9+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả từ các thảo dược
Nội dung bài viết
Bên cạnh các phương pháp Tây y, bạn có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 9 cách điều trị viêm họng hạt tại nhà đơn giản nhất.
TOP 9+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà
Viêm họng hạt là tình trạng quá phát của viêm họng. Bệnh xảy ra khi niêm hầu họng bị viêm nhiễm liên tục, kéo dài. Điều này khiến các tế bào lympho làm việc quá độ, viêm nhiễm và phình to tạo thành các hạt. Viêm họng hạt thường gây ngứa rát ở cổ họng, nuốt vướng, sốt nhẹ, mệt mỏi, nghẹn, hơi thở có mùi…
Không giống như viêm họng cấp, viêm họng hạt rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tiến triển thành mãn tính và tái phát nhiều lần. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định, bạn nên kết hợp với một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà để đẩy lùi triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Một số cách chữa viêm họng hạt đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, bao gồm:
Súc miệng với nước muối
Từ xa xưa, muối đã được sử dụng như một phương thức để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong muối có các thành phần chủ yếu là natri clorua (NaCl) có thể chế ngự sự phát triển của nhiều loại virus gây bệnh.
Hơn nữa, nước muối sẽ làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn. Nhờ đó mà phương pháp có thể diệt khuẩn, tiêu viêm và làm dịu các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.
Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp loại bỏ các mảng thức ăn bị mắc kẹt giữa răng và các chất kích thích trong cổ họng như bụi, phấn hoa, lông chó mèo… Tình trạng viêm nướu và hôi hôi miệng cũng không còn nữa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200ml nước ấm
- Sau đó cho vào 1 muỗng cà phê muối và khuấy đều
- Súc miệng trong cổ họng của bạn khoảng 30 giây rồi nhổ nước ra.
- Lặp lại quá trình cho tới khi bạn súc hết cốc nước muối đã pha.
- Nên chải răng trước khi áp dụng và thực hiện mẹo chữa này 2 – 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng trà gừng
Gừng không đơn thuần là loại gia vị thông thường mà còn là vị thuốc Nam quý có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, sinh khương (gừng tươi) có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế. Có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, giải độc, tiêu đờm.
Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra hoạt chất gingerol trong gừng có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Từ đó bảo vệ và phục hồi các mô niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy, sử dụng trà gừng chữa viêm họng hạt giúp làm giảm ho, long đờm, loại bỏ mùi hôi khó chịu do hiện tượng nhiễm trùng mãn tính gây ra.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi sau đó xắt thành từng lát mỏng.
- Mang gừng hãm với 250ml nước sôi trong 5 – 7 phút.
- Cho thêm mật ong hoặc đường phèn để tăng thêm hương vị, đồng thời làm giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.
- Đổ nước trà ra cốc cho bớt nóng sau đó nhấp từng ngụm nhỏ cho trà thấm vào trong niêm mạc.
- Trà gừng có tính nóng nên người bệnh áp dụng 2 – 3 lần/ tuần là điều độ.
Chữa viêm họng hạt tại nhà dứt điểm bằng bài thuốc thảo dược
Việc sử dụng cây thuốc nam riêng lẻ chỉ có tác dụng giảm triệu chứng ho, ngứa họng khó chịu. Để trị viêm họng hạt tận gốc, người bệnh nên dùng một bài thuốc có sự kết hợp thảo dược phong phú.
Thanh hầu bổ phế thang chính là một trong những bài thuốc chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất hiện nay nhờ được bào chế từ gần 30 vị thuốc nam, bao gồm: Tang diệp, Tang ký sinh, Kha tử, Sơn trà, Quất hồng bì, Bạch cương tàm, Phật thủ, Hạnh nhân, Bạch nghệ, Tân chỉ, Tiền hồ, Cát cánh cùng một số dược liệu bí truyền khác cho công dụng:
- Đặc trị viêm nhiễm, triệt tiêu hoàn toàn triệu chứng bệnh: Giúp phục hồi chức năng của ngũ tạng, loại bỏ nhiễm trùng, các hạt trong họng và các triệu chứng ho kéo dài dai dẳng, sưng viêm, đau rát…
- Điều dưỡng, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng: Điều hòa cơ thể, tăng cường khả năng thải độc của gan, thận. Đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch trong công cuộc ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại ngoài môi trường.
