Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Giải Pháp Điều Trị

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng phổ biến ở bệnh trĩ ngoại có thể gây khó và chịu đau đớn. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Búi trĩ bị hoại tử
Tắc mạch trĩ ngoại gây khó chịu và đau đớn nghiêm trọng

Trĩ ngoại tắc mạch là gì?

Trĩ ngoại tắc mạch là tình trạng tắc nghẽn bên trong tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Điều này gây sưng, viêm và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ huyết khối.

Tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại có thể gây đau đớn và khó chịu. So với các giai đoạn đầu, tình trạng này tương đối nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại tắc mạch

Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại. Tình trạng này thường liên quan đến một số nguyên nhân như:

Cách điều trị bệnh trĩ tắc mạch
Chế độ ăn uống không phù hợp có thể góp phần gây trĩ ngoại tắc mạch
  • Không điều trị trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại nếu không được điều trị phù hợp có thể gây tổn thương và giãn các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này có thể tăng nguy cơ tắc mạch trĩ và bệnh trĩ ngoại huyết khối.
  • Mang thai: Bà bầu bị trĩ có thể xuất hiện các dấu hiệu trĩ ngoại tắc mạch ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi thai nhi phát triển có thể chèn ép lên xương chậu, các tĩnh mạch ở trực tràng và gây tắc mạch bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay, ít chất xơ, trái cây và rau củ quả có thể gây kích thích các búi trĩ và gây tắc mạch.
  • Béo phì: Người thừa cân béo phì thường có nguy cơ trĩ ngoại cao. Nguyên nhân thường có liên quan đến trọng lượng cơ thể chèn ép lên các mạch máu, máu trĩ, gây tổn thương, gây ra bệnh trĩ chảy máu hoặc tình trạng tắc nghẽn.
  • Nâng vật nặng: Mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh có thể gây áp lực lên hậu môn và búi trĩ. Tình trạng này khiến các tĩnh mạch ở búi trĩ vỡ ra, hình thành cục máu đông và gây tắc mạch bệnh trĩ ngoại.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại tắc mạch

Bệnh trĩ ngoại tắc mạch có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh trĩ thông thường, nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu thường bao gồm:

điều trị trĩ ngoại tắc mạch
Đau khi đi đại tiện là dấu hiệu phổ biến khi bị tắc mạch búi trĩ ngoại
  • Viêm và sưng: Đây là dấu hiệu nhận thấy khối máu đông được hình thành bên trong búi trĩ và gây tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này gây áp lên lực thành búi trĩ dẫn đến viêm sưng búi trĩ và căng da khu vực hậu môn.
  • Thay đổi màu sắc búi trĩ: Ứ đọng máu bên trong tĩnh mạch trĩ có thể khiến búi trĩ căng phồng và chuyển sang màu tím, tím bầm hoặc xanh. Người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường và có hình dạng như một khối cao su nhỏ.
  • Đau và có cảm giác nóng rát: Đây là dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ ngoại Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu ở hậu môn khi thực hiện các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày như ngồi, đứng, đi bộ hoặc đi đại tiện.
  • Ngứa: Tắc mạch trĩ ngoại có thể khiến vùng hậu môn sưng phồng lên. Điều này khiến hậu môn tiếp xúc với nhiều không khí dẫn đến tình trạng quá khô hoặc quá ẩm và tăng khả năng nhiễm khuẩn. Những yếu tố này dẫn đến ngứa dữ dội ở gần hậu môn.
  • Bệnh trĩ chảy máu: Chảy máu  xảy ra khi tĩnh mạch trĩ bị ma sát từ một nhu động ruột. Điều này dẫn đến áp lực lên các mạch máu trĩ ngoại và gây chảy máu.

Các triệu chứng tắc mạch trĩ ngoại phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kích thước của búi trĩ. Do đó, các triệu chứng có thể không giống nhau ở các đối tượng bệnh.

Bệnh trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại tắc mạch không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Hoại tử: Tình trạng tắc mạch có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể và dẫn đến hoại tử các mô liên quan.
  • Nhiễm trùng huyết: Thường liên quan đến tình trạng bệnh trĩ chảy máu khiến vi khuẩn xâm nhập vài đường huyết và gây nhiễm trùng.
  • Hình thành khối máu đông trong động mạch: Trong một số trường hợp, các cục máu đông có thể di chuyển trở lại dòng máu. Điều này có thể dẫn đến tắc mạch ở các bộ phận khác và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

Giải pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tắc mạch

Điều trị tình trạng tắc mạch trĩ ngoại phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh. Các biện pháp điều trị thường bao gồm:

1. Biện pháp xử lý tại nhà

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tắc mạch trĩ ngoại  tại nhà. Một số phương pháp phổ biến có thể bao gồm:

Mổ trĩ ngoại tắc mạch
Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ ngoại
  • Ngâm nước ấm: Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng kích ứng và làm giảm quá trình viêm ở búi trĩ. Người bệnh nên ngồi trong nước ấm từ 15 – 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, sau khi ngâm nước ấm, hay lau nhẹ hậu môn bằng khăn sạch và mềm để tránh kích ứng.
  • Sử dụng các chất làm mềm phân: Tắc mạch trĩ ngoại có thể gây chảy máu và đau đớn trong quá trình đại tiện. Do đó, việc làm mềm phân là điều cần thiết để hạn chế các tổn thương và tránh tình trạng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sử dụng chất làm mềm phân cũng hỗ trợ cải thiện các triệu táo bón hiệu quả.
  • Không nên gãi hoặc ma sát: Tình trạng ngứa và kích ứng có thể khiến người bệnh muốn gãi. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình gây trầy xước và tổn thương các tĩnh mạch trĩ. Do đó, để tránh các biến chứng người bệnh nên hạn chế gãi và tác động lên khu vực bệnh.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần cải thiện các triệu chứng trĩ ngoại. Người bệnh cần thêm nhiều chất ở và chất lỏng vào chế độ ăn uống để làm mềm phân, hạn chế ảnh hưởng đến thành mạch. Điều này có thể ngăn ngừa bệnh trĩ tắc mạch tái phát.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Một số loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại. Thuốc thường có tác dụng chống phù nề, chống viêm, sưng, ngứa và hỗ trợ giảm đau.

2. Phẫu thuật trĩ ngoại tắc mạch

Phương pháp điều trị nhanh nhất và hiệu quả nhất cho tình trạng tắc mạch trĩ ngoại là phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Thắt dây cao su: Đây là một thủ thuật sử dụng một dải cao su đặc biệt quấn quanh gốc tĩnh mạch của búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ tự rơi sau vài ngày và giúp các mạch máu lưu thông.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Búi trĩ ngoại sẽ được loại bỏ thông qua cắt bỏ búi trĩ. Thuật này này được thực hiện khi người bệnh được gây tê hoặc gây mê toàn thân.
Trĩ ngoại tắc mạch
Phẫu thuật là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để điều trị tình trạng tắc mạch trĩ ngoại

Phòng ngừa biến chứng trĩ ngoại tắc mạch

Tình trang tắc mạch trĩ ngoại có thể dẫn đến đau đớn nghiêm trọng và gây một số biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể hạn chế ảnh hưởng của các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng bằng cách:

  • Vệ sinh đúng cách: Điều quan trọng là giữ cho khu vực trĩ ngoại sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm gây ra tình trạng tắc mạch. Nếu nhận thấy tình trạng chảy máu hoặc chất nhầy, người bệnh cần làm sạch hậu môn ngay lập tức.
  • Hạn chế vận động: Giảm các hoạt động mạnh có thể gây chảy máu và kích thích các búi trĩ. Các bài tập thể thao vận động mạng như gym có thể kích thích búi trĩ và gây chảy máu nghiêm trọng.
  • Không sử dụng các chất kích thích: Như rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích khác. Bên canh đó kiêng sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng hệ thống tiêu hóa như thức ăn dầu mỡ và đồ ăn cay.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết: Lượng nước cần thiết cho mỗi ngày khác nhau, tuy nhiên bệnh nhân trĩ thường được khuyến cáo uống 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Trĩ ngoại tắc mạch là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần được điều trị để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều rất quan trọng là người bệnh nên chú ý các triệu chứng và đến bệnh viêm để được điều trị phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *