Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Tốt hay xấu?

Khi bị đau dạ dày có thể ăn khoai lang được không? Người bệnh nên bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn khoai lang với liều lượng vừa đủ và đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Khoai lang là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh đau dạ dày rất tốt
Đau dạ dày ăn khoai lang được không khi hàm lượng dinh dưỡng trong khoai rất dồi dào

Người bị đau dạ dày có ăn khoai lang được không?

Đau dạ dày là dấu hiệu cảnh báo sự tổn thương của lớp niêm mạc ở bên trong cơ quan này. Bệnh thường xảy ra khi dạ dày bị các tác nhân gây hại tấn công như vi khuẩn, acid dịch vị dạ dày, yếu tố ngoại nhân,… Khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ có dấu hiệu đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ ở bụng kèm theo các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu,…

Đau dạ dày là một dạng rối loạn chức năng đường ruột thường gặp. Nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc và can thiệp đúng cách sẽ khiến vùng tổn thương ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, từ đó dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Hình thành chế độ ăn uống khoa học khi bị đau dạ dày là một trong những phương pháp có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Lúc này, người bệnh hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng giảm co thắt, đẩy lùi phản ứng viêm,bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và giảm đau hiệu quả.

Khoai lang là thực phẩm rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, chúng được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Theo Đông y, khoai lang là thực phẩm có tính bình và vị ngọt, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu viêm, lợi mật, bồi bổ cơ thể,…

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần chính của khoai lang chiếm đến 70% là tinh bột, ngoài ra trong khoai lang còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu khác như chất xơ, canxi, protein, vitamin, β-caroten, potassium,…

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tim mạch, giúp nhuận tràng, ổn định huyết áp và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong khoai lang còn có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị đau dạ dày với các công dụng sau đây:

  • Tinh bột trong khoai khi đi vào dạ dày sẽ tạo nên lớp màng nhầy bao bọc trên lớp niêm mạc để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của dịch vị acid tiêu hóa.
  • Với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang còn có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày, từ đó giúp duy trì nồng độ pH tại cơ quan này ở mức độ ổn định.
  • Hàm lượng β-caroten trong khoai lang hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi phản ứng viêm, giảm đau và bảo vệ dạ dày khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Thành phần vitamin đa dạng trong loại thực phẩm này còn có khả năng bảo vệ và làm lành các tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm loét chuyển biến nặng hơn và phục hồi chức năng của cơ quan này. Đồng thời, vitamin B6 trong khoai còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn rất tốt.
  • Hàm lượng magie trong khoai lang còn có khả năng chống căng thẳng thần kinh rất tốt, nếu bạn sử dụng nhiều sẽ ngăn chặn được các cơn đau dạ dày do stress kéo dài gây ra.
Hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong khoai lang còn có khả năng bồi bổ cơ thể
Hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong khoai lang còn có khả năng bồi bổ cơ thể

Với những lý do trên thì ta thấy được, người đau dạ dày nên bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn duy trì thói quen ăn 100 gram mỗi ngày còn có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn bằng cách tăng nhu động ruột, phòng chống nguy cơ táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Cách chế biến khoai lang tốt cho người bị đau dạ dày

Khoai lang là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa và có khả năng cải thiện tình trạng đau dạ dày khá tốt. Vì vậy, mỗi khi cơn đau dạ dày tái phát người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon để dùng như khoai lang luộc, chè khoai lang, canh khoai lang,…

Khoai lang luộc, hấp

Đây là cách chế biến khoai lang đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Người bệnh chỉ cần duy trì thói quen ăn khoảng 100 gram khoai lang luộc hoặc hấp mỗi ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày và tăng cường chức năng của cơ quan tiêu hóa. Dưới đây là cách chế biến khoai lang luộc và hấp bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu:

  • 1 – 2 củ khoai lang

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang hấp: Khoai lang đem đi rửa sạch với nước, dùng dao gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi cắt thành khúc ngắn. Cho khoai lang bào nồi hấp cách thủy cho đến khi chín.
  • Khoai lang luộc: Rửa sạch khoai lang cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải luộc cho đến khi chín. Khi luộc khoai lang bạn cần phải giữ nguyên phần vỏ để tránh làm mất đi dưỡng chất và vị ngọt tự nhiên của khoai.

