Miconazole
  • Selenium sulfide 1%
  • Kem hoặc gel Terbinafine
  • Xà phòng Pyrithione chứa kẽm

Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau bốn tuần, người bệnh nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc mạnh hơn.

Nếu bệnh lang beng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc chống nấm không kê đơn, người bệnh có thể cần dùng thuốc tăng cường theo toa. Một số loại thuốc phổ biến có thể bao gồm:

  • Ketoconazole
  • Ciclopirox
  • Fluconazole
  • Itraconazole
  • Selenium sulfide 2.5%

Ngay cả sau khi điều trị thành công, màu da của người bệnh có thể vẫn không đồng đều trong vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng. Ngoài ra, lang ben có thể tái phát khi thời tiết nóng ẩm. Trong các trường hợp bệnh mãn tính, người bệnh có thể cần dùng thuốc một hoặc hai lần một tháng để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể điều trị lang beng tại nhà bằng các loại thảo dược hoặc phương pháp Y học cổ truyền. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Cách chữa lang ben bạch biến
Bệnh bạch biến không có cách điều trị trong khi lang ben có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp

– Điều trị bệnh bạch biến:

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh bạch biến. Các biện pháp điều trị nhằm mục tiêu làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình phát triển của bệnh. Điều trị bệnh bạch biến phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc kiểm soát viêm corticosteroid dùng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất khi bạch biến vẫn còn ở giai đoạn đầu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm làm mỏng da hoặc xuất hiện các vệt hoặc đường trên da của bạn.
  • Thuốc Corticosteroid dạng uống hoặc thuốc tiêm có thể được chỉ định cho những người có tình trạng tiến triển nhanh chóng.
  • Các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như Tacrolimus hoặc pimecrolimus có thể có hiệu quả đối với những người có vùng da nhỏ, đặc biệt là ở mặt và cổ.
  • Liệu pháp ánh sáng sử dụng dải cực tím B (UVB) hẹp có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh bạch biến. Liệu pháp này mang lại hiệu quả tốt hơn khi được sử dụng với các thuốc ức chế corticosteroid hoặc calcineurin. Người bệnh có thể cần trị liệu 2 – 3 lần một tuần, liên tục trong ba tháng để nhận thấy hiệu quả của liệu pháp.
  • Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và nhằm cải thiện tính thẩm mỹ. Phẫu thuật phổ biến bao gồm ghép da và cấy ghép tế bào. Rủi ro và tác dụng phụ có thể bao gồm nhiễm trùng, sẹo, da không đều màu và có nguy cơ tái phát trong tương lai.

Tiên lượng cho bệnh lang ben và bạch biến thường tốt. Hầu hết các trường hợp lang ben đều có thể cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên bệnh có thể kéo dài nhiều năm và có thể tái phát trong tương lai khi gặp điều kiện thích hợp. Trong khi đó, mặc dù không có cách điều trị triệt để nhưng bệnh thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân đều có tuổi thọ bình thường.

Lang ben và bạch biến đều là bệnh có thể gây thay đổi sắc tố da, tuy nhiên phương pháp điều trị hoàn toàn khác biệt. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *