7 Cách Chữa Trị Sổ Mũi Hiệu Quả Nhanh Chóng Tại Nhà
Nội dung bài viết
Chúng ta có rất nhiều cách chữa trị sổ mũi tại nhà áp dụng theo những mẹo dân gian vô cùng hiệu quả. Không chỉ giúp làm sạch đường thở, thông thoáng mũi mà còn hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh từ căn nguyên. Dưới đây là 7 cách chữa trị sổ mũi tại nhà đơn giản mà bạn có thể vận dụng.
7 cách chữa trị sổ mũi nhanh chóng tại nhà
Dịch mũi là một hiện tượng rất tự nhiên với mục đích giữ độ ẩm thích hợp cho màng mũi, đồng thời bảo vệ mũi trước sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn. Tuy nhiên, việc chất nhầy dịch mũi tiết ra quá nhiều một cách bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sổ mũi, nghẹt mũi. Do cấu trúc thông trực tiếp với khoang họng, dịch mũi có thể chảy ngược vào vòm họng gây đờm, từ đó dẫn đến ho.
Sổ mũi thường đi kèm những biểu hiện nặng như sốt cao, ho, khó thở,… người bệnh được khuyên nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp sổ mũi nhẹ do cảm lạnh, cảm cúm thông thường, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây để kiểm soát tính trạng bệnh nhanh chóng ngay tại nhà.
Sử dụng hơi nóng
Uống nước nóng hay xông hơi đều là biện pháp sử dụng hơi nóng của nước giúp cải thiện tình trạng sổ mũi hiệu quả. Bởi hơi nóng của nước có khả năng giúp kích thích các dây thần kinh của khoang mũi và miệng, từ đó giúp làm dịu cảm giác đau rát ở cổ họng.
Ngoài ra, nước nóng cũng có khả năng làm loãng đờm và tống dịch nhầy ra ngoài hiệu quả hơn. Người bệnh có thể sử dụng nước nóng để uống thành từng ngụm nhỏ, uống chậm để hơi nước có thể lan khắp các xoang.
Ngoài cách uống nước nóng để cải thiện tình trạng sổ mũi, người bệnh cũng có thể dùng biện pháp xông hơi bằng cách lấy 1 tô nước nóng để cách mặt một khoảng và hít lấy hơi nước bốc lên. Hơi nước đi qua mũi đến họng giúp làm sạch và ấm đường thở, có thể cho thêm một số tinh dầu bạch đàn để tăng độ thư giãn và kháng khuẩn hiệu quả.
Uống trà gừng chữa trị sổ mũi
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra công dụng của gừng trong hỗ trợ điều trị bệnh sổ mũi. Tuy nhiên, theo dân gian lưu truyền bài thuốc sử dụng gừng cay để chữa sổ mũi rất hiệu quả, bởi trong gừng có vị ấm, tính cay nồng có khả năng làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở người bệnh.
Bởi vậy muốn làm giảm tình trạng sổ mũi, người ta có thể sử dụng 1 – 2 cốc trà gừng uống mỗi ngày. Thực hiện đơn giản theo các bước:
- Gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ thái thành lát mỏng.
- Đem 2 -3 lát gừng bỏ vào nước sôi hãm khoảng 5 phút.
- Có thể thêm một ít đường phèn hoặc mật ong để tăng công dụng.
Sử dụng chanh mật ong
Từ lâu, chanh đã được biết đến với hàm lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa, có khả năng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống viêm và ngăn nhiễm lạnh. Ngoài ra, chanh còn có công dụng giúp điều trị bệnh sổ mũi, viêm xoang rất hiệu quả.
Mật ong có tính ấm, giúp chống viêm, tiêu sưng, ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn tốt. Sử dụng hỗn hợp này có thể đẩy lùi nhanh tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi:
- Lấy ½ quả chanh vắt nước, pha cùng với 1 cốc nước ấm.
- Thêm 1 thìa mật ong và uống chậm rãi để tinh chất ngấm từ từ vào niêm mạc.
- Uống 2 -3 lần trong ngày để cảm nhận hiệu quả.
Lưu ý: Trong chanh có chứa nhiều axit, bởi vậy người bệnh không nên lạm dụng sử dụng nước chanh với nồng độ cao để phòng trường hợp gây rát họng.
