Đau khi quan hệ do đâu? Bình thường hay bệnh?
Nội dung bài viết
Đau khi quan hệ tình dục là tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến cả nữ giới và nam giới. Đôi khi cơn đau có thể là dấu hiệu của một số tình trạng y tế cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
Đau khi quan hệ có bình thường không?
Đau khi quan hệ tình dục là tình trạng phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ, tuy nhiên tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả nam giới. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong khu vực sinh dục, bao gồm:
- Bên trong và xung quanh bộ phận sinh dục
- Ở khu vực mở của âm đạo
- Khu vực đáy chậu, là các mô mềm ở giữa âm đạo và hậu môn
- Dọc theo thân dương vật
Theo các chuyên gia, một số phụ nữ và cả nam giới có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn nhẹ trong lần đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp đau khi quan hệ tình dục là điều không bình thường và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở khu vực sinh dục.
Do đó, nếu thường xuyên đau khi quan hệ tình dục, bạn nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
Đau khi quan hệ tình dục nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau khu vực sinh dục khi quan hệ tình dục ở nam và nữ giới. Cụ thể, các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Thiếu chất bôi trơn
Khi bị kích thích tình dục, cơ thể sẽ tiết ra một chất bôi trơn tự nhiên để làm bôi trơn và hỗ trợ các hoạt động tình dục. Tuy nhiên, nếu hưng phấn tình dục thấp hoặc khi bạn tiến hành quan hệ tình dục quá nhanh mà không làm nóng cơ thể, dương vật và âm đạo có thể tăng cường ma sát và gây đau.
Ma sát trong hoạt động tình dục có thể dẫn đến các tổn thương ở âm đạo và thân dương vật. Điều này dẫn đến các cơn đau và khó chịu trong quá trình quan hệ. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ quan sinh dục và gây viêm.
2. Quan hệ tình dục thô bạo
Thông thương thâm nhập tình dục quá mạnh mẽ, thô bạo có thể dẫn đến đau rát, khó chịu bên trong âm đạo và xung quanh âm hộ. Ma sát và áp lực khi quan hệ có thể khiến các mô nhạy cảm bị viêm và gây đau đớn khi quan hệ.
Đối với nam giới, thời gian quan hệ kéo dài hoặc tiến hành thâm nhập quá mạnh mẽ có thể gây kích ứng các mô xung quanh thân dương vật và dẫn đến các cơn đau.
Bên cạnh đó, nếu bạn tình sử dụng ngón tay hoặc các dụng cụ tình dục khi quan hệ, điều này có thể dẫn đến ma sát và kích thích khi quan hệ. Điều này có thể gây đau hoặc khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ thuộc vào chất liệu dụng cụ tình dục, bạn có thể cần sử dụng chất bôi trơn để giảm ma sát và cải thiện quá trình quan hệ. Bên cạnh đó, không sử dụng các dụng cụ tình dục có kích thước quá lớn hoặc hình dạng kỳ lạ, điều này có thể gây tổn thương âm đạo.
3. Phản ứng dị ứng
Một số phản ứng dị ứng với bao cao su latex, chất bôi trơn hoặc dụng dục tình dục có thể dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu và đau khi quan hệ tình dục.
4. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Đau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ có thể là dấu hiệu nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia hoặc mụn rộp sinh dục.
Một số người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Đau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là ở phụ nữ
- Đau rát khi đi tiểu
- Tiết dịch bất thường ở dương vật
- Nóng rát hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục
- Dịch âm đạo bất thường hoặc chảy máu âm đạo bất thường
- Viêm sưng hoặc lở loét ở bộ phận sinh dục
Nhiễm trùng các bệnh lý lây qua đường tình dục cần được điều trị để tránh lây nhiễm cho người khác và các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn và cảm thấy đau ở bộ phận sinh dục, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
5. Nhiễm trùng nấm men
Đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men, đặc biệt nấm Candida. Tình trạng này xảy ra khi có sự mất cân bằng vi khuẩn ở âm đạo. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
- Đau khi đi tiểu
- Ngứa rát ở bộ phận sinh dục
- Đỏ xung quanh bộ phận sinh dục
- Đau khi quan hệ
- Tiết dịch âm đạo bất thường (ở nữ giới)
- Tiết chất dịch màu trắng, đặc dưới bao quy đầu hoặc ở các nếp gấp da và có mùi khó chịu (ở nam giới)
Nhiễm trùng nấm men nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống nấm tại chỗ như Ecazole nitrat, Miconazole nitrat và Clotrimazole. Thuốc được sử dụng ở khu vực nhiễm nấm trong 7 – 21 ngày.
Bên cạnh đó, giữ vệ sinh khu vực sinh dục bằng nước ấm và mặc quần lót bằng vải cotton có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
6. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, tuy nhiên đôi khi một số loại virus và nấm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang ở đường tiết niệu dưới và ít khi gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên.
Nếu nhiễm trùng đường tiểu gây ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Nóng rát khi đi tiểu
- Tăng tần suất đi tiểu nhưng không có nhiều nước tiểu
- Có nhu cầu đi tiểu gấp
- Nước tiểu đục hoặc có chứa máu
- Nước tiểu có mùi mạnh
- Đau vùng chậu ở phụ nữ và đau trực tràng ở nam giới
Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau ở lưng trên
- Ớn lánh
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
Nhiễm trùng đường tiết niệu cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và các triệu chứng liên quan, tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống nấm.
Nguyên nhân đau khi quan hệ chỉ ảnh hưởng đến nữ giới
Có một số nguyên nhân gây đau khi quan hệ chỉ xuất hiện ở nữ giới, bao gồm:
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng viêm ở âm đạo, có thể dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch âm đạo, ngứa và đau rát. Nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo là mất cân bằng vi khuẩn ở âm đạo hoặc do nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh cũng có thể gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo được phân loại theo nguyên nhân, cụ thể bao gồm:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn, là tình trạng xảy ra khi môi trường vi khuẩn ở âm đạo bị mất cân bằng
- Nhiễm trùng nấm men, thường được gây ra bởi sự gia tăng của một số loại nấm men được gọi là nấm Candida
- Nhiễm Trichomonas, là tình trạng nhiễm ký sinh trùng lây lan qua đường tình dục
Viêm âm đạo có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu như:
- Thay đổi màu sắc, số lượng và tính chất huyết trắng
- Ngứa hoặc kích thích âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đi tiểu ra máu
- Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Ở phụ nữ mang thai, viêm âm đạo liên quan đến trichomonas có liên quan đến việc sinh non và trẻ nhẹ cân.
Do đó, nhận thấy các triệu chứng viêm âm đạo, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Viêm âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc và các biện pháp cải thiện tại nhà. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung phát triển bên trong khoang tử cung. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, niêm mạc ruột và các mô lót bên ngoài xương chậu.
Các triệu chứng và dấu hiệu lạc nội mạc tử cung có thể không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Một số người có thể gặp các triệu chứng nhẹ trong khi một số khác có thể gặp các dấu hiệu nghiêm trọng.
Đau khi quan hệ tình dục và đau vùng chậu là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất. Bên cạnh đó, đôi khi các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Đau bụng kinh
- Đau bụng dưới trước và trong chu kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt
- Khô âm đạo
- Khó chịu khi đi tiêu
- Đau lưng dưới
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau như ibuprofen
- Liệu pháp hormone có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa sự phát triển của nội mạc tử cung
- Thuốc tránh thai nội tiết có thể giảm đau hiệu quả và cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng khác
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự tăng trưởng lành tính không u thư ở tử cung của phụ nữ. Đôi khi các khối u này có thể phát triển lớn, gây đau bụng dữ dội và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể không gặp bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào cả.
Các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng phổ biến của u xơ tử cung có thể bao gồm:
- Chảy máu nặng giữa chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm xuất hiện các cục máu đông
- Đau vùng xương chậu hoặc đau ở lưng dưới
- Đau bụng kinh dữ dội
- Đau khi quan hệ tình dục
- Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường
- Có áp lực hoặc có cảm giác đầy hơi ở bụng dưới
U xơ tử cung được điều trị dựa trên độ tuổi của người bệnh, kích thước khối u xơ và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Cụ thể các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc điều chỉnh hormone
- Thuốc kiểm soát chảy máu và giảm đau
- Phẫu thuật loại bỏ khối u nang
4. Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng của cơ quan sinh sản nữ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan ở bụng dưới bao gồm các ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung.
Viêm vùng chậu thường có liên quan đến các loại vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo thời gian, các loại vi khuẩn này có thể di chuyển đến các cơ quan ở vùng chậu và gây viêm. Viêm vùng chậu có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, nếu nhiễm trùng lây lan vào máu.
Đau khi quan hệ và đau bụng dưới là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh viêm vùng chậu. Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Đau bụng trên
- Sốt
- Đi tiểu đau
- Chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Tăng dịch tiết âm đạo và có mùi hôi
Bệnh viêm vùng chậu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.
Nguyên nhân gây đau khi quan hệ chỉ ảnh hưởng đến nam giới
Mặc dù đau khi quan hệ tình dục không phổ biến ở nam giới khi so với nữ giới, tuy nhiên một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến các triệu chứng này. Cụ thể, các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Xuất tinh chậm
Một số nam giới có thể gặp khó khăn khi xuất tinh hoặc đạt cực khoái khi quan hệ tình dục. Điều này có thể dẫn đến đau đớn và khu vực sinh dục do ma sát nhiều và xâm nhập trong thời gian dài.
Để cải thiện tình trạng này, nam giới có thể tăng cường sử dụng các chất bôi trơn khi quan hệ tình dục và cố gắng tập trung vào cảm giác cực khoái để hỗ trợ quá trình xuất tinh.
Bên cạnh đó, đôi khi nam giới có thể đề nghị bạn tình quan hệ tình dục bằng miệng để hỗ trợ kích thích ở dương vật và kích thích xuất tinh.
2. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến tình trạng đau khi quan hệ tình dục, xuất tinh đau hoặc chậm xuất tinh ở nam giới. Hầu hết các trường hợp viêm tuyến tiền liệt có liên quan đến vi khuẩn, tuy nhiên một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân.
Các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt thường bắt đầu nhẹ và tăng dần theo thời gian. Cụ thể, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau khi quan hệ tình dục thâm nhập
- Đi tiểu liên tục
- Đau rát khi đi tiểu
- Khó tiểu
- Có cảm giác không thể làm sạch bàng quang
- Đau ở lưng dưới, bụng dưới hoặc đau ở giữa tinh hoàn và hậu môn
- Xuất tinh đau
Viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến nhiễm trùng mãn tính và một số rủi ro không mong muốn. Do đó, điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một đợt kháng sinh dài hơn để tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ có thể chỉ định xoa bóp tuyến tiền liệt để thoát dịch mủ gây viêm. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn các biện pháp xử lý cụ thể.
3. Bệnh Peyronie
Bệnh Peyronie là tình trạng dương vật bị uốn cong bất thường khi cương cứng. Tình trạng này tương đối hiếm gặp và có thể dẫn đến hình thành các mô sẹo, mô xơ ở bên dưới da dương vật khi cương cứng trong các hoạt động tình dục. Điều này có thể gây đau khi quan hệ ở nam giới.
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh bệnh Peyronie có thể xuất hiện đột ngột hoặc thay đổi theo thời gian. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:
- Hình thành sẹo ở dương vật, khi sờ có thể cảm thấy các mô cứng hoặc cảm nhận được cục u ở thân dương vật
- Rối loạn cương dương, khiến nam giới gặp khó khăn khi cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng
- Rút ngắn kích thước dương vật
- Để cải thiện các triệu chứng bệnh Peyronie, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:
- Sử dụng thuốc để cải thiện độ cong khi cương cứng
- Thủ thuật ít xâm lấn phá hủy các mô sẹo
- Phẫu thuật chỉnh hình dương vật
Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
4. Các vấn đề về bao quy đầu
Bao quy đầu là một lớp mô mỏng bao phủ đầu dương vật. Một số nam giới có thể gặp các vấn đề ở dương vật và dẫn đến các cơn đau khi quan hệ tình dục. Các vấn đề phổ biến ở bao quy đầu có thể bao gồm:
- Hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến khó khăn khi di chuyển dương vật và có thể là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không thể kéo đầu dương vật lại vị trí bình thường.
- Sưng mô bao quy đầu có thể dẫn đến sưng dương vật hoặc hạn chế lượng máu lưu thông đến dương vật. Điều này có thể gây đau đớn và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Nhiễm trùng bao quy đầu có thể dẫn đến hình thành các đốm trắng nhỏ xung quanh bao quy đầu và tiết chất dịch màu trắng, có mùi hôi ở đầu dương vật. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.
- Khô bao quy đầu có thể dẫn đến các cơn đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể dẫn đến kích ứng, co thắt bao quy đầu và hình thành các chất thải như phô mai bên dưới bao quy đầu.
5. Cương dương kéo dài
Tình trạng cương cứng dương vật kéo dài có thể dẫn đến tình trạng đau trong và sau khi quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp tình trạng cương cứng có thể kéo dài hàng giờ mà không liên quan đến sự kích thích tình dục. Cương dương kéo dài không phải là tình trạng phổ biến, những có thể gây tổn thương các mô dương vật do duy trì sự cương dương.
Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, khiến máu không thể thoát khỏi dương vật. Do đó, nếu gặp tình trạng dương vật kéo dài, nam giới nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị rút máu từ dương vật kết hợp sử dụng thuốc để giúp máu thoát khỏi dương vật.
Hầu hết các trường hợp, quan hệ tình dục không nên gây đau đớn. Do đó, nếu cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân có thể gây đau đớn khi quan hệ tình dục và đề nghị biện pháp xử lý phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!