Đặc biệt, các thảo dược được dùng trong Thanh hầu bổ phế thang đều được trồng và thu hái từ vườn biệt dược theo tiểu chuẩn GACP – WHO. Quá trình sơ chế và bảo quản được thực hiện trong một quy trình khép kín với công nghệ cao, đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Do đó, thành phần của bài thuốc sẽ đạt được dược chất tốt nhất và cho hiệu quả cao trong điều trị. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người bệnh sử dụng do dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao.
Chanh mật ong chữa viêm họng hạt
Sử dụng chanh và mật ong là mẹo chữa viêm họng hạt được áp dụng khá phổ biến. Bởi trong mật ong có chứa một hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dồi. Hỗ trợ cơ thể ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp, giảm ho và làm dịu niêm mạc. Trong khi đó, chanh tươi chứa acid citric – một hoạt chất có khả năng loại bỏ dịch đờm, đánh bay mùi hôi miệng do vi khuẩn gây ra.
Bổ sung mật ong và chanh vào danh sách chữa viêm họng hạt tại nhà để kiểm soát hiện tượng nhiễm trùng và rút ngắn thời gian điều trị.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Hòa 2 – 3 thìa mật ong với nước cốt chanh. Sau đó cho thêm khoảng 250ml nước ấm và khuấy đều. Uống từng ngụm nhỏ để làm giảm triệu chứng đau rát do viêm họng gây ra.
- Cách 2: Rửa sạch 1 quả chanh tươi rồi cắt lát nhỏ. Cho 5 – 7 thìa mật ong vào ướp trong 3 – 4 tiếng. Sau đó ngậm trực tiếp sẽ thấy giảm ho, khàn tiếng, đau rát cổ họng rất hiệu quả.
Cách điều trị viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà nó còn được sử dụng như một vị thuốc để điều trị bệnh cảm cúm, viêm nhiễm, tim mạch…
Theo nghiên cứu, cứ 100g tỏi có chứa 33g carbohydrates, 6,36g protein, 150g calo và các dưỡng chất như canxi, kali, magie và vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) … Những hoạt chất này có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, vi nấm có hại trong khoang miệng.
Đồng thời giúp cải hiện sức khỏe và nâng cao chức năng hệ miễn dịch. Do đó, tỏi là bài thuốc nam hữu hiệu để chữa viêm họng, ho, sốt, viêm amidan, cảm cúm…
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bóc sạch vỏ 1 tép tỏi, thái thành lát mỏng sau đó ngậm trực tiếp cho tới khi tỏi hết vị cay nồng để thành phần tỏi thẩm thấu vào trong niêm mạc. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 3 – 4 ngày.
- Cách 2: Bóc sạch vỏ 5 – 7 củ tỏi, đập dập vào cho vào ngâm với mật ong trong một hũ thủy tinh. Chờ khoảng 15 – 20 ngày khi tỏi ngả sang màu vàng nghệ là có thể đem ra sử dụng. Mỗi lần ngậm 1 – 2 tép tỏi. Ngày dùng 2 lần vào sáng và tối sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
- Cách 3: Xông hơi với tỏi tươi. Đun sôi một nồi nước nóng, cho tỏi đã đập dập vào cùng và đổ ra bát tô. Lấy khăn sạch trùm kín đầu để hơi nước nóng từ từ bốc lên mặt, mũi, đi sâu vào cổ họng. Chú ý khoảng cách từ bát nước đến mặt để tránh bị bỏng. Hơi nước chứa tinh chất từ tỏi sẽ giúp làm dịu niêm mạc mũi, cổ họng, hỗ trợ dẫn lưu dịch, làm loãng đờm và ức chế nhiễm trùng.