Cách chữa trị sổ mũi với muối và baking soda
Người bệnh cũng có thể chữa sổ mũi bằng cách sử dụng nước muối và baking soda. Trong muối có chứa những hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch mũi, họng, loại bỏ chất nhờn và ngăn ngừa viêm nhiễm ở mũi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị muối (3g), baking soda (1g), nước ấm (240ml), 1 chai xịt
- Cho muối, baking soda đem khuấy đều trong nước ấm cho tan hết
- Cho dung dịch vào bình xịt và dùng để xịt hoặc nhỏ vào trong khoang mũi
- Sử dụng 3 -4 lần/ ngày.
Lưu ý: Biện pháp này giúp làm giảm tình trạng viêm mũi, tuy nhiên không nên quá lạm dụng bởi sẽ gây phản tác dụng.
Dùng hành, tỏi điều trị
Theo các nghiên cứu khoa học, trong hành tây, hành tím, tỏi có chứa nhiều tinh chất có khả năng đẩy lùi chứng sổ mũi mà không gây những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Những hoạt chất này có công dụng giúp làm sạch khoang mũi, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, tăng cường tiết dịch nhầy và tống ra khỏi mũi, từ đó cải thiện đường thở.
Cách thực hiện:
- Hành, tỏi đem cắt nhỏ hoặc giã nát
- Sử dụng khăn mỏng buộc kín hỗn hợp lại rồi đưa lên mũi ngửi
- Hoặc có thể sử dụng bỏ vào bát nước nóng để ngửi giống như phương pháp xông hơi
- Thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Chườm khăn ấm lên mặt
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sổ mũi thường do tình trạng bị lạnh gây nên, bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn ấm để đắp lên mặt khoảng vài phút để giúp làm lưu thông khí huyết, làm ấm các hốc xoang, từ đó cải thiện chứng sổ mũi. Cách thực hiện đơn giản theo các bước sau:
- Nhúng một chiếc khăn vào nước có độ ấm vừa phải
- Vắt khăn thật sạch nước và đảm bảo khăn vẫn đủ ấm
- Trùm khăn lên mặt và giữ nguyên tư thế khoảng 2 – 3 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để giảm triệu chứng bệnh.
Lưu ý: Biện pháp này không nên áp dụng khi khăn quá nóng, bởi nó có thể gây nên bỏng da mặt, kích ứng da mặt, kích ứng niêm mạc mũi và họng gây ho và đau nhiều hơn.
Áp dụng phương pháp bấm huyệt
Theo phương pháp Y học cổ truyền, để làm giảm tình trạng sổ mũi người bệnh có thể bấm các huyệt xung quanh mũi. Thực hiện bấm huyệt nghinh hương nằm ở phía 2 bên cánh mũi, sử dụng 2 đầu ngón tay trỏ để ấn mạnh vào huyệt. Với biện pháp bấm huyệt để làm giảm sổ mũi, nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp hít thở trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp bấm huyệt, người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin về một số huyệt đạo trên mặt hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để có thể thực hiện một cách chính xác, đem lại hiệu quả điều trị.
Khi nào bị sổ mũi nên đến gặp bác sĩ?
Việc áp dụng một số mẹo nhỏ chữa trị sổ mũi tại nhà chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ trong những ngày đầu khi mới bị bệnh. Nếu cảm thấy hiện tượng sổ mũi không thuyên giảm khi đã thử những biện pháp trên hoặc triệu chứng càng trở nặng, người bệnh nên nhanh chóng tới bác sĩ thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị hợp lý nhất.
- Bị sổ mũi trên 3 ngày, có kèm sốt cao trên 38 độ và chân tay đau nhức
- Đau mỏi cơ, buồn nôn hoặc nôn, ho dữ dội
- Chán ăn, cân nặng suy giảm
- Sổ mũi liên tục và không đỡ
- Khó thở, ngạt mũi nhiều
- Nghi ngờ có dị vật ở bên trong mũi.
Trên đây là một số cách chữa trị sổ mũi hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà để điều trị tình trạng sổ mũi dai dẳng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần hết sức lưu ý cân nhắc về mức độ phù hợp trước khi sử dụng những phương pháp này. Ngoài ra, ngay khi cảm nhận thấy những triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng và điều trị sớm tránh những biến chứng về sau.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!