Khám dạ dày không cần nội soi khi nào? Có chuẩn xác?

Khám dạ dày không cần nội soi được thực hiện với những trường hợp chống chỉ định với nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng. Các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có thăm khám lâm sàng, chụp X-Quang cản quang, siêu âm, test hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,…

Khám dạ dày không cần nội soi
Khi nào nên thực hiện các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi?

Khi nào nên khám dạ dày không cần nội soi?

Nội soi dạ dày (nội soi thực quản – dạ dày- tá tràng) là thủ thuật chẩn đoán và điều trị các vấn đề ở đường tiêu hóa trên. Thủ thuật này giúp bác sĩ quan sát rõ tình trạng niêm mạc tiêu hóa, sinh thiết mô tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và xác định nguy cơ ác tính tế bào (ung thư).

Nội soi được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán – điều trị có giá trị nhất đối với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này không hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng.

Các trường hợp chống chỉ định với nội soi dạ dày:

Đã từng có một hành trình dài chữa viêm loét HP vô cùng gian nan và tưởng chừng như mất niềm tin vào cuộc sống, cô Đồng Thị Tâm đã cải thiện tình trạng của mình sau 45 ngày và dứt hẳn bệnh sau 3 tháng >> XEM CHI TIẾT
  • Suy tim
  • Suy hô hấp
  • Cao huyết áp chưa được kiểm soát
  • Mắc các bệnh lý ở thực quản (dùng thuốc gây hẹp thực quản, bỏng thực quản do hóa chất) có nguy cơ thủng cao khi nội soi
  • Phồng giãn động mạch chủ
  • Bụng chướng hơi nhiều, cổ trướng to
  • Khó thở
  • Gù vẹo cột sống
  • Bùng phát cơn nhồi máu cơ tim mới
  • Ho nhiều
  • Mới ăn no
  • Túi thừa Zenker (túi chứa dịch xuất hiện ở niêm mạc thực quản)

Thủ thuật nội soi dạ dày chống chỉ định tương đối với:

  • Huyết áp thấp <90/ 60 mmHg
  • Người bị tâm thần không phối hợp được
  • Người cao tuổi có sức khỏe yếu và suy nhược

Đối với những trường hợp chống chỉ định với nội soi dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu các biện pháp khám dạ dày không can thiệp nội soi.

Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi

Có khá nhiều phương pháp khám dạ dày không cần nội soi. Bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật phù hợp với từng trường hợp tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý. Dưới đây là các phương khám thăm khám dạ dày không can thiệp nội soi phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

1. Thăm khám lâm sàng

Các bệnh lý ở dạ dày, hành tá tràng và thực quản đều phát sinh các triệu chứng cơ năng. Vì vậy đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thu thập triệu chứng lâm sàng. Thực tế qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ khoanh vùng những khả năng mà bạn có thể gặp phải.

khám dạ dày ko cần nội soi
Thăm khám triệu chứng được thực hiện trước khi can thiệp các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố sau để khoanh vùng bệnh lý bạn có nguy cơ mắc phải:

  • Vị trí, mức độ và thời điểm cơn đau bùng phát
  • Các triệu chứng đi kèm (buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,…)
  • Một số triệu chứng thứ phát (hôi miệng, sâu răng và viêm họng thường do trào ngược thực quản, cơ thể gầy yếu, xanh xao và sụt cân thường do viêm loét dạ dày – tá tràng,….)

Thực tế cho thấy, các triệu chứng ở dạ dày tương đối đa dạng. Ở một số trường hợp, triệu chứng không có tính điển hình cao và rất khó để xác định nguyên nhân. Vì vậy sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp khám dạ dày không cần nội soi khác.

2. Chụp X-Quang cản quang

Chụp X-Quang cản quang là một trong những thủ thuật chẩn đoán phổ biến. Phương pháp này được thực hiện bằng cách uống chất cản quang (chất tương phản hòa tan/ dung dịch barit) nhằm giúp cấu trúc giải phẫu của cơ quan tiêu hóa hiển thị rõ rệt qua hình ảnh được ghi lại từ tia X.

