11 cách chữa viêm họng tại nhà nhanh nhất – Cực đơn giản
Nội dung bài viết
Cùng với việc sử dụng thuốc thì bạn có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Các giải pháp tại nhà thường đơn giản, dễ thực hiện và có thể làm giảm nhanh các triệu chứng. Điển hình như đau rát họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng khi nhai nuốt, khàn tiếng…
11 cách chữa viêm họng tại nhà hiệu quả từ dân gian
Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm tại đường hô hấp trên rất phổ biến. Bệnh xảy ra do hại khuẩn hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc hầu họng và gây sưng viêm, đau nhức.
Người bệnh viêm họng thường sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng như ho, sốt nhẹ, đau nhức họng, người mệt mỏi, khàn tiếng… Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan trong việc điều trị thì tình trạng viêm họng có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng khó lường.
Song song với việc dùng thuốc thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là các giải pháp an toàn, dễ thực hiện và có khả năng đáp ứng tốt với các triệu chứng viêm họng.
Dưới đây là 10+ cách chữa viêm họng tại nhà được áp dụng phổ biến:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm trị viêm họng
Đây là giải pháp chữa bệnh viêm họng tại nhà đơn giản và rất dễ thực hiện. Việc súc miệng với nước muối ấm có thể giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus có hại. Đồng thời giúp loại bỏ dị nguyên, làm sạch và dịu niêm mạc họng.
Ngoài ra, nước muối ấm còn có khả năng cải thiện tình trạng sưng đau ở cổ họng. Cùng với đó nó còn có tác dụng làm loãng dịch đờm trong cổ họng, làm giảm ho, giảm nóng rát ở hầu họng.
Áp dụng mẹo chữa tại nhà này không dừng lại ở tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm họng. Mà nó còn giúp dự phòng tình trạng nhiễm trùng lây lan sang VA, amidan, thanh quản…
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1/2 thìa cafe muối đem hòa tan trong khoảng 300ml nước ấm
- Dùng nước muối ấm để súc miệng trong khoảng từ 1 – 3 phút
- Với mẹo chữa này bạn có thể áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày
- Trường hợp không thể tự pha nước muối ấm thì bạn có thể mua nước muối sinh lý dùng thay thế
2. Cách dùng mật ong chữa viêm họng tại nhà
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc mà bạn có thể tận dụng để giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng. Trong mật ong có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Điển hình nhất là polyphenol có khả năng bảo vệ tế bào. Nó sẽ giúp củng cố các tế bào ở niêm mạc họng, làm giảm nhiễm trùng và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.
Hơn nữa, mật ong còn chứa hàm lượng cao hoạt chất hydro peroxide. Hoạt chất này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ. Hydro peroxide được ghi nhận là có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, mật ong có tác dụng thúc đẩy tái tạo mô, hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương. Nhờ đó mà giúp cho các tổn thương ở niêm mạc họng chóng phục hồi. Ngoài ra còn giúp khắc phục các triệu chứng ho và đau rát họng, nhất là khi ăn uống.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 – 2 thìa cafe mật ong nguyên chất pha với 100ml nước ấm
- Uống từng ngụm nhỏ, tốt nhất hãy ngậm 1 vài phút trước khi nuốt
- Với cách này có thể duy trì đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trong 7 ngày liên tục
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngậm mật ong trực tiếp và từ từ nuốt mà không cần pha với nước ấm
3. Cách chữa viêm họng tại nhà bằng bài thuốc từ tỏi
Dùng tỏi chữa viêm họng cũng là một mẹo dân gian lành tính mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tỏi không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực mà còn được dùng làm vị thuốc chữa trị nhiều bệnh lý.
Theo phân tích từ các nguyên cứu, trong tỏi có chứa một lượng lớn Allicin. Đây là hoạt chất tự nhiên nhưng lại có khả năng hoạt động tương tự như một loại kháng sinh. Nó giúp chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, trong nguyên liệu này còn chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe khác. Ví dụ điển hình là s-allyl cysteine và diallyl disulfide. Nhờ đó mà có thể cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên. Đồng thời ức chế hoạt động của các loại virus, hại khuẩn gây nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi đem đi nướng khoảng từ 15 – 20 phút
- Sau đó lột sạch vỏ và dùng ăn trực tiếp
- Nên ăn 1 củ tỏi nướng/ ngày cho tới khi triệu chứng bệnh giảm hẳn
- Ngoài ra bạn có thể bổ sung tỏi để tăng hương vị cho các món ăn thường ngày
4. Mẹo dân gian chữa viêm họng bằng lá bạc hà
Lá bạc hà cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể chọn để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng tại nhà. Đây là mẹo dân gian rất đơn giản nhưng có thể tác động tích cực tới quá trình khắc phục bệnh.
Với hàm lượng menthol dồi dào, lá bạc hà được đánh giá là có thể giúp kháng viêm và làm giảm tình trạng đau họng. Menthol hoạt động bằng giúp thư giãn các dây thần kinh ở niêm mạc họng. Cùng với đó là làm gián đoạn việc truyền tín hiệu đau từ vị trí nhiễm trùng tới hệ thần kinh trung ương.
Bên cạnh đó thảo này còn chứa một lượng lớn axit rosmarinic. Nhờ đó mà có khả năng chống dị ứng cũng như hạn chế bùng phát cơn hen cấp. Do đó mẹo sử dụng lá bạc hà được cho là phù hợp với những người bị viêm họng do nhiễm virus hay do dị ứng thời tiết, nấm mốc và phấn hoa.
Có thể dùng lá bạc hà chữa viêm họng theo 2 cách sau:
– Cách 1:
- Chuẩn bị 10 lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi cho vào bình giữ nhiệt
- Thêm vào 300ml nước nóng rồi ủ khoảng 20 phút
- Chia đều làm 3 lần uống/ ngày khi nước trà còn ấm
– Cách 2:
- Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà ở dạng tươi
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
- Nhai trực tiếp lá bạc hà, nuốt từ từ phần nước và nhả bã
5. Cách dùng nghệ vàng chữa viêm họng tại nhà
Nghệ cũng là một nguyên liệu được dùng phổ biến với mục đích chữa các bệnh lý thường gặp. Ngoài việc hỗ trợ chữa lành tổn thương ngoài da thì nguyên liệu này còn được dùng phổ biến trong dân gian giúp điều trị bệnh viêm họng.
Hoạt chất curcumin dồi dào được tìm thấy trong củ nghệ vàng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nó có thể hỗ trợ làm giảm sưng viêm ở niêm mạc họng. Đồng thời ức chế hoạt động của các tác nhân gây viêm họng.
Hơn nữa, nhiều thành phần hoạt chất trong nghệ còn giúp thúc đẩy chữa lành tổn thương ở niêm mạc họng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan tỏa đến các cơ quan lân cận.
Có thể dùng nghệ chữa bệnh viêm họng theo 2 cách sau:
– Cách 1:
- Chuẩn bị 1 thìa cafe bột nghệ cùng với 1 ít muối ăn
- Cho 2 nguyên liệu vào 300ml nước ấm rồi khuấy cho tan
- Sử dụng nước này để súc miệng và cổ họng 2 lần/ ngày
– Cách 2:
- Cần chuẩn bị 1 nhánh nhỏ nghệ tươi đem rửa sạch
- Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi cho vào cối giã nát
- Thêm vào 1 – 2 thìa cafe mật ong nguyên chất rồi đem đi hấp cách thủy 20 phút
- Chắt lấy phần nước, uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần chỉ dùng tối đa 2 thìa cafe
6. Uống đủ nước giúp hỗ trợ điều trị viêm họng
Bổ sung đủ được cho cơ thể cũng là cách tốt để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm họng. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn không chỉ bị sưng đau cổ họng mà còn gặp phải các triệu chứng khô miệng, nóng rát và khó chịu.
Việc uống nước sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng và làm loãng dịch tiết hô hấp. Cùng với đó là cân bằng điện giải và bù lại lượng chất lỏng bị thất thoát do nhiễm trùng gây ra.
Thực tế cho thấy, uống nước còn giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng ho khan, ho có đờm. Ngoài ra còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch tự nhiên.
Tuy nhiên cần chú ý uống rải rác nhiều lần trong ngày. Không uống 1 lần quá nhiều nước hay chờ đến khi có cảm giác khát mới bắt đầu bổ sung nước. Bên cạnh nước lọc thông thường thì bạn có thể bổ sung thêm nước ép rau củ quả tươi.
7. Cách dùng gừng tươi chữa viêm họng tại nhà
Gừng tươi (sinh khương) là vị thuốc nam quen thuộc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay nồng, tính ấm và nhiều công dụng quý như giải cảm, giảm đau, trừ hàn…
Hơn nữa, hàm lượng cao các hoạt chất Gingerol và Cineol trong gừng còn rất hữu ích với quá trình điều trị bệnh viêm họng. Nó có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh mẽ. Hơn nữa còn giúp làm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng ho, sưng viêm, khó nuốt…
Có thể dùng gừng tươi chữa viêm họng theo 2 cách sau:
– Cách 1:
- Chuẩn bị vài ba lát gừng tươi cùng với 1 ít muối
- Đem ngậm trực tiếp cho tới khi gừng mất hết vị cay
- Với cách này có thể lặp lại đều đặn 3 – 5 lần/ ngày
– Cách 2:
- Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi và 4 thìa cafe mật ong nguyên chất
- Gừng đem rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng
- Cho vào nồi đun sôi cùng 300ml nước
- Tắt bếp để thêm 10 phút rồi cho mật ong vào khuấy đều
- Uống khi nước trà còn ấm, nên ăn luôn gừng để nâng cao hiệu quả điều trị
**Lưu ý: Cả gừng và mật ong đều có tính ấm. Vì vậy khi kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau thì bạn chỉ nên áp dụng 1 lần/ngày. Có thể sử dụng vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng gừng nếu bạn đang bị nhiệt hay lở loét miệng.
8. Cam thảo – Dược liệu chữa viêm họng hiệu quả
Cam thảo là một trong những vị thuốc quý được ứng dụng vào nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh. Ngoài khả năng khắc phục các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thì cam thảo còn được sử dụng để chữa viêm họng.
Phân tích từ các nghiên cứu dược lý hiện đại đã tìm thấy được lượng lớn axit glycyrrhizic có trong cam thảo. Hoạt chất này giúp ức chế hoạt động của các loại hại khuẩn, virus gây nhiễm trùng.
Đồng thời còn giúp kích thích phế quản sản sinh nhiều dịch tiết hô hấp mới hơn. Từ đó có thể hỗ trợ làm giảm độ đặc của đờm và đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa có trong vị thuốc này còn giúp nâng cao thể trạng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Có thể dùng cam thảo chữa viêm họng theo 2 cách sau:
– Cách 1:
- Chuẩn bị khoảng 5g cam thảo khô cho vào ấm giữ nhiệt
- Thêm vào 300ml nước sôi nóng và hãm khoảng 30 phút
- Dùng uống trực tiếp khi trà còn ấm
- Cỏ thể nhai phần bã rễ cam thảo để nâng cao hiệu quả điều trị
– Cách 2:
- Chuẩn bị 15g cam thảo nam, 15g rễ cây dâu, 10g lá bồng bồng
- Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc cùng 1 lít nước thu lấy phân nửa
- Bỏ phần bã, nước thuốc đem uống hết trong ngày
- Dùng 1 thang/ ngày đến khi các triệu chứng viêm họng giảm hẳn
9. Cách dùng vỏ quýt chữa viêm họng và ho kéo dài
Vỏ quýt hay còn được gọi là trần bì – vị thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các chứng bệnh đường hô hấp. Điển hình như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm amidan và cả chứng viêm họng.
Hoạt chất Limonene và alpha Terpinene dồi dào trong vỏ quýt có tác dụng làm tăng dịch tiết. Từ đó có thể giúp làm giảm độ đặc dính của đờm và khiến cho cơ thể giải phóng đờm ra bên ngoài được dễ dàng hơn.
Ngoài ra một số hợp chất tự nhiên có trong vỏ quýt còn giúp chống dị ứng và ức chế hoạt động của các tác nhân gây viêm họng. Ví dụ như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết. Dùng vỏ quýt chữa viêm họng có thể hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng ho kéo dài, khàn giọng, mất tiếng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 vỏ quýt cùng với 3 thìa cafe mật ong nguyên chất
- Rửa sạch vỏ quýt sau đó để ráo rồi bỏ vào chén
- Thêm mật ong vào và đem đi chưng cách thủy khoảng từ 15 – 20 phút
- Dùng khi còn ấm vào thời điểm sau các bữa ăn khoảng 40 – 60 phút
- Có thể thực hiện 2 lần/ ngày trong 7 ngày liên tục
- Khi dùng nên ăn hết cả phần nước lẫn phần cái để nhận được kết quả tốt nhất
10. Xông hơi với dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp chính là loại tinh dầu quen thuộc được chiết xuất từ cây bạch đàn. Có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ tiêu hóa hay da liễu.
Trong trường hợp bệnh viêm họng gây nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè và ho nhiều thì bạn có thể dùng dầu khuynh diệp để xông hơi. Cách này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở và hỗ trợ loại bỏ chất nhầy ứ đọng trong mũi họng.
Hơn nữa, trong tinh dầu khuynh diệp còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Nhiều nghiên cứu ghi nhận loại tinh dầu này có khả năng ức chế hoạt động của VRS – tác nhân chính gây cảm cúm, cảm lạnh hay viêm họng.
Cách thực hiện như sau:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho ra tô và cho 3 – 5 giọt dầu khuynh diệp vào
- Dùng nước này để xông hơi trong khoảng từ 15 – 20 phút
- Có thể kết hợp thoa tinh dầu khuynh diệp lên cổ để giữ ấm và giúp giảm ho
11. Chú ý vấn đề ăn uống và sinh hoạt
Ngoài các giải pháp điều trị nêu trên thì bạn cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho lành mạnh. Bởi đây là 2 yếu tố không chỉ tác động đến quá trình điều trị bệnh mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
– Về chế độ ăn uống:
- Nên ưu tiên thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt
- Tránh các loại đồ ăn khô cứng
- Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất
- Có thể ăn 1 hũ sữa chua/ ngày để hỗ trợ làm dịu cổ họng
- Bổ sung các loại thực phẩm và gia vị có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị
- Tránh dùng thức uống lạnh, rượu bia, thức uống có gas hay caffeine
- Uống nhiều nước, có thể dùng thêm trà mật ong, cam, chanh, bạc hà
– Về thói quen sinh hoạt:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là với vùng cổ
- Khi thời tiết lạnh khô có thể dùng máy tạo độ ẩm trong không gian sống và làm việc
- Tránh tắm nước lạnh, nói to, giao tiếp quá nhiều, hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá thụ động
- Cách ly với các chất dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, có thể sử dụng máy lọc không khí
- Vệ sinh tay bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn uống
- Tránh dùng chung các vật dụng sinh hoạt với người khác
Lưu ý khi chữa bệnh viêm họng tại nhà
Các cách chữa viêm họng tại nhà có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng họng lây lan rộng.
Tuy nhiên để nhận được kết quả điều trị tốt nhất, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Hầu hết các giải pháp tại nhà đều chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trong các trường hợp cần thiết, bạn nên dùng thuốc kết hợp chăm sóc đúng cách để tác động toàn diện đến quá trình điều trị bệnh.
- Các mẹo chữa tại nhà có tác dụng chậm. Vì vậy cần kiên trì thực hiện đều đặn trong ít nhất 5 – 7 ngày để có thể nhận thấy các cải thiện lâm sàng. Việc thiếu kiên trì có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời khiến bệnh kéo dài và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường khi áp dụng mẹo chữa viêm họng tại nhà thì cần ngừng lại ngay. Đồng thời nhanh chóng thông báo cho bác sĩ được biết để có cách xử lý kịp thời.
Bị viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số các trường hợp bị viêm họng có thể sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng và phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là trong trường hợp liên cầu khuẩn chính là tác nhân gây viêm nhiễm.
Lúc này, người bệnh buộc phải thăm khám để điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám nếu nhận thấy một số triệu chứng sau:
- Sốt cao hơn 38.5°C
- Buồn nôn hoặc có dấu hiệu nôn mửa
- Ớn lạnh, khó thở
- Nổi hạch ở cổ, khó nuốt
- Đau họng kéo dài hơn 1 tuần
- Đau nhức lan ra vùng tai cùng các cơ quan lân cận
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định mức độ bệnh cùng khả năng lây lan của nhiễm trùng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Chú ý tái khám nếu có lịch hẹn hay xong phác đồ mà bệnh chưa dứt hẳn.
Các cách chữa viêm họng tại nhà chỉ có thể hỗ trợ và đáp ứng tốt với trường hợp bệnh nhẹ. Bạn vẫn nên chủ động thăm khám khi cần thiết để điều trị bệnh triệt để. Đồng thời tránh gặp phải một số vấn đề rủi ro ngoại ý.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!