Canh khoai lang nấu sườn

Nếu thấy ngấy với món khoai lang luộc thì bạn có thể chế biến thực phẩm này thành món canh để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Canh khoai lang nấu sườn sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng tính ngon miệng cho bữa ăn. Dưới đây là cách chế biến món canh khoai lang nấu sườn bạn có thể tham khảo:

Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Nấu canh khoai lang với sườn non để dùng trong bữa ăn hàng ngày

– Nguyên liệu:

  • 100 gram khoai lang
  • 500 gram sườn non
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và đất cát bám quanh. Vớt khoai lang ra để cho ráo nước, dùng dao gọt bỏ phần vỏ rồi thái miếng vừa ăn.
  • Sườn non đem đi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút cho thấm.
  • Tỏi lột bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi bằm nhuyễn. Cho tỏi băm và một ít dầu vào nồi phi thơm, sau đó cho sườn vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước vào.
  • Đun nước cho đến khi sôi lên thì vớt bớt phần bọt trên mặt, sau đó cho khoai lang vào và vặn nhỏ lửa lại.
  • Nấu cho đến khi khoai lang chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể cho vào canh một ít hành lá để làm tăng hương vị cho món ăn.

XEM THÊM: Chấm dứt đau dạ dày lâu năm với bài thuốc tích hợp hơn 30 THẢO DƯỢC tự nhiên 

Súp khoai lang

Súp khoai lang là món ăn loãng rất dễ tiêu hóa và tốt cho người đang gặp các vấn đề về dạ dày. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thì bạn có thể chế biến món ăn này để sử dụng theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai lang
  • 500 gram xương gà
  • 1/2 củ hành tây
  • 15 gram bơ
  • Tỏi, rau ngò
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Xương gà đem đi rửa sạch cho vào nồi cùng với 700ml nước. Bắc nồi lên bếp hầm trên lửa nhỏ cho đến khi xương chín nhừ và ngọt nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước hầm gà và bỏ xương.
  • Hành tây lột bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi thái hạt lựu. Khoai tây sau khi rửa sạch thì gọt bỏ vỏ rồi cắt miếng vuông vừa ăn. Tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Bắc nồi lên bếp, cho lượng bơ vào đun cho đến khi tan chảy thì cho thành tây và tỏi băm vào xào thơm. Sau đó đổ nước hầm gà và khoai lang đã sơ chế vào.
  • Đậy nắp nồi lại, đun cho đến khi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại. Khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi khoai lang chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc súp ra bát, cho một ít rau ngò vào để làm tăng hương vị cho món súp. Đợi cho đến khi súp bớt nóng thì có thể sử dụng.
Đau dạ dày ăn khoai lang được không? - Súp khoai lang là món ăn rất thích hợp sử dụng cho người bị đau dạ dày
Đau dạ dày ăn khoai lang được không? – Súp khoai lang là món ăn rất thích hợp sử dụng cho người bị đau dạ dày

Chè khoai lang đậu xanh

Chè khoai lang đậu xanh là món tráng miệng có vị ngọt bùi và mùi thơm tự nhiên nên được rất nhiều người yêu thích. Bạn có thể nấu chè khoai lang đậu xanh để sử dụng trong bữa ăn sáng hoặc bữa phụ để bổ sung năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ đẩy lùi cơn đau dạ dày khó chịu. Cách chế biến món chè khoai lang đậu xanh để sử dụng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

– Nguyên liệu:

  • 1 – 2 củ khoai lang
  • 50 gram đậu xanh
  • Nước cốt dừa
  • Bột dao
  • Đường

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang sau khi rửa sạch thì đem đi gọt bỏ rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn. Cho khoai lang vào trong nước chanh loãng ngâm để loại bỏ nhựa và khi nấu có màu trắng tự nhiên. Sau 15 phút thì vớt khoai lang ra rửa sạch lại với nước rồi để cho ráo.
  • Đậu xanh cho vào chậu ngâm với nước khoảng 2 tiếng cho nở đều, sau đó đãi bỏ phần vỏ rồi vớt ra để ráo. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vào cho ngập rồi bắc lên bếp đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Khi hạt đậu chín và nở đều thì cho khoai lang vào, đổ thêm nước rồi tiếp tục đun cho đến khi khoai chín nhừ. Sau đó cho đường, nước cốt dừa vào một ít bột dao vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Đừng bỏ qua: Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 chữa bệnh dạ dày CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH nhất hiện nay

Lưu ý khi ăn khoai lang dành cho người bị đau dạ dày

Khoai lang là thực phẩm có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa và có khả năng giảm đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải ăn khoai lang đúng cách và đúng liều lượng mới có thể mang lại hiệu quả tích cực. Khi ăn khoai lang để giảm đau dạ dày người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Buổi trưa là thời điểm thích hợp nhất để ăn khoai lang, đặc biệt là sau khi ăn trưa khoảng 1 tiếng. Chuyên gia cho biết, hàm lượng dưỡng chất bên trong khoai lang khi đi vào cơ thể thì phải cần từ 4 -5 tiếng mới có thể hấp thụ hết, nếu bạn sử dụng vào buổi chiều sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hấp thụ này nhờ sự tác động của ánh sáng mặt trời chiều.
  • Người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn khoai lang vào buổi tối. Đây là thời điểm cơ thể ít vận động nên dạ dày cũng hoạt động yếu hơn rất nhiều, nếu ăn khoai lang sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược, ợ chua và gây mất ngủ. Tối nhất là người bị đau dạ dày không nên tiêu thụ khoai lang sau 8h tối và những loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Cần nấu chín kỹ khoai lang trước khi ăn để tránh gây phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn
Cần nấu chín kỹ khoai lang trước khi ăn để tránh gây phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn
  • Cần nấu chín kỹ khoai lang trước khi dùng để tránh gây khó tiêu. Một số loại enzyme trong khoai lang nếu không được phân hủy bằng cách nấu chín kỹ, khi đi vào có thể gây ra triệu chứng đầy hơi, ợ chua và buồn nôn. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày tuyệt đối không được ăn khoai lang chưa nấu chín kỹ hoặc khoai lang sống để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Người bị đau dạ dày cũng không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói để tránh gây áp lực lên dạ dày và khiến cho các tổn thương ở lớp niêm mạc trở nên tồi tệ hơn. Hàm lượng đường và tinh bột trong khoai lang khi đi vào dạ dày sẽ kích thích tăng tiết dịch vị gây kích thích đến dạ dày dẫn đến sình hơi chướng bụng, ợ chua,…
  • Người bệnh nên sử dụng kết hợp khoai lang với nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm giàu protein khác. Điều này sẽ giúp bạn tạo cảm giác ngon miệng, đa dạng dưỡng chất bổ sung vào cơ thể, tăng khả năng hấp thụ và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
  • Chuyên gia cho biết, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn khoai lang với hàm lượng vừa phải để giảm đau. Tốt nhất hãy ăn từ 100 – 200 gram/ngày và duy trì 3 – 4 lần/tuần. Bạn có thể đa dạng cách chế biến món ăn từ khoai lang để chống ngấy. Tuyệt đối không nên ăn khoai lang quá 300 gram/ngày để tránh gây đầy hơi, ợ chua và ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.
  • Không ăn khoai lang bị hà và khoai lang có xuất hiện đốm đen để tránh gây hại cho chức năng gan. Hạn chế sử dụng quá nhiều khoai lang vì trong thực phẩm này có chứa rất nhiều oxalate, đây là tác nhân hình thanh nên sỏi thận canxi oxalate. Người bị tiểu đường và mắc các bệnh lý về thận cũng nên cẩn thận khi dùng khoai lang.
  • Khoai lang cũng là một loại lương thực nhưng bạn không nên ăn thay thế cho cơm trong bữa chính để tránh bị khó tiêu, tiêu chảy, nghẹn ứ cổ,… Khoai lang có kiêng kỵ với quả hồng, vì vậy người bệnh không sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Anh Trần Văn Thanh chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày, bạn có thể liên hệ đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Khoai lang là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng cho người bị đau dạ dày giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu tình trạng đau dạ dày xuất hiện với mức độ ngày càng nặng và tần suất thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *