10+ Cách Trị Rong Kinh Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
Nội dung bài viết
Rong kinh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nữ giới, do đó việc tìm cách điều trị rong kinh tại nhà đang được nhiều người quan tâm. Đa phần phụ nữ rất ngại khi phải đến thăm khám phụ khoa, việc tự điều trị bằng các bài thuốc dân gian hầu như trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Đồng thời, cách điều trị này cũng giúp tiết kiệm được chi phí và an toàn do ít gây tác dụng phụ.
10+ cách trị rong kinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Thảo dược thiên nhiên được sử dụng trong việc điều trị chứng rong kinh thường khá dễ tìm và tốn ít chi phí. Do đó, nếu chị em đang bị rong kinh mức độ nhẹ có thể áp dụng cách điều trị này tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
1. Cách trị rong kinh bằng gừng tại nhà
Gừng có đặc tính cay, nóng nên rất tốt trong việc làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh, hồi dương, ôn trung,…Nguyên liệu này từ xa xưa đã được ông bà sử dụng để điều trị các loại bệnh như cảm, ho, viêm họng, dùng để hạ sốt, và đặc biệt là điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới.
Nhờ vào tính ấm, gừng giúp giảm nhanh cảm giác đau bụng kinh và điều chỉnh lượng máu, giúp máu ra đều hơn. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Cách 1: Bạn sử dụng 1 củ gừng tươi, rửa sạch, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Cho gừng và một bát nước sôi vào nồi, đun sôi và lọc lấy nước để dùng. Khi uống bạn có thể pha thêm một ít mật ong cho dễ uống, sử dụng vào buổi tối.
- Cách 2: Rong kinh kèm theo đau bụng nên sử dụng gừng giã nát, đắp lên bụng trong 30 phút. Với phương pháp này, tử cung sẽ co bóp được điều hơn nhờ vào tác dụng nhiệt của gừng, tình trạng đau sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể ngậm gừng cắt lát hoặc kẹo làm từ gừng để làm ấm cơ thể, cách này giúp bạn giảm đau và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Đồng thời, gừng còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chống đầy hơi, chướng bụng.
Lưu ý: Bệnh nhân đang mắc các chứng liên quan đến huyết áp, gan, sỏi mật, trĩ, hay bị cảm nắng không nên ăn gừng.
2. Cách trị rong kinh bằng ngải cứu tại nhà
Cây ngải cứu hay còn được gọi là cây ngải diệp có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng loại cây này phơi khô để hỗ trợ điều trị các chứng như suy nhược cơ thể, đau đầu, cảm cúm hay các vấn đề về xương khớp,…
Trong đó, công dụng nổi bật nhất của ngải cứu là thống kinh, chống rong kinh, rong huyết cho nữ giới.
Cách làm như sau:
- Cách 1: Bạn sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, đun với nước cho đến khi nước cạn còn phân nửa. Chắt lấy nước và sử dụng hàng ngày. Lưu ý nước sẽ hơi khó uống, do đó bạn có thể cho thêm một ít đường vào để dễ uống hơn. Thời gian sử dụng tốt nhất vào khoảng 1 tuần trước kỳ hành kinh.
- Cách 2: Sử dụng ngải cứu 16g kết hợp với hy thiêm, ích mẫu mỗi vị 12g, hướng chế 10g. Rửa sạch tất cả sau đó phơi khô. Khi nguyên liệu khô thì sắc cùng với 600ml đến khi cạn còn ¼. Uống nước thuốc 2 lần mỗi ngày, trong 2 – 3 tháng tình trạng rong kinh sẽ được cải thiện.
- Cách 3: Chế biến ngải cứu như một món rau, dùng mỗi bữa ăn hàng ngày để phòng chống rong kinh. Ví dụ: trứng đúc ngải cứu, tim heo hầm chung với ngải cứu, gà hầm ngải cứu và thuốc bắc,…
Lưu ý: Người có cơ địa nóng, huyết áp thấp, người bị bệnh gan, rối loạn đường ruột cấp và mãn tính, đặc biệt phụ nữ mang thai không nên sử dụng ngải cứu.
3. Cách trị rong kinh bằng cây nhọ nồi tại nhà
Cây nhọ nồi (cỏ mực) có vị ngọt, tính lạnh, không độc. Loại cây này thường được dùng để cầm máu, và được áp dụng trong việc điều trị chứng rong kinh. Cách làm như sau:
- Cách 1: Sử dụng nhọ nồi 12g kết hợp với lá sen, lá hòe mỗi vị 12g, rửa sạch nấu nước uống mỗi ngày.
- Cách 2: Dùng 2 đến 3 nắm nhọ nồi còn tươi, rửa sạch, để bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bạn nên ngâm với nước muối pha loãng vài phút. Sau đó bỏ nhọ nồi vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt để dùng mỗi ngày, đặc biệt là trước và trong thời gian hành kinh để điều hòa và trị chứng rong kinh.
Lưu ý: Không nên sử dụng cách này đối với những người hay bị đầy bụng, khó tiêu hóa, phân lỏng.
4. Cách trị rong kinh bằng cây huyết dụ tại nhà
Tên gọi khác của cây huyết dụ như thiết dụ, chổng đeng hay hồng trúc, phất dũ. Theo phong thủy, loại cây này có tác dụng xua đuổi tà ma, đồng thời màu sắc cũng khá bắt mắt nên huyết dụ được nhiều người đặt quanh nhà để làm cảnh.
Theo Y học cổ truyền, cây huyết dụ có tính bình, vị ngọt, giúp làm mát máu huyết, chữa bệnh trĩ, đi ngoài ra máu, lao phổi, chảy máu cam, đặc biệt là rong kinh, rong huyết hay băng kinh.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ loại cây này, có những cách dưới đây:
- Cách 1: Sử dụng 3 đến 4 lá huyết dụ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ. Nấu huyết dụ với 200ml nước khoảng 1 bát nước nhỏ đến khi cạn còn phân nửa thì dừng lại. Uống thuốc khi đã nguội, ngày thực hiện 2 lần.
- Cách 2: Kết hợp 20g huyết dụ cùng với 10g rễ cây cỏ tranh, 20g xơ mướp và 8g gừng tươi cắt sợi. Nấu chung tất cả với 2 bát nước nhỏ cho đến khi thuốc sắc lại còn khoảng 100ml là được. Uống mỗi ngày 2 lần, điều đặn trong 2 đến 3 tuần sẽ cải thiện rong kinh.
- Cách 3: Tương tự như các 2, lần này bạn sẽ sắc huyết vụ với rễ cây cỏ tranh, nghệ mỗi vị 20g, xơ mướp sao vàng khoảng 20g. Mỗi ngày sử dụng 1 thang như vậy kiên trì sẽ có hiệu quả.
Lưu ý:
- Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả tốt khi bạn sử dụng trước 15 ngày khi hành kinh.
- Đặc biệt, không nên dùng huyết dụ cho phụ nữ sau sinh còn sót nhau, người mang thai, người hay bị sảy thai hoặc vừa nạo phá thai,…
5. Cách trị rong kinh bằng cây ích mẫu tại nhà
Dân gian còn hay gọi ích mẫu với cái tên là sung úy hay cây chói đèn. Đây là thảo dược tuyệt vời cho phụ nữ trong việc điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt. Cây rất dễ tìm, có thể hái được ven sông, suối hay bờ ruộng.
Theo Y học cổ truyền, cây ích mẫu có tính mát, vị cay có tác dụng cải thiện tình trạng ứ máu cho phụ nữ sau sinh nở, phụ nữ bị tắc kinh, băng huyết hay rong kinh, rong huyết. Bên cạnh đó, đây còn là thảo dược cho người bị chứng cao huyết áp, viêm thận, phù thũng,…
Trong Y học hiện đại, cây huyết dụ được nghiên cứu là chứa alkaloid và leonurin, hai chất này được sử dụng để làm thuốc cho phụ nữ điều hòa kinh nguyệt.
Cách sử dụng như sau: 30g ích mẫu tươi nấu cùng với 300ml nước, đun sôi đến khi nước còn ½ thì tắt bếp. Nước thuốc thu được chia ra uống 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Phụ nữ rong kinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là phụ nữ có thai, người bị huyết hư, đồng tử giãn nên tránh sử dụng nguyên liệu này.
6. Cách trị rong kinh bằng cây hương phụ tại nhà
Cây hương phụ (cây cỏ gấu) mọc hoang ở nhiều nơi, có thể tận dụng làm thuốc hầu như tất cả các bộ phận. Loại cây này có tính bình, vị đắng có tác dụng điều kinh, chữa viêm tử cung hay các bệnh liên quan đến phụ nữ sau khi sinh. Bên cạnh đó, cây hương phụ còn có tác dụng tốt với những bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa,…
Thành phần có trong thảo dược giúp giảm thiểu sự co bóp quá mức của tử cung, giúp giảm đau bụng kinh. Chính nhờ những ưu điểm này, dân gian đã sử dụng cây hương phụ trong điều trị chứng rong kinh, rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ. Cách làm như sau:
- Cách 1: Tán mịn hương phu, sử dụng chung với nước cháo hoặc hồ nếp mỗi lần 6g. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng hương phụ chung với ích mẫu, ngải diệp, sau khi sao đen nấu lấy nước uống hàng ngày, cầm máu kinh rất hiệu quả.
- Cách 2: Cho hương phụ và ngải cứu mỗi loại 8g, ích mẫu, bạch đồng nữ mỗi vị 10g sắc chung với 600mk nước. Đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi rót lấy nước uống mỗi ngày. Có thể cho thêm đường để dễ uống hơn.
7. Cách trị rong kinh bằng cây cỏ hôi tại nhà
Thực tế, cây cỏ hôi còn có tên gọi là cây cứt lợn, cây bù xít,…giống như hoa cúc, mọc dại ở nhiều nơi trên nước ta. Trong Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị cay, được dùng để làm thuốc giải cảm, sốt, giải nhiệt và sát trùng,…Đặc biệt, loại cây này tác dụng chữa sa tử cung, rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh, rong huyết.
Cách làm đơn giản như sau: Bạn lấy 50g cây cỏ hôi còn tươi, giã nhuyễn cho vào một chút nước ấm, lọc lấy nước uống 1 lần vào buổi sáng. Thực hiện liên tiếp trong 4 ngày.
8. Cách trị rong kinh bằng rau dền tại nhà
Ngoài việc sử dụng rau dền để chế biến món ăn, loại cây này còn được dùng để làm thuốc. Rau dền gai có tính lạnh, vị ngọt nhạt, tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, phù thũng, điều kinh,…
Thực hiện bằng 3 cách như sau:
- Cách 1: Sắc lấy nước thuốc rau dền cơm 15g cùng với bạc thau 20g.
- Cách 2: Sử dụng cả thân, gốc rễ lá của cây rau dền khoảng 10g – 15g, nấu nước uống thay trà.
- Cách 3: Sắc nước thuốc từ 10g rau dền cùng với 50 trắc bá diệp uống mỗi ngày một thang.
Lưu ý: Không ăn rau dền chung với thịt ba ba có thể gây ngộ độc.
9. Cách trị rong kinh bằng bột quế tại nhà
Theo dân gian, quế không chỉ là một loại gia vị thơm ngon mà còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cầm máu và giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Thành phần hydroxychalcone có trong bột quế giúp điều chỉnh insulin giúp kinh nguyệt ra đều hơn.
Cách dùng: Bạn sử dụng 1 thìa cà phê bột quế, pha với nước lạnh, uống mỗi ngày 3 lần sau một thời gian sẽ cải thiện được chứng rong kinh.
10. Cách trị rong kinh bằng đu đủ xanh tại nhà
Đu đủ xanh có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ bị chứng rong kinh, rối loạn hành kinh có thể sử dụng đu đủ xanh để điều chỉnh lại. Một số enzyme trong đu xanh còn giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress, ổn định tâm lý cho nữ giới những ngày hành kinh mệt mỏi.
Cách sử dụng như sau: Đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng vừa phải. Ép đu đủ lấy nước, mỗi ngày uống 2 cốc trước ngày hành kinh sẽ khắc phục được tình trạng máu ra nhiều và kéo dài.
Lưu ý: Người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, máu loãng hoặc trong giai đoạn mang thai không nên uống đu đủ xanh.
11. Cách trị rong kinh bằng bột tầm xuân tại nhà
Bột tầm xuân có tác dụng tốt đối với sức khỏe như tiêu trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt là bài thuốc hữu hiệu đối với chứng rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Tầm xuân chữa nhiều vitamin C, do đó cơ thể sẽ hấp thụ dễ dàng hơn, giảm bớt chứng đau bụng kinh, thiếu hụt máu trong quá trình bị rong kinh.
Cách làm: Pha bột tầm xuân với nước, uống mỗi ngày ít nhất 3 lần. Lưu ý nên uống trước giai đoạn hành kinh 3 đến 4 ngày để đặt hiệu quả điều trị tốt nhất.
12. Cách trị rong kinh bằng nước mè tại nhà
Mè (vừng) là thực phẩm tốt cho phụ nữ, bạn có thể sử dụng nó trong việc điều trị chứng rong kinh. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng 10g mè xay thành bột, pha với 300mk nước uống mỗi ngày 2 lần vào trước và trong giai đoạn hành kinh của các chị em.
Khi nào đến gặp bác sĩ nếu bị rong kinh?
Rối loạn nội tiết ở nữ giới là một trong những nguyên nhân gây nên chứng rong kinh. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng cách điều trị bằng phương pháp dân gian tại nhà.
Tuy nhiên, rong kinh còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề liên quan đến sinh sản, chị em phải hết sức lưu ý. Hãy đến khám phụ khoa ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường sau đây:
- Chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài.
- Rong kinh kéo dài nhiều chu kỳ.
- Âm đạo bị chảy máu bất thường giữa 2 chu kỳ kinh.
- Đau bụng dữ dội trong quá trình rong kinh.
- Ra máu sau khi đã mãn kinh.
Trị rong kinh tại nhà cần lưu ý những gì?
Thông thường, khi chị em gặp phải tình trạng rong kinh sẽ tìm đến các bài thuốc dân gian để khắc phục, do ngại phải đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp với tình trạng rong kinh nhẹ. Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi áp dụng phương pháp điều trị tại nhà:
- Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị rong kinh chỉ được áp dụng nếu bạn không rơi vào những trường hợp cần tránh. Đặc biệt phụ nữ mang thai, hay sảy thai, những người đang mắc những bệnh lý phức tạp,…muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.
- Vì là phương pháp dân gian nên hiệu quả sẽ chậm hơn so với các phương pháp điều trị khác. Do đó, bạn phải kiên trì thực hiện, không bỏ cuộc để thu được kết quả tốt nhất.
- Không lạm dụng hoặc sử dụng kết hợp nhiều nguyên liệu mà chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Trên đây là 10+ cách trị rong kinh tại nhà an toàn và hiệu quả từ các bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo. Trường hợp bạn đang rong kinh nặng, mất nhiều máu và có hiện tượng suy nhược cơ thể mỗi kỳ hành kinh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!