Bạc hà chữa viêm họng hiệu quả
Bạc hà chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin A, C, canxi, sắt, kali… Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc còn có khả năng nâng cao sức đề kháng tự nhiên. Ngoài ra, hoạt chất acid rosmarinic trong loại thảo dược này còn có khả năng chống viêm và đẩy lùi tình trạng ngứa, rát cổ họng.
Bên cạnh đó, thành phần chính tạo nên hương thơm đặc trưng của bạc hà là methol còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm, loại bỏ mùi hôi trong miệng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Xông hơi mũi với lá bạc hà giúp giảm viêm niêm mạc cổ họng, kháng khuẩn và làm dịu hiện tượng nhiễm trùng. Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch để ráo nước. Sau đó đun sôi 1 lít nước và cho bạc hà vào. Tiếp tục đun thêm 3 phút và đổ nước ra bát. Dùng khăn trùm đầu xông hơi trong 10 phút.
- Cách 2: Các bạn có thể pha chế trà bạc hà để làm sạch đờm vầ loại bỏ vi khuẩn. Cách làm cũng vô cùng đơn giản. Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi và để ráo nước. Đem bạc hà giã nát nhẹ và hãm với nước sôi trong 7 – 10 phút. Có thể thêm 1 ít mật ong vào và uống từng ngụm nhỏ. Áp dụng biện pháp này thường xuyên giúp làm sạch ổ viêm đường hô hấp, giảm đau rát cổ họng, nghẹt mũi và ho khan kéo dài.
Bài thuốc từ cây lược vàng
Cây lược vàng có tên khoa học là Callisia frangrans, thuộc họ thài lài. Theo các nghiên cứu, hoạt chất flanovoid cùng với các steroid và khoáng chất vi lượng mang đến tác dụng an thần, giảm đau, chống viêm, hoạt huyết làm lành vết thương, trị các bệnh về đường hô hấp trên, hen suyễn… hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Đem lá lược vàng tươi đi rửa sạch rồi thái nhỏ. Khi ăn cho vài hạt muối vào lá gói lại như miếng trầu. Nhai từ từ trong miệng để nước lá và muối thấm vào thành họng, sau đó nhả bã. Nên sử dụng 2 lần/ ngày trong vòng 1 tuần có thể chữa được bệnh viêm họng mạn tính.
- Cách 2: Chọn vài lá lược vàng còn nguyên vẹn, không bị sâu đục mang đi rửa sạch rồi cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt hòa chung với vài thìa giấm chuối để uống mỗi ngày. Nên áp dụng trong 5 ngày liên tiếp, sau đó ngưng 5 ngày rồi lại uống tiếp. Thực hiện kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng viêm họng hạt giảm rõ rệt.
Cây rẻ quạt trị viêm họng hạt mãn tính
Rẻ quạt có tên khoa học là Belamcandasinensis, thuộc họ Lay ơn. Trong Đông y, xạ can (rẻ quạt) vị đắng, tính ấm, vào hai kinh Túc quyết âm Can và Thủ thái âm Phế. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chủ trị các bệnh ho khan, ho có đờm, yết hầu sưng nghẽn…
Cách thực hiện:
- Cách 1: Hái 1 nắm lá cây rẻ quạt, rửa sạch hết bụi bẩn và cát đất bám trên lá rồi để ráo nước. Sau đó đem giã nát, cho thêm 1 chút nước lọc, để lắng cặn rồi chắt lấy nước cốt uống. Thực hiện ngày 2 – 3 lần sẽ thấy những triệu chứng của bệnh viêm họng như đau rát, ho có đờm… biến mất.
- Cách 2: Lấy củ rẻ quạt đem nướng chín cùng 15g muối. Sau đó cho rẻ quạt và muối vào lọ thủy tinh đậy kín. Dùng hỗn hợp này để ngậm ngày 2 – 3 lần. Người bệnh có thể nhai và nuốt cả bã nếu muốn.
- Cách 3: Sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác. Rẻ quạt (4g), kinh giới (16g), kim ngân (12g), huyền sâm (12g), sinh địa (12g); bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi vị (8g). Sắc với 1,5 lít nước, đun cho tới khi nước cạn còn khoảng 200ml thì dừng lại. Uống trong ngày, 2 lần vào sáng và tối. Mỗi ngày chỉ dùng một thang.
Lá xương sông
Xương sông là loài cây dùng làm gia vị và làm thuốc thuộc họ Cúc. Lá có mùi hơi hăng của dầu, khá đặc trưng không giống các loại rau thơm khác, thường được dùng làm gia vị hoặc nấu canh. Tuy nhiên, chính thành phần chứa tinh dầu (0,24%) và các hoạt chất Methol (94,96%) nên lá xương sông còn là vị thuốc quý để trị cảm sốt, ho, viêm họng hạt, mề đay, xương khớp…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 5 – 10 lá xương sông và 30ml giấm ăn.
- Lá xương sông rửa sạch để ráo nước.
- Đem đập dập nhẹ cho ra tinh dầu rồi nhúng vào giấm.
- Ngậm lá xương sông đã nhúng giấm trọng miệng khoảng 5 phút, nuốt nước sau đó nhổ bã.
- Thực hiện mỗi ngày 3 lần cho tới khi khỏi bệnh.
- Thường chỉ sau 5 ngày là bệnh đã thuyên giảm rõ rệt.
Mẹo chữa viêm họng hạt với hoa đu đủ đực
Trị viêm họng hạt bằng hoa đu đủ đực vốn được cha ông ta tin dùng từ xa xưa. Theo quan điểm của Đông y, loài hoa này có tình hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc và tiêu viêm.
Còn theo y học hiện đại, trong hoa đu đực có chứa các hoạt chất như beta-carontene, phenol, acid gallic… có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Chính vì vậy, các bài thuốc từ hoa đu đủ đực rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm amidan…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị hoa đu đủ đực (15g), lá hẹ (15g), hạt chanh (10g) và 2 thìa cà phê mật ong
- Hoa đu đủ đực và lá hẹ đem rửa sạch rồi nghiền nát cùng với hạt chanh.
- Sau đó hòa cùng 30ml nước ấm, thêm mật ong, khuấy đều và đem uống.
- Các bạn cũng có thể thay thế mật ong bằng đường phèn, hiệu quả bài thuốc không thay đổi.
Lưu ý khi chữa viêm họng hạt tại nhà
Viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Dùng thuốc nam chữa viêm họng là phương pháp an toàn lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc nam và các biện pháp dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có nhiều biến chứng… Đối với người bị viêm họng hạt tái phát lại nhiều lần, kéo dài hơn 7 ngày kèm theo các triệu chứng đau rát, mất tiếng… cần đi thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Thuốc nam tuy an toàn nhưng tác dụng chậm, cần thời gian để thẩm thấu. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định mới thấy các chuyển biến tích cực.
- Nếu người bệnh đang sử dụng cả thuốc tây để điều trị, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên kết hợp cả thuốc nam hay không. Tránh trường hợp thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của nhau, phản tác dụng, gây biến chứng nguy hiểm…
- Hiệu quả của thuốc nam phụ thuộc nhiều vào mức độ hấp thụ và thích nghi của cơ địa của mỗi người
Có thể nói, các cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể làm giảm triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh. Tuy nhiên những mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ và ngăn ngừa triệu chứng. Các bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo phác đồ cụ thể để chữa bệnh dứt điểm.
Đồng thời cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!