Hình ảnh từ X-Quang cản quang giúp bác sĩ xác định ổ viêm loét, phát hiện khối u và giải phẫu cấu trúc ống tiêu hóa bất thường. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi,… Đồng thời giúp xác định viêm loét, hẹp môn vị, khối u ở dạ dày – tá tràng và một số vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, chụp X-Quang cản quang có một số hạn chế như không thể xác định vi khuẩn Hp và không phát hiện được các vị trí viêm/ loét có kích thước nhỏ hơn 6mm. Vì vậy sau khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số biện pháp bổ sung khác.

3. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân được thực hiện nhằm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori. Thông thường, vi khuẩn này sinh sống và tồn tại ở thành dạ dày. Tuy nhiên, một lượng nhỏ vi khuẩn có đi di chuyển cùng với thức ăn xuống đường ruột và được đào thải qua phân. Ngoài ra, phân cũng có thể chứa kháng nguyên (tế bào miễn dịch có khả năng đối kháng với xoắn khuẩn Helicobacter pylori).

Khám dạ dày không cần nội soi
Xét nghiệm phân được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp

Trong trường hợp không có kháng nguyên, bác sĩ buộc phải thực hiện miễn dịch hóa phát quang hoặc miễn dịch huỳnh quang để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, thủ thuật này gây bất tiện trong quá trình lấy bệnh phẩm và mất nhiều thời gian đợi kết quả.

4. Xét nghiệm máu tìm kháng thể Hp

Khi nhiễm vi khuẩn Helicobactere pylori, hệ miễn dịch có xu hướng sản sinh tế bào miễn dịch đối kháng với vi khuẩn (kháng nguyên). Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định kháng nguyên tương ứng với loại xoắn khuẩn này. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm này không thật sự phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

Thực tế cho thấy, trẻ em và những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm có thể không xuất hiện kháng thể ngay cả khi nhiễm vi khuẩn trong một thời gian dài. Hơn nữa, người từng nhiễm Hp và đã điều trị dứt điểm vẫn có kháng nguyên trong máu. Chính vì vậy, xét nghiệm máu tìm kháng thể Hp chỉ được thực hiện bổ sung bên cạnh các thủ thuật chẩn đoán chính.

5. Test hơi thở

Test hơi thở là thủ thuật chẩn đoán vi khuẩn Hp đơn giản, dễ thực hiện và không hề gây cảm giác khó chịu như nội soi. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng viên uống/ dung dịch chứa phân tử carbon đồng vị C13 hoặc C14.

Với người nhiễm vi khuẩn Hp, hơi thở thường chứa men urease. Men urease có khả năng thủy phân urea trong viên uống/ dung dịch thành khí carbonic và amoniac. Sau 15 phút, cần tiến hành thổi hơi vào dụng cụ test hơi thở và đợi kết quả.

Khám dạ dày không cần nội soi
Test hơi thở giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp mà không cần nội soi dạ dày

Phương pháp test hơi thở cho kết quả nhanh chóng, không xâm lấn, không gây ra cảm giác khó chịu hay buồn nôn như nội soi dạ dày. Hơn nữa, kết quả của phương pháp này có độ chuẩn xác cao và có thể thực hiện cho cả trẻ nhỏ.

Trước khi test hơi thở, cần nhịn ăn và tránh dùng các loại thức uống có tính acid/ bazo trong ít nhất 4 – 6 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ được thực hiện khi ngưng thuốc kháng axit ít nhất 2 tuần và thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần.

6. Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện nhằm tầm soát ung thư, xác định xuất huyết dạ dày, viêm thực quản, sung huyết tá tràng, sa dạ dày cấp tính, polyp dạ dày, phì đại dạ dày,… Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh tại ống tiêu hóa và dị vật trong dạ dày.

Tuy nhiên, phương pháp siêu âm không thể xác định nguy cơ ác tính hóa của tế bào cũng như sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong niêm mạc dạ dày. Vì vậy trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi sau khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán này.

7. Xét nghiệm gastrin

Xét nghiệm gastrin thường được thực hiện đối với những trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng Zollinger-Ellison (xuất hiện nhiều u gastrin ở tá tràng, tụy,… khiến dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị). Hội chứng này kéo dài còn có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa khác.

Khám dạ dày không cần nội soi
Xét nghiệm gastrin là một trong những phương pháp khám dạ dày không cần nội soi phổ biến

Xét nghiệm gastrin được thực hiện bằng xét nghiệm máu. Trước khi thực hiện, cần nhịn ăn trong 12 giờ và không uống rượu trong vòng 24 giờ trước khi lấy máu. Ngoài ra, cần ngưng tất cả các loại thuốc tăng độ pH trong lòng dạ dày và thuốc ức chế tiết axit trước khi xét nghiệm gastrin.

Tăng gastrin (> 100pg/ ml) là dấu hiệu của hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra, chỉ số gastrin trong máu tăng còn có thể là biểu hiện của hẹp môn vị, ung thư dạ dày, tăng sản các tế bào G ở niêm mạc hang vị và một số bệnh lý nội khoa khác.

8. Xét nghiệm pepsinogen I, II

Xét nghiệm pepsinogen I, II được thực hiện để sàng lọc và chẩn đoán khối u ác tính ở dạ dày. Kỹ thuật này được chỉ định khi xuất hiện các triệu chứng sớm của ung thư như mệt mỏi, đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa liên tục, ợ hơi, thiếu máu, người xanh xao, sụt cân, ăn không ngon,…

Chỉ số pepsinogen ở người khỏe mạnh dao động trong khoảng 70ng/ ml và pepsinogen II là 7.5ng/ ml. Thực tế cho thấy, chỉ số này không có sự thay đổi ở người bị viêm loét dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, viêm trợt dạ dày,… Trong khi đó, chỉ số này có xu hướng tăng lên đáng kể ở người bị ung thư.

9. Chụp cắt lớp dạ dày

Chụp CT (cắt lớp) dạ dày là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh giúp phát hiện các vấn đề ở thành dạ dày, xác định vị trí, kích thước của túi thừa và khối u (bao gồm cả khối u ác tính). Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được thực hiện đối với những trường hợp bị thủng dạ dày không thể can thiệp các kỹ thuật chẩn đoán khác.

Tương tự như chụp X-Quang, bạn cần sử dụng thuốc cản quang trước khi chụp cắt lớp dạ dày và cần tránh mang trang sức, đeo đồ kim loại khi thực hiện kỹ thuật này.

Khám dạ dày không cần nội soi chuẩn xác không?

Các phương khám khám dạ dày không cần nội soi tương đối chuẩn xác, quy trình thực hiện đơn giản và hầu như không gây đau rát, buồn nôn hay khó chịu. Tuy nhiên các phương pháp này có một số mặt hạn chế như không thể tiến hành sinh thiết mô nhằm xác định nguy cơ ác tính hóa tế bào.

Khám dạ dày không cần nội soi
Trong trường hợp có chỉ định, nên thực hiện nội soi để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị

Hơn nữa, hầu hết các kỹ thuật khám dạ dày thông thường đều không thể xử lý được các tình trạng cấp cứu như xuất huyết tiêu hóa, cắt polyp và lấy dị vật trong thực quản, dạ dày. Do đó, nếu không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định, bạn nên can thiệp nội soi trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù nội soi có thể gây buồn nôn, khó chịu và đau rát nhưng kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát rõ tình trạng niêm mạc cơ quan tiêu hóa, kịp thời xử lý các vấn đề bất thường và có thể sinh thiết mô khi cần thiết. Hiện nay ngoài nội soi truyền thống (qua đường miệng), bạn cũng có thể nội soi qua đường mũi, nội soi dạ dày gây mê hoặc nội soi bằng viên nang để hạn chế các triệu chứng khó chịu trong và sau khi thực hiện.

Bài viết đã tổng hợp các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý nhưng các phương pháp này hầu như không thể hỗ trợ cho quá trình điều trị. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, nên can thiệp nội soi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

VTV2 giới thiệu bài thuốc giải quyết mọi vấn đề